Thông tin truyện
Không Gia Đình Chương 7 : Một tay chủ Tác giả : Hector Malot Quốc gia : Pháp Thể loại : Văn học nước ngoài Số chương : 17 Người dịch : đang cập nhật
Đọc truyện
Serve 1
Tuy tất cả những gì quanh tôi đều làm tôi ghê tởm, nhưng tôi vẫn mở to mắt để nhìn xung quanh, hầu như quên hoàn cảnh nghiêm trọng của chúng tôi. Càng tiến sâu vào Paris, tôi càng thấy ít những gì đáp ứng được hy vọng hão huyền của tôi. Rõ ràng là Paris không bằng Bordeaux rồi. Sau khi đi thật lâu trong một phố lớn với đầy những cửa hàng to, đẹp, cụ Vitalis rẽ sang phải và ngay sau đó, chúng tôi tới một khu hoàn toàn nghèo khổ. Ở đây, những ngôi nhà cao và đen hầu như chạm vào nhau ở trên cao, một con suối không đóng băng chảy giữa lòng phố, và chẳng đếm xỉa gì đến làn nước hôi thối cuộn trong đó, một đám người đông nghịt cứ dẫn bộ trên vỉa hè nhầy nhụa. Chưa bao giờ tôi trông thấy những khuôn mặt xanh xao đến như thế, cũng chưa bao giờ tôi trông thấy bọn trẻ con cứ đi qua đi lại giữa.những người bộ hành một cách táo tợn đến như thế. Trong các quán rượu, mà quán rượu thì rất nhiều, có những người đàn ông và đàn bà đứng uống trước những quầy rượu bằng thiếc, vừa uống vừa la lối om xòm. Tại góc một ngôi nhà, tôi đọc thấy tên phố Lourcine. Cụ Vitalis nhẹ nhàng tách những nhóm người làm vướng lối đi của cụ ra, còn tôi cố theo sát cụ, chỉ sợ lạc mất cụ. Sau khi qua một cái sân lớn và một lối đi, chúng tôi tới một nơi như một loại giếng tối tăm và xanh ngăn ngắt chắc hẳn mặt trời không bao giờ chiếu tới. Nơi này trông còn thậm tệ và đáng sợ hơn tất cả những gì tôi đã trông thấy cho tới lúc ấy. - Garifoli có nhà không? Cụ Vitalis hỏi một người đàn ông đang cầm giẻ lau lên tường dưới ánh sáng của một cái đèn. - Tôi không biết, ông lên mà xem. - Garifoli là tay chủ mà ông đã nói với cháu đấy... Cụ bảo tôi... Hắn ở đây. Con phố, cái nhà đều không phải là những thứ có khả năng nâng lòng hăng hái của người ta lên. Vậy thì tay chủ như thế nào đây? Cầu thang lên bốn tầng. Tới gần cửa, chúng tôi nghe thấy một tiếng vụt gọn, rồi một tiếng nữa, tiếp ngay sau đó là một tiếng kêu đến xé ruột. Một giọng đàn ông, giọng ngọt ngào đầu lưỡi, nói một vài tiếng gì đó. Cụ Vitalis xông vào gian phòng và giật khỏi tay người đàn ông kia, chẳng phải ai khác chính là Garifoli, một cái roi mà tay này đang dùng để đánh một đứa bé cởi trần. Chúng tôi ở trong một nơi giống như vựa thóc lớn, ở giữa là một khoảng rộng có một lũ trẻ con, chung quanh kê độ mười cái giường. Tường và trần màu gì không thể định nghĩa nổi. Trên đường đi vào, tôi thấy một đứa bé ngồi trơ trọi trong một góc. Gương mặt nó thể hiện cả nỗi đau đớn và dịu hiền đến sâu sắc. Người ta không thể nào không nhìn nó, bởi vì ở nó có một nét quyến rũ toát ra từ đôi mắt đẫm lệ... Nhưng tôi trở lại chú ý đến chủ tôi. Cụ khoanh hai tay đứng trước mặt Garifoli. Tất cả xảy ra quá nhanh khiến Garifoli ngạc nhiên mất một lúc. - Thật là nhục nhã!... Cụ Vitalis kêu lên... Đúng, thật nhục khi hành hạ trẻ con như vậy! - Việc gì cụ dây vào? Garifoli nói. - Việc mà liên quan đến cảnh sát ấy. - Cảnh sát? Garifoli kêu lên. - Phải! Chủ tôi trả lời không để tay chủ kia làm cho e dè sợ sệt. - Vitalis, nghe này!... Thằng cha đó sau một thoáng e dè, đã bình tĩnh trở lại, nói với một giọng chế giễu... Đừng có dọa tôi! Dọa tôi là tôi sẽ tuôn chuyện ra đấy. Nếu như tôi nhắc lại cái điều mà tôi biết, nếu như tôi nói ra chỉ một cái tên thôi thì ai sẽ là người phải lo giấu giếm nỗi nhục nhã của mình nào? Chủ tôi im, không trả lời được. Nỗi nhục nhã của cụ? Tôi sửng sốt. Tôi chưa kịp hết ngạc nhiên thì cụ đã nắm tay tôi lôi ra cầu thang. Cụ Vitalis cứ đi, không nói câu gì chừng nào chúng tôi còn ở trong phố đông người. Nhưng tới một phố nhỏ vắng vẻ, cụ ngồi xuống một cái cột mốc, đưa tay lên trán nhiều lần, ở cụ đó là dấu hiệu của sự lúng túng. - Nghe theo lòng hào hiệp là tốt, có lẽ thế... Cụ như nói với chính mình... Nhưng chính vì thế, ta mới phải ra vỉa hè Paris mà trong túi không một đồng xu... Con có đói không? - Suốt từ lúc cụ cho cháu mẩu bánh mì sáng nay cháu đã ăn gì đâu. - Thế thì cháu tội nghiệp của ta ơi, tối nay cháu phải nhịn đói mà đi ngủ thôi. Lúc này đã về khuya, trời càng lúc càng buốt giá, gió bấc thổi về mỗ lúc một mạnh hơn. Đêm nay sẽ gay go đây. Cụ Vitalis run lên. Trời tuy lạnh mà tay cụ nóng bỏng, người cụ co giật từng hồi. - Cụ ốm rồi! Tôi nói. - Ông sợ thế thật. Đáng lẽ lúc này ông phải có một cái giường ấm, một bữa cơm tối no nê trong một căn buồng có lửa sưởi. Nhưng tất cả những cái đó chỉ là giấc mơ thôi! Giờ ta sẽ làm thế này nhé. Khi nào ta gặp cảnh sát, ta sẽ để họ đưa về đồn vậy. Ông không muốn điều đó, nhưng ông càng không muốn để con chết rét. Vì vậy con ơi, hãy can đảm lên. Cụ Vitalis đi rất vất vả, thở to và hổn hển như người đang chạy. Tôi hỏi cụ, cụ không trả lời và lấy bàn tay ra hiệu là cụ không nói được. Chúng tôi lại tiếp tục lang thang trên phố, giữa những bức tường mà trên cao treo lủng lẳng đây đó một ngọn đèn đêm. Được một lát, cụ Vitalis dừng lại, hết hơi. - Ông phải nghỉ thôi, không đi được nữa. Cụ nói. Một cái cửa ra vào mở vào một hàng giậu và bên trên hàng giậu đó dựng một đống phân chuồng to. Gió thổi làm khô lớp rơm phủ trên cùng của đống phân và làm tung khá nhiều rơm rạ trên mặt phố ngay chân đống phân chuồng. - Ông sẽ ngồi đây thôi. Cụ nói. Cụ ra hiệu cho tôi thu thập chỗ rơm lại, rồi ngã phịch trên lớp rơm rác ấy. Răng cụ va vào nhau lập cập và cả người cụ run lên. Khi tôi đã vun vén tất cả chỗ rơm thu thập được, tôi tới ngồi bên cụ Vitalis. - Áp chặt người vào ông..., cụ nói,.. và đặt Capi lên trên mình cháu, nó sẽ truyền cho cháu một chút hơi ấm. Cụ có vẻ mệt đến rã rời. Liệu cụ có ý thức được tình trạng của mình không? Điều đó tôi không bao giờ biết, nhưng đúng vào lúc tôi thu rơm vào mình và áp sát mình vào thân cụ, tôi cảm thấy cụ cúi xuống mặt tôi và hôn tôi. Thường khi quá lạnh, người ta có thể bị tê cóng và sững sờ đến mê đi nếu ở ngoài trời. Trường hợp của chúng tôi là như vậy. Vừa thu mình sát vào cụ Vitalis xong thì mắt tôi cứ díp lại. Tôi cố hết sức mở mắt ra nhưng không sao làm nổi, tôi cấu vào cánh tay mình thật mạnh nhưng da tôi không còn chút cảm giác gì, tôi khó lòng làm mình thấy đau, dù chỉ hơi một chút. Tuy nhiên, chấn động đó cũng làm tôi còn có được phần nào ý thức. Cụ Vitalis, lưng dựa vào cánh cổng, thở một cách mệt nhọc. Capi đã ngủ, nằm giữa hai chân tôi, nép mình vào ngực tôi. Trên đầu chúng tôi, gió vẫn thổi ào ào. Trên phố không một bóng người, tất cả là một nỗi im lặng chết chóc. Sự im lặng làm tôi hãi hùng, tôi cảm thấy như mình cũng sắp chết ở đây. Ý nghĩ về cái chết đưa tôi trở về Chavanon. Tội nghiệp má Barberin! Chết mà không gặp lại má! Rồi tôi nghĩ đến Arthur, đến bà Milligan. Hai mắt tôi nhắm chặt, tim tôi lạnh cóng, hình như tôi ngất đi... Tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên một cái giường, phòng tôi nằm có một ngọn lửa to chiếu sáng. Tôi nhìn quanh. Tôi không hề biết căn phòng này cũng như những khuôn mặt quanh tôi: một người đàn ông mặc áo vét màu xám, đi đôi guốc màu vàng và ba bốn đứa trẻ, trong đó có một đứa bé gái trạc năm, sáu tuổi nhìn chòng chọc vào tôi với đôi mắt ngạc nhiên. Tôi nhỏm dậy. Mọi người vồn vã quanh tôi. - Cụ Vitalis đâu? Tôi hỏi. - Nó hỏi cha nó đấy. Một thiếu nữ có lẽ là chị cả của bọn trẻ con nói. - Đó không phải là cha tôi mà là chủ tôi, vậy cụ đâu? Con Capi đâu? Nếu cụ Vitalis mà là cha tôi, chắc có lẽ họ còn lựa lời nói với tôi về tình trạng của cụ. Nhưng vì cụ chỉ là chủ tôi, nên họ xét thấy cứ đơn giản nói sự thật. Và sau đây là những điều họ cho tôi biết. Khe cửa nơi chúng tôi náu mình là nhà một người làm vườn. Khoảng hai giờ sáng, ông ta mở cửa đi chợ thì phát hiện thấy chúng tôi nằm đó. Người ta gọi chúng tôi dậy để lấy chỗ cho xe đi, nhưng vì chẳng ai trong hai chúng tôi động đậy gì cả, chỉ có Capi sủa lên trả lời, nên họ mới nắm cánh tay chúng tôi lay dậy. Chúng tôi chẳng cựa quậy thêm chút nào. Thế là họ nghĩ có chuyện quan trọng đây. Người ta mang đèn tới, kết quả khám nghiệm cho thấy cụ Vitalis đã chết rét, còn tôi thì cũng chẳng hơn mấy tí. Tuy nhiên, nhờ có Capi nằm trên ngực nên tôi còn giữ được chút hơi ấm và còn thoi thóp thở. Người ta bèn mang tôi vào trong nhà ông làm vườn, đặt vào trong giường của một đứa con vừa bị lôi dậy. Tôi nằm đó sáu tiếng đồng hồ, gần như đã chết. Nhưng rồi tuần hoàn được thiết lập lại, tôi dần thở mạnh lên, và vừa mới tỉnh dậy. Lạnh cóng và tê liệt cả về thể xác lẫn trí tuệ, thế nhưng tôi vẫn đủ tỉnh táo để hiểu tầm quan trọng của những lời tôi vừa được nghe. Cụ Vitalis đã mất! Người đàn ông mặc áo vét màu xám, có nghĩa là người làm vườn, đã kể cho tôi nghe câu chuyện này. Trong khi ông kể, cô bé con có cái nhìn ngỡ ngàng không ngừng đưa mắt nhìn cha. Khi cha cô nói đến chỗ cụ Vitalis chết, cô hiểu tin này là một đòn thế nào đối với tôi, bởi vì cô nhanh chóng dời khỏi góc mình đứng, tiến về phía người cha, đặt bàn tay mình lên cánh tay ông, còn bàn tay kia chỉ vào tôi, đồng thời thốt lên một âm thanh rất lạ không phải tiếng người, nó như một tiếng thở dài êm đềm, đầy thương cảm. Lần đầu tiên kể từ khi chia tay với Arthur, tôi cảm thấy một tình cảm tin cậy và âu yếm, chẳng khác gì thời mà má Barberin nhìn tôi trước khi ôm hôn tôi. Cụ Vitalis đã chết, tôi chỉ có một mình, thế mà hình như tôi không cô đơn, cứ như thể cụ vẫn còn bên cạnh tôi. - Phải, con ạ, cô bé Lise của cha... Người cha cúi xuống cô con gái... Điều đó làm cho cậu ta khổ thật đấy, nhưng đành phải nói sự thật thôi. Ta mà không nói, cảnh sát cũng sẽ nói. Và ông tiếp tục kể cho tôi nghe chuyện mọi người đã đi báo cảnh sát như thế nào, họ đã mang cụ Vitalis đi ra sao, trong khi tôi được đặt vào giường Alexis, cậu con cả của ông. - Còn Capi đâu ạ? Tôi hỏi khi ông ngừng lời. - Capi? - Vâng, con chó ấy ạ? - Nó đi theo cái cáng rồi... Một trong những đứa trẻ nói... Nó cứ kêu rên mãi thôi. Tôi quyết định đứng dậy, nhưng vừa đứng lên tôi đã suýt ngã, phải vịn vào một cái ghế dựa. - Cháu cảm thấy khó chịu ư? Ông làm vườn hỏi tôi bằng giọng thương cảm. Tôi trả lời quả tôi thấy khó chịu trong người và nếu như mọi người cho phép , tôi sẽ ngồi cạnh ngọn lửa một lúc. Nhưng tôi không cần thêm hơi nóng, cái cần là thức ăn kia. Mùi thơm của súp bắp cải bay tới chỗ tôi làm tôi càng yếu lả thêm. Cô bé con có cái nhìn là lạ mà cha cô gọi là Lise hình như đoán được ý nghĩ của tôi vì đột nhiên cô bỏ đi và ngay sau đó trở lại với một đĩa súp bắp cải. Tôi yếu đến nỗi nói không ra tiếng, tôi lấy tay ra hiệu cảm ơn cô, nhưng ông bố không để tôi còn thì giờ nữa, ông nói: - Cầm lấy đi, cậu con trai của tôi ạ! Lise mang cho cậu đúng thứ cậu cầnđấy. Và nếu cậu muốn, sau đĩa này sẽ ăn thêm đĩa nữa. Tôi ngốn hết đĩa súp chỉ trong có vài giây. Khi tôi đặt chiếc thìa xuống, Lise thốt lên một tiếng kêu hài lòng. Cô cầm lấy chiếc đĩa từ tay tôi, đưa cho cha đi lấy thêm, rồi cô mang lại cho tôi với một nụ cười. Cũng như lần đầu, đĩa súp hết chỉ trong một thoáng. - Ái chà, cậu bé của tôi!... Ông làm vườn nói... Ăn gọn nhỉ. Tôi đỏ mặt lên đến tận mang tai, nhưng sau một lát, tôi thấy tốt nhất là nên thú thật. Tôi bèn trả lời rằng, tôi đã phải nhịn đói nguyên ngày hôm qua. - Còn chủ cháu thì sao? - Cũng như cháu vậy. Súp làm tôi khỏe lên, tôi đứng dậy định đi. - Cháu định đi đâu? Người cha hỏi. - Cháu đi tìm cụ Vitalis để nhìn mặt cụ lần cuối. - Nhưng cháu biết chỗ nào mà tìm? Cháu trọ ở đâu? - Cụ Vitalis và cháu chưa có chỗ ở vì vừa tới hôm qua. - Thế cháu làm gì? - Cháu chơi đàn hác-pơ, hát kiếm sống. - Tốt nhất cháu nên trở về với cha mẹ. - Cháu không có cha mẹ. - Thế thì cũng phải có chú, có dì chứ. - Không, cháu chẳng có ai cả. Vừa nói tôi vừa tiến về phía cửa, chiếc đàn hác-pơ đeo trên lưng. - Cháu không sợ những con đường xa ư? - Dĩ nhiên cháu thích một cái giường êm, một chốn sưởi ấm. - Cháu muốn giường êm, sưởi ấm bằng lao động chứ gì? Nếu như cả ngày phải đào đất vất vả cháu có nhận không? Nhưng bảo đảm có bánh mì, tối về có giường ngủ sẵn sàng, cháu ăn đĩa súp mà trong lòng thỏa mãn vì đã lao động để kiếm được nó. Và hơn thế nữa, ở đây với chúng tôi, cháu sẽ có một gia đình. Một gia đình! Tôi sẽ không đơn độc nữa. Mấy cậu con trai kia sẽ là anh em của tôi, cô bé Lise sẽ là em gái tôi. Trong những giấc mơ trẻ thơ của tôi, tôi đã nhiều lần tưởng tượng mình tìm thấy cha và mẹ nhưng chưa bao giờ nghĩ đến mình có anh, có chị, có em. Thế mà bây giờ tự nhiên người ta mang lại cho tôi. Tôi vội bỏ dây đeo đàn xuống khỏi vai. - Thế là trả lời rồi nhé. Người cha cười một cái cười thực sự thoải mái. - Nào! Bé con của ta! Hãy treo đàn vào chiếc đinh này. Khi nào không muốn ở với chúng ta nữa, con cứ việc lấy nó xuống để mà bay đi. - Cháu chỉ đi ra ngoài một lần này thôi..., tôi nói với ông,... để tìm cụ Vitalis. - Đúng quá rồi. Con người trung hậu đó nói. Ngôi nhà mà chúng tôi ngã khụy trước cửa thuộc vùng Glacière. Ông làm vườn, chủ nhân của ngôi nhà, tên là Acquin. Lúc tôi được nhận vào nhà này, gia đình họ gồm có năm người. Người cha - Pierre Acquin, hai con trai - Alexis và Benjamin, hai con gái - Étiennette, cô lớn và Lise, cô út. Lise bị câm nhưng không phải là câm bẩm sinh. Lúc gần bốn tuổi, cô bé vẫn còn nói được, nhưng rồi một tai nạn đã xảy ra. Sau một trận sốt co giật, Lise đã mất đi khả năng phát âm, cô bé bị câm kể từ đó. May mắn thay, tai nạn này không ảnh hưởng đến trí thông minh của cô bé, cái gì cô cũng hiểu, hơn thế nữa cô còn thể hiện được tất cả mọi điều. Bà Acquin mất sau khi sinh Lise được một năm. Kể từ ngày ấy, chị Étiennette đóng vai trò như một người mẹ trong gia đình. Chị ở nhà cơm nước, khâu vá... Tôi treo cây đàn hác-pơ lên, chuẩn bị kể cho mọi người nghe chuyện chúng tôi đã bị lạnh, bị kiệt lsức ra sao, thì bỗng nghe thấy có tiếng cào cửa và tiếng sủa rên xiết. - Capi rồi! Tôi đứng ngay lên. Lise mở cửa và Capi nhảy vọt vào lòng tôi. Tôi ôm nó trong tay, nó liếm vào mặt tôi và sủa lên những tiếng mừng rỡ. Tôi nhìn ông Acquin, ông hiểu tôi ngay. - Capi sẽ ở đây cùng với cháu. Con chó hình như hiểu, nó nhảy xuống đất, đưa chân phải lên chỗ trái tim, cúi chào. Trẻ con cười thích thú lắm, nhất là Lise. Tôi rất muốn Capi biểu diễn một tiết mục cho bọn trẻ con xem, nhưng Capi nhảy lên đầu gối tôi, hôn tôi, rồi lại nhảy xuống đất, kéo kéo tay áo vét của tôi. - Nó muốn cháu đi ra ngoài, nó có lý. - Để đưa cháu đến chỗ chủ cháu đấy. Những nhân viên cảnh sát đã mang cụ Vitalis đi, nói rằng họ cần thẩm vấn tôi và họ sẽ trở lại trong ngày. Thấy tôi lo lắng và đoán ra lý do, người cha đưa tôi đến sở cảnh sát. Ở đó, người ta hỏi tôi hết câu nọ đến câu kia, còn tôi, tôi chỉ việc thuật lại những gì đã xảy đến với tôi và cụ Vitalis vào ngày hôm qua. - Còn bây giờ thế nào? Ông cẩm hỏi. Đến đây người cha can thiệp vào câu chuyện. - Chúng tôi sẽ trông nom cháu, nếu các vị giao cháu cho tôi. Giờ thì trả lời đến vấn đề cụ Vitalis, điều này khá khó đối với tôi vì tôi hầu như không biết gì về cụ cả. Tuy nhiên, có một điểm bí ẩn mà lẽ ra tôi có thể nói được. Chắc hẳn quý vị còn nhớ chuyện xảy ra trong lần biểu diễn cuối cùng của chúng tôi, cụ Vitalis hát hay đến nỗi làm một bà phu nhân phải ngạc nhiên và tán thưởng, rồi lại còn chuyện dọa dẫm của Garifoli. Những việc như thế khiến tôi cứ tự hỏi không biết có nên giữ im lặng hay không. Điều mà chủ tôi cẩn thận giữ kín đến như thế về cuộc đời mình, liệu có thể để lộ ra sau cái chết của cụ không? Nhưng một đứa trẻ khó mà giấu nổi ông cẩm cảnh sát cái gì. Cảnh sát là những người có cách thẩm vấn làm bạn thua ngay không thoát nổi. Đó là điều đã xảy đến với tôi. - Chỉ còn cách dẫn nó đến nhà tay Garifoli này. Ông cẩm nói với một nhân viên cảnh sát... Anh sẽ "làm việc" với thằng cha đó. Cả ba chúng tôi cùng đi: viên cảnh sát, người làm vườn và tôi. Tôi dễ dàng nhận ra căn nhà. Thấy cảnh sát đến, lại nhận ra tôi nữa, Garifoli tái mặt. Tuy nhiên hắn trấn tĩnh ngay khi biết vì sao chúng tôi đến. Hắn kể tóm lược những điều mình biết: - Đơn giản thôi. Cụ tên là Carlo Balzani. Cách đây khoảng ba mươi lăm, bốn mươi năm, ở Ý, Carlo là ca sĩ nổi tiếng nhất. Nhưng một ngày kia, cụ bị mất giọng và kể từ đó không còn là vua của các ca sĩ nữa. Cụ không muốn vinh quang của mình bị giảm sút do mất thanh danh ở những nhà hát không xứng đáng với mình. Cụ đổi tên, trở thành Vitalis. Cụ thử làm rất nhiều nghề nhưng không thành công. Cụ trở thành người làm trò chó. Nhưng dù khốn khổ mấy đi nữa trong cụ vẫn còn lòng tự trọng, cụ sẽ chết vì hổ thẹn nếu như công chúng biết rằng cái con người hiển hách Carlo Balzani đó, bây giờ chỉ còn là một cụ Vitalis già nghèo túng hiện nay. Đó là lời giải thích điều bí ẩn đã kích thích trí tò mò của tôi không biết đến bao nhiêu! Cụ Vitalis đáng phục quá! Giá như có người bảo tôi cụ đã từng làm vua chắc tôi cũng chẳng ngạc nhiên. Ngày mai, người ta sẽ an táng chủ tôi và người cha hứa dẫn tôi đến dự lễ đưa quan.Nhưng hôm sau, tôi vô cùng thất vọng vì không sao dậy được do đêm đó tôi lên cơn sốt nặng. Tôi bị sung huyết phổi. Chính nhờ trận sung huyết phổi đó mà tôi biết được lòng tốt của gia đình Acquin và đức tận tụy của chị Étiennette. Thầy thuốc bảo phải đưa tôi đi nhà thương. Như vậy đơn giản nhất. Tuy nhiên người cha không nghe theo lời khuyên này. - Vì cháu rơi vào cửa nhà tôi, chúng tôi phải giữ cháu. Bệnh tôi kéo dài và đau đớn, bị đi bị lại nhiều lần, nhưng chị Étiennette vẫn không hề giảm kiên trì và hy sinh. Rất nhiều đêm phải có người canh tôi, Alexis và Benjamin lần lượt thay nhau ngồi bên giường tôi. Cuối cùng, thời kỳ dưỡng bệnh cũng đến, nhưng phải đợi tới mùa xuân mới ra khỏi nhà được. Đến lúc ấy Lise đưa tôi đi chơi bên bờ sông Bièvre. Giữa trưa, khi mặt trời lên cao nhất, tay nắm tay, chúng tôi thong thả dạo chơi khắp vùng cùng với Capi. Trong những cuộc đi chơi của chúng tôi, lẽ dĩ nhiên Lise không nói gì, nhưng chúng tôi không cần đến lời nói. Chúng tôi nhìn nhau và hiểu thấu nhau, đến nỗi chính tôi cũng chẳng cần nói với em. Sau rồi thì sức lực tôi cũng trở lại và tôi đã có thể làm vườn. Tôi sốt ruột chờ đợi đến lúc này, vì tôi muốn mau mau làm việc để đền đáp công ơn to lớn cho những người đã cứu mạng và cưu mang tôi. Tôi chưa bao giờ lao động chân tay, nhưng hình như tôi lao động được, ít nhất là rất can trường. Tôi cứ nhìn mọi người chung quanh mà làm theo. Đó là mùa mà cây quế trúc bắt đầu được đem tới các chợ Paris, cho nên cha Acquin lúc này trồng quế trúc, vườn chúng tôi rặt một giống cây này. Công việc người ta giao cho tôi khá nhẹ nhàng. Buổi sáng khi sương muối đã tan, nhiệm vụ của tôi là nhấc các tấm che lên, sau đó phủ một lớp rơm lên để cây khỏi nắng và buổi tối trước khi sương muối xuống thì lại đậy chúng lên những cây quế trúc để bảo vệ chúng. Công việc tuy nhẹ nhưng chiếm thời gian khá lâu vì có đến hàng mấy trăm tấm che. Ở làng tôi, tôi đã trông thấy những người nông dân làm công việc đồng áng, nhưng tôi chưa bao giờ có.một ý niệm nào về sự chuyên cần, lòng can đảm và cường độ lao động của những người làm vườn ở ngoại ô Paris. Họ dậy sớm trước khi mặt trời mọc và khá lâu sau khi mặt trời lặn, họ mới đi ngủ. Họ đã đem hết sức mình ra, lao động cần cù suốt ngày dài đằng đẵng mà không hề than van, nhằm đạt được những vụ mùa bội thu. Mặc dầu cuộc sống mới làm tôi khá mệt nhọc, nhưng tôi làm quen với nó khá mau. Đang tự do đi đây đi đó, bây giờ phải giam mình giữa bốn bức tường của khu vườn và suốt từ sáng đến tối phải lao động vất vả, nhưng ở đây tôi đã gặp một thứ quý giá nhất mà tôi tưởng đã mất đi vĩnh viễn: cuộc sống gia đình. Tôi có cái giường của mình, nơi nghỉ nghơi sau một ngày lao động. Tôi có chỗ của mình ở bàn ăn, nơi cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện trên đời. Và hơn nữa, chúng tôi cũng có thời gian dành cho nghỉ ngơi, vui chơi. Chiều chủ nhật, tất cả chúng tôi tụ tập dưới một giàn nho xinh xắn sát ngay nếp nhà, tôi lấy đàn hác-pơ treo trên cái đinh xuống và dạo nhạc cho hai anh em và hai chị em nhảy. Khi chán nhảy, họ muốn tôi hát cho họ nghe. Bài hát về thành phố Napolitaine bao giờ cũng gây cho Lise một hiệu quả không sao cưỡng lại được, cứ hát đến đoạn cuối cùng là mắt em đẫm lệ. Lúc đó để làm em khuây khỏa, tôi chơi một điệu nhạc hề cùng với Capi. Đối với Capi chủ nhật cũng là ngày lễ hội, chủ nhật làm nó liên tưởng lại quá khứ. Những ngày chủ nhật này cũng là những ngày chủ nhật của cụ Vitalis. Tôi chơi đàn hác-pơ và hát như là đang có mặt cụ. Càng lớn lên, tôi càng thêm hiểu rằng, đối với tôi, cụ Vitalis có ý nghĩa như thế nào... Hai năm trời trôi qua như vậy. Nhờ có những lần đi chợ, đi đến kè bán hoa, đến Madeleine, Château d’Eau hoặc các cửa hàng hoa cùng với cha Acquin, dần dần tôi biết Paris. Tôi đã trông thấy và tham quan nhiều tòa nhà nổi tiếng ở Paris, dạo chơi dọc theo kè sông, trên các đại lộ lớn, trong vườn Luxembourg, điện Tuiler-ies, đường Champ Sélysées. Mùa đông đầu tiên của tôi trong gia đình thật là dài, công việc làm vườn chậm lại trong nhiều tháng. Lúc đó để buổi tối.có công có việc, sách được phân phát cho chúng tôi đọc. Alexis và Benjamin không thừa hưởng được của cha thú học hành, thường tối nào cũng vậy, mới xem được ba bốn trang đã ngủ. Riêng tôi, ít ngủ hơn và tò mò hơn, tôi đọc tới tận giờ đi ngủ mới thôi. Lise không biết đọc, nhưng thấy tôi đắm chìm trong sách, em tò mò muốn biết cái gì đã làm tôi ham thích đến như thế. Em muốn tôi đọc cho em nghe, chỉ cho em xem. Đó là mối quan hệ mới giữa chúng tôi. Tôi dạy em vẽ. Dạy lâu và khó nhưng vui biết mấy khi em chỉ vạch vài nét người ta đã hiểu em muốn vẽ gì. Cha Acquin ôm hôn tôi. - Được đấy!... Ông cười nói... Sau này Lise sẽ trả nợ cháu. Sau này có nghĩa khi em nói được vì gia đình Acquin không từ bỏ việc làm em lại biết nói. Chỉ có điều, các bác sĩ nói rằng, ngay lúc này chưa thể làm gì được, phải chờ một cơn kích động đã. Được cha Acquin nhận làm con và bọn trẻ đối xử không khác gì anh em ruột, có lẽ tôi sẽ ở nơi lạnh giá này mãi mãi... nếu như không có một thảm họa một lần nữa lại xảy ra làm thay đổi đời tôi.Hết
Chọn chương để xem
Serve 1
Tuy tất cả những gì quanh tôi đều làm tôi ghê tởm, nhưng tôi vẫn mở to mắt để nhìn xung quanh, hầu như quên hoàn cảnh nghiêm trọng của chúng tôi. Càng tiến sâu vào Paris, tôi càng thấy ít những gì đáp ứng được hy vọng hão huyền của tôi. Rõ ràng là Paris không bằng Bordeaux rồi.
Sau khi đi thật lâu trong một phố lớn với đầy những cửa hàng to, đẹp, cụ Vitalis rẽ sang phải và ngay sau đó, chúng tôi tới một khu hoàn toàn nghèo khổ. Ở đây, những ngôi nhà cao và đen hầu như chạm vào nhau ở trên cao, một con suối không đóng băng chảy giữa lòng phố, và chẳng đếm xỉa gì đến làn nước hôi thối cuộn trong đó, một đám người đông nghịt cứ dẫn bộ trên vỉa hè nhầy nhụa. Chưa bao giờ tôi trông thấy những khuôn mặt xanh xao đến như thế, cũng chưa bao giờ tôi trông thấy bọn trẻ con cứ đi qua đi lại giữa.những người bộ hành một cách táo tợn đến như thế. Trong các quán rượu, mà quán rượu thì rất nhiều, có những người đàn ông và đàn bà đứng uống trước những quầy rượu bằng thiếc, vừa uống vừa la lối om xòm.
Tại góc một ngôi nhà, tôi đọc thấy tên phố Lourcine. Cụ Vitalis nhẹ nhàng tách những nhóm người làm vướng lối đi của cụ ra, còn tôi cố theo sát cụ, chỉ sợ lạc mất cụ.
Sau khi qua một cái sân lớn và một lối đi, chúng tôi tới một nơi như một loại giếng tối tăm và xanh ngăn ngắt chắc hẳn mặt trời không bao giờ chiếu tới. Nơi này trông còn thậm tệ và đáng sợ hơn tất cả những gì tôi đã trông thấy cho tới lúc ấy.
- Garifoli có nhà không? Cụ Vitalis hỏi một người đàn ông đang cầm giẻ lau lên tường dưới ánh sáng của một cái đèn.
- Tôi không biết, ông lên mà xem.
- Garifoli là tay chủ mà ông đã nói với cháu đấy... Cụ bảo tôi... Hắn ở đây.
Con phố, cái nhà đều không phải là những thứ có khả năng nâng lòng hăng hái của người ta lên. Vậy thì tay chủ như thế nào đây?
Cầu thang lên bốn tầng. Tới gần cửa, chúng tôi nghe thấy một tiếng vụt gọn, rồi một tiếng nữa, tiếp ngay sau đó là một tiếng kêu đến xé ruột. Một giọng đàn ông, giọng ngọt ngào đầu lưỡi, nói một vài tiếng gì đó. Cụ Vitalis xông vào gian phòng và giật khỏi tay người đàn ông kia, chẳng phải ai khác chính là Garifoli, một cái roi mà tay này đang dùng để đánh một đứa bé cởi trần.
Chúng tôi ở trong một nơi giống như vựa thóc lớn, ở giữa là một khoảng rộng có một lũ trẻ con, chung quanh kê độ mười cái giường.
Tường và trần màu gì không thể định nghĩa nổi.
Trên đường đi vào, tôi thấy một đứa bé ngồi trơ trọi trong một góc. Gương mặt nó thể hiện cả nỗi đau đớn và dịu hiền đến sâu sắc. Người ta không thể nào không nhìn nó, bởi vì ở nó có một nét quyến rũ toát ra từ đôi mắt đẫm lệ... Nhưng tôi trở lại chú ý đến chủ tôi.
Cụ khoanh hai tay đứng trước mặt Garifoli.
Tất cả xảy ra quá nhanh khiến Garifoli ngạc nhiên mất một lúc.
- Thật là nhục nhã!... Cụ Vitalis kêu lên... Đúng, thật nhục khi hành hạ trẻ con như vậy!
- Việc gì cụ dây vào? Garifoli nói.
- Việc mà liên quan đến cảnh sát ấy.
- Cảnh sát? Garifoli kêu lên.
- Phải! Chủ tôi trả lời không để tay chủ kia làm cho e dè sợ sệt.
- Vitalis, nghe này!... Thằng cha đó sau một thoáng e dè, đã bình tĩnh trở lại, nói với một giọng chế giễu... Đừng có dọa tôi! Dọa tôi là tôi sẽ tuôn chuyện ra đấy. Nếu như tôi nhắc lại cái điều mà tôi biết, nếu như tôi nói ra chỉ một cái tên thôi thì ai sẽ là người phải lo giấu giếm nỗi nhục nhã của mình nào?
Chủ tôi im, không trả lời được.
Nỗi nhục nhã của cụ? Tôi sửng sốt.
Tôi chưa kịp hết ngạc nhiên thì cụ đã nắm tay tôi lôi ra cầu thang.
Cụ Vitalis cứ đi, không nói câu gì chừng nào chúng tôi còn ở trong phố đông người. Nhưng tới một phố nhỏ vắng vẻ, cụ ngồi xuống một cái cột mốc, đưa tay lên trán nhiều lần, ở cụ đó là dấu hiệu của sự lúng túng.
- Nghe theo lòng hào hiệp là tốt, có lẽ thế... Cụ như nói với chính mình... Nhưng chính vì thế, ta mới phải ra vỉa hè Paris mà trong túi không một đồng xu... Con có đói không?
- Suốt từ lúc cụ cho cháu mẩu bánh mì sáng nay cháu đã ăn gì đâu.
- Thế thì cháu tội nghiệp của ta ơi, tối nay cháu phải nhịn đói mà đi ngủ thôi.
Lúc này đã về khuya, trời càng lúc càng buốt giá, gió bấc thổi về mỗ lúc một mạnh hơn. Đêm nay sẽ gay go đây.
Cụ Vitalis run lên. Trời tuy lạnh mà tay cụ nóng bỏng, người cụ co giật từng hồi.
- Cụ ốm rồi! Tôi nói.
- Ông sợ thế thật. Đáng lẽ lúc này ông phải có một cái giường ấm, một bữa cơm tối no nê trong một căn buồng có lửa sưởi. Nhưng tất cả những cái đó chỉ là giấc mơ thôi! Giờ ta sẽ làm thế này nhé. Khi nào ta gặp cảnh sát, ta sẽ để họ đưa về đồn vậy. Ông không muốn điều đó, nhưng ông càng không muốn để con chết rét. Vì vậy con ơi, hãy can đảm lên.
Cụ Vitalis đi rất vất vả, thở to và hổn hển như người đang chạy. Tôi hỏi cụ, cụ không trả lời và lấy bàn tay ra hiệu là cụ không nói được.
Chúng tôi lại tiếp tục lang thang trên phố, giữa những bức tường mà trên cao treo lủng lẳng đây đó một ngọn đèn đêm. Được một lát, cụ Vitalis dừng lại, hết hơi.
- Ông phải nghỉ thôi, không đi được nữa. Cụ nói.
Một cái cửa ra vào mở vào một hàng giậu và bên trên hàng giậu đó dựng một đống phân chuồng to. Gió thổi làm khô lớp rơm phủ trên cùng của đống phân và làm tung khá nhiều rơm rạ trên mặt phố ngay chân đống phân chuồng.
- Ông sẽ ngồi đây thôi. Cụ nói.
Cụ ra hiệu cho tôi thu thập chỗ rơm lại, rồi ngã phịch trên lớp rơm rác ấy. Răng cụ va vào nhau lập cập và cả người cụ run lên.
Khi tôi đã vun vén tất cả chỗ rơm thu thập được, tôi tới ngồi bên cụ Vitalis.
- Áp chặt người vào ông..., cụ nói,.. và đặt Capi lên trên mình cháu, nó sẽ truyền cho cháu một chút hơi ấm.
Cụ có vẻ mệt đến rã rời.
Liệu cụ có ý thức được tình trạng của mình không?
Điều đó tôi không bao giờ biết, nhưng đúng vào lúc tôi thu rơm vào mình và áp sát mình vào thân cụ, tôi cảm thấy cụ cúi xuống mặt tôi và hôn tôi.
Thường khi quá lạnh, người ta có thể bị tê cóng và sững sờ đến mê đi nếu ở ngoài trời.
Trường hợp của chúng tôi là như vậy.
Vừa thu mình sát vào cụ Vitalis xong thì mắt tôi cứ díp lại. Tôi cố hết sức mở mắt ra nhưng không sao làm nổi, tôi cấu vào cánh tay mình thật mạnh nhưng da tôi không còn chút cảm giác gì, tôi khó lòng làm mình thấy đau, dù chỉ hơi một chút. Tuy nhiên, chấn động đó cũng làm tôi còn có được phần nào ý thức.
Cụ Vitalis, lưng dựa vào cánh cổng, thở một cách mệt nhọc.
Capi đã ngủ, nằm giữa hai chân tôi, nép mình vào ngực tôi. Trên đầu chúng tôi, gió vẫn thổi ào ào. Trên phố không một bóng người, tất cả là một nỗi im lặng chết chóc. Sự im lặng làm tôi hãi hùng, tôi cảm thấy như mình cũng sắp chết ở đây. Ý nghĩ về cái chết đưa tôi trở về Chavanon.
Tội nghiệp má Barberin! Chết mà không gặp lại má! Rồi tôi nghĩ đến Arthur, đến bà Milligan.
Hai mắt tôi nhắm chặt, tim tôi lạnh cóng, hình như tôi ngất đi...
Tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên một cái giường, phòng tôi nằm có một ngọn lửa to chiếu sáng. Tôi nhìn quanh.
Tôi không hề biết căn phòng này cũng như những khuôn mặt quanh tôi: một người đàn ông mặc áo vét màu xám, đi đôi guốc màu vàng và ba bốn đứa trẻ, trong đó có một đứa bé gái trạc năm, sáu tuổi nhìn chòng chọc vào tôi với đôi mắt ngạc nhiên.
Tôi nhỏm dậy. Mọi người vồn vã quanh tôi.
- Cụ Vitalis đâu? Tôi hỏi.
- Nó hỏi cha nó đấy. Một thiếu nữ có lẽ là chị cả của bọn trẻ con nói.
- Đó không phải là cha tôi mà là chủ tôi, vậy cụ đâu? Con Capi đâu?
Nếu cụ Vitalis mà là cha tôi, chắc có lẽ họ còn lựa lời nói với tôi về tình trạng của cụ. Nhưng vì cụ chỉ là chủ tôi, nên họ xét thấy cứ đơn giản nói sự thật. Và sau đây là những điều họ cho tôi biết.
Khe cửa nơi chúng tôi náu mình là nhà một người làm vườn. Khoảng hai giờ sáng, ông ta mở cửa đi chợ thì phát hiện thấy chúng tôi nằm đó. Người ta gọi chúng tôi dậy để lấy chỗ cho xe đi, nhưng vì chẳng ai trong hai chúng tôi động đậy gì cả, chỉ có Capi sủa lên trả lời, nên họ mới nắm cánh tay chúng tôi lay dậy. Chúng tôi chẳng cựa quậy thêm chút nào. Thế là họ nghĩ có chuyện quan trọng đây.
Người ta mang đèn tới, kết quả khám nghiệm cho thấy cụ Vitalis đã chết rét, còn tôi thì cũng chẳng hơn mấy tí. Tuy nhiên, nhờ có Capi nằm trên ngực nên tôi còn giữ được chút hơi ấm và còn thoi thóp thở. Người ta bèn mang tôi vào trong nhà ông làm vườn, đặt vào trong giường của một đứa con vừa bị lôi dậy. Tôi nằm đó sáu tiếng đồng hồ, gần như đã chết. Nhưng rồi tuần hoàn được thiết lập lại, tôi dần thở mạnh lên, và vừa mới tỉnh dậy.
Lạnh cóng và tê liệt cả về thể xác lẫn trí tuệ, thế nhưng tôi vẫn đủ tỉnh táo để hiểu tầm quan trọng của những lời tôi vừa được nghe.
Cụ Vitalis đã mất!
Người đàn ông mặc áo vét màu xám, có nghĩa là người làm vườn, đã kể cho tôi nghe câu chuyện này. Trong khi ông kể, cô bé con có cái nhìn ngỡ ngàng không ngừng đưa mắt nhìn cha. Khi cha cô nói đến chỗ cụ Vitalis chết, cô hiểu tin này là một đòn thế nào đối với tôi, bởi vì cô nhanh chóng dời khỏi góc mình đứng, tiến về phía người cha, đặt bàn tay mình lên cánh tay ông, còn bàn tay kia chỉ vào tôi, đồng thời thốt lên một âm thanh rất lạ không phải tiếng người, nó như một tiếng thở dài êm đềm, đầy thương cảm. Lần đầu tiên kể từ khi chia tay với Arthur, tôi cảm thấy một tình cảm tin cậy và âu yếm, chẳng khác gì thời mà má Barberin nhìn tôi trước khi ôm hôn tôi. Cụ Vitalis đã chết, tôi chỉ có một mình, thế mà hình như tôi không cô đơn, cứ như thể cụ vẫn còn bên cạnh tôi.
- Phải, con ạ, cô bé Lise của cha... Người cha cúi xuống cô con gái... Điều đó làm cho cậu ta khổ thật đấy, nhưng đành phải nói sự thật thôi. Ta mà không nói, cảnh sát cũng sẽ nói.
Và ông tiếp tục kể cho tôi nghe chuyện mọi người đã đi báo cảnh sát như thế nào, họ đã mang cụ Vitalis đi ra sao, trong khi tôi được đặt vào giường Alexis, cậu con cả của ông.
- Còn Capi đâu ạ? Tôi hỏi khi ông ngừng lời.
- Capi?
- Vâng, con chó ấy ạ?
- Nó đi theo cái cáng rồi... Một trong những đứa trẻ nói... Nó cứ kêu rên mãi thôi.
Tôi quyết định đứng dậy, nhưng vừa đứng lên tôi đã suýt ngã, phải vịn vào một cái ghế dựa.
- Cháu cảm thấy khó chịu ư? Ông làm vườn hỏi tôi bằng giọng thương cảm.
Tôi trả lời quả tôi thấy khó chịu trong người và nếu như mọi người cho phép
, tôi sẽ ngồi cạnh ngọn lửa một lúc. Nhưng tôi không cần thêm hơi nóng, cái cần là thức ăn kia. Mùi thơm của súp bắp cải bay tới chỗ tôi làm tôi càng yếu lả thêm.
Cô bé con có cái nhìn là lạ mà cha cô gọi là Lise hình như đoán được ý nghĩ của tôi vì đột nhiên cô bỏ đi và ngay sau đó trở lại với một đĩa súp bắp cải. Tôi yếu đến nỗi nói không ra tiếng, tôi lấy tay ra hiệu cảm ơn cô, nhưng ông bố không để tôi còn thì giờ nữa, ông nói:
- Cầm lấy đi, cậu con trai của tôi ạ! Lise mang cho cậu đúng thứ cậu cầnđấy. Và nếu cậu muốn, sau đĩa này sẽ ăn thêm đĩa nữa.
Tôi ngốn hết đĩa súp chỉ trong có vài giây.
Khi tôi đặt chiếc thìa xuống, Lise thốt lên một tiếng kêu hài lòng. Cô cầm lấy chiếc đĩa từ tay tôi, đưa cho cha đi lấy thêm, rồi cô mang lại cho tôi với một nụ cười.
Cũng như lần đầu, đĩa súp hết chỉ trong một thoáng.
- Ái chà, cậu bé của tôi!... Ông làm vườn nói... Ăn gọn nhỉ.
Tôi đỏ mặt lên đến tận mang tai, nhưng sau một lát, tôi thấy tốt nhất là nên thú thật. Tôi bèn trả lời rằng, tôi đã phải nhịn đói nguyên ngày hôm qua.
- Còn chủ cháu thì sao?
- Cũng như cháu vậy.
Súp làm tôi khỏe lên, tôi đứng dậy định đi.
- Cháu định đi đâu? Người cha hỏi.
- Cháu đi tìm cụ Vitalis để nhìn mặt cụ lần cuối.
- Nhưng cháu biết chỗ nào mà tìm? Cháu trọ ở đâu?
- Cụ Vitalis và cháu chưa có chỗ ở vì vừa tới hôm qua.
- Thế cháu làm gì?
- Cháu chơi đàn hác-pơ, hát kiếm sống.
- Tốt nhất cháu nên trở về với cha mẹ.
- Cháu không có cha mẹ.
- Thế thì cũng phải có chú, có dì chứ.
- Không, cháu chẳng có ai cả.
Vừa nói tôi vừa tiến về phía cửa, chiếc đàn hác-pơ đeo trên lưng.
- Cháu không sợ những con đường xa ư?
- Dĩ nhiên cháu thích một cái giường êm, một chốn sưởi ấm.
- Cháu muốn giường êm, sưởi ấm bằng lao động chứ gì? Nếu như cả ngày phải đào đất vất vả cháu có nhận không? Nhưng bảo đảm có bánh mì, tối về có giường ngủ sẵn sàng, cháu ăn đĩa súp mà trong lòng thỏa mãn vì đã lao động để kiếm được nó.
Và hơn thế nữa, ở đây với chúng tôi, cháu sẽ có một gia đình.
Một gia đình!
Tôi sẽ không đơn độc nữa. Mấy cậu con trai kia sẽ là anh em của tôi, cô bé Lise sẽ là em gái tôi.
Trong những giấc mơ trẻ thơ của tôi, tôi đã nhiều lần tưởng tượng mình tìm thấy cha và mẹ nhưng chưa bao giờ nghĩ đến mình có anh, có chị, có em. Thế mà bây giờ tự nhiên người ta mang lại cho tôi.
Tôi vội bỏ dây đeo đàn xuống khỏi vai.
- Thế là trả lời rồi nhé. Người cha cười một cái cười thực sự thoải mái.
- Nào! Bé con của ta! Hãy treo đàn vào chiếc đinh này. Khi nào không muốn ở với chúng ta nữa, con cứ việc lấy nó xuống để mà bay đi.
- Cháu chỉ đi ra ngoài một lần này thôi..., tôi nói với ông,... để tìm cụ Vitalis.
- Đúng quá rồi. Con người trung hậu đó nói.
Ngôi nhà mà chúng tôi ngã khụy trước cửa thuộc vùng Glacière. Ông làm vườn, chủ nhân của ngôi nhà, tên là Acquin. Lúc tôi được nhận vào nhà này, gia đình họ gồm có năm người. Người cha - Pierre Acquin, hai con trai - Alexis và Benjamin, hai con gái - Étiennette, cô lớn và Lise, cô út.
Lise bị câm nhưng không phải là câm bẩm sinh. Lúc gần bốn tuổi, cô bé vẫn còn nói được, nhưng rồi một tai nạn đã xảy ra. Sau một trận sốt co giật, Lise đã mất đi khả năng phát âm, cô bé bị câm kể từ đó. May mắn thay, tai nạn này không ảnh hưởng đến trí thông minh của cô bé, cái gì cô cũng hiểu, hơn thế nữa cô còn thể hiện được tất cả mọi điều.
Bà Acquin mất sau khi sinh Lise được một năm. Kể từ ngày ấy, chị Étiennette đóng vai trò như một người mẹ trong gia đình. Chị ở nhà cơm nước, khâu vá...
Tôi treo cây đàn hác-pơ lên, chuẩn bị kể cho mọi người nghe chuyện chúng tôi đã bị lạnh, bị kiệt lsức ra sao, thì bỗng nghe thấy có tiếng cào cửa và tiếng sủa rên xiết.
- Capi rồi! Tôi đứng ngay lên.
Lise mở cửa và Capi nhảy vọt vào lòng tôi. Tôi ôm nó trong tay, nó liếm vào mặt tôi và sủa lên những tiếng mừng rỡ.
Tôi nhìn ông Acquin, ông hiểu tôi ngay.
- Capi sẽ ở đây cùng với cháu.
Con chó hình như hiểu, nó nhảy xuống đất, đưa chân phải lên chỗ trái tim, cúi chào. Trẻ con cười thích thú lắm, nhất là Lise. Tôi rất muốn Capi biểu diễn một tiết mục cho bọn trẻ con xem, nhưng Capi nhảy lên đầu gối tôi, hôn tôi, rồi lại nhảy xuống đất, kéo kéo tay áo vét của tôi.
- Nó muốn cháu đi ra ngoài, nó có lý.
- Để đưa cháu đến chỗ chủ cháu đấy.
Những nhân viên cảnh sát đã mang cụ Vitalis đi, nói rằng họ cần thẩm vấn tôi và họ sẽ trở lại trong ngày. Thấy tôi lo lắng và đoán ra lý do, người cha đưa tôi đến sở cảnh sát. Ở đó, người ta hỏi tôi hết câu nọ đến câu kia, còn tôi, tôi chỉ việc thuật lại những gì đã xảy đến với tôi và cụ Vitalis vào ngày hôm qua.
- Còn bây giờ thế nào? Ông cẩm hỏi.
Đến đây người cha can thiệp vào câu chuyện.
- Chúng tôi sẽ trông nom cháu, nếu các vị giao cháu cho tôi.
Giờ thì trả lời đến vấn đề cụ Vitalis, điều này khá khó đối với tôi vì tôi hầu như không biết gì về cụ cả. Tuy nhiên, có một điểm bí ẩn mà lẽ ra tôi có thể nói được. Chắc hẳn quý vị còn nhớ chuyện xảy ra trong lần biểu diễn cuối cùng của chúng tôi, cụ Vitalis hát hay đến nỗi làm một bà phu nhân phải ngạc nhiên và tán thưởng, rồi lại còn chuyện dọa dẫm của Garifoli. Những việc như thế khiến tôi cứ tự hỏi không biết có nên giữ im lặng hay không. Điều mà chủ tôi cẩn thận giữ kín đến như thế về cuộc đời mình, liệu có thể để lộ ra sau cái chết của cụ không?
Nhưng một đứa trẻ khó mà giấu nổi ông cẩm cảnh sát cái gì. Cảnh sát là những người có cách thẩm vấn làm bạn thua ngay không thoát nổi. Đó là điều đã xảy đến với tôi.
- Chỉ còn cách dẫn nó đến nhà tay Garifoli này. Ông cẩm nói với một nhân viên cảnh sát... Anh sẽ "làm việc" với thằng cha đó.
Cả ba chúng tôi cùng đi: viên cảnh sát, người làm vườn và tôi. Tôi dễ dàng nhận ra căn nhà. Thấy cảnh sát đến, lại nhận ra tôi nữa, Garifoli tái mặt. Tuy nhiên hắn trấn tĩnh ngay khi biết vì sao chúng tôi đến.
Hắn kể tóm lược những điều mình biết:
- Đơn giản thôi. Cụ tên là Carlo Balzani.
Cách đây khoảng ba mươi lăm, bốn mươi năm, ở Ý, Carlo là ca sĩ nổi tiếng nhất. Nhưng một ngày kia, cụ bị mất giọng và kể từ đó không còn là vua của các ca sĩ nữa. Cụ không muốn vinh quang của mình bị giảm sút do mất thanh danh ở những nhà hát không xứng đáng với mình. Cụ đổi tên, trở thành Vitalis. Cụ thử làm rất nhiều nghề nhưng không thành công. Cụ trở thành người làm trò chó. Nhưng dù khốn khổ mấy đi nữa trong cụ vẫn còn lòng tự trọng, cụ sẽ chết vì hổ thẹn nếu như công chúng biết rằng cái con người hiển hách Carlo Balzani đó, bây giờ chỉ còn là một cụ Vitalis già nghèo túng hiện nay.
Đó là lời giải thích điều bí ẩn đã kích thích trí tò mò của tôi không biết đến bao nhiêu!
Cụ Vitalis đáng phục quá! Giá như có người bảo tôi cụ đã từng làm vua chắc tôi cũng chẳng ngạc nhiên.
Ngày mai, người ta sẽ an táng chủ tôi và người cha hứa dẫn tôi đến dự lễ đưa quan.Nhưng hôm sau, tôi vô cùng thất vọng vì không sao dậy được do đêm đó tôi lên cơn sốt nặng. Tôi bị sung huyết phổi.
Chính nhờ trận sung huyết phổi đó mà tôi biết được lòng tốt của gia đình Acquin và đức tận tụy của chị Étiennette.
Thầy thuốc bảo phải đưa tôi đi nhà thương.
Như vậy đơn giản nhất. Tuy nhiên người cha không nghe theo lời khuyên này.
- Vì cháu rơi vào cửa nhà tôi, chúng tôi phải giữ cháu.
Bệnh tôi kéo dài và đau đớn, bị đi bị lại nhiều lần, nhưng chị Étiennette vẫn không hề giảm kiên trì và hy sinh. Rất nhiều đêm phải có người canh tôi, Alexis và Benjamin lần lượt thay nhau ngồi bên giường tôi.
Cuối cùng, thời kỳ dưỡng bệnh cũng đến, nhưng phải đợi tới mùa xuân mới ra khỏi nhà được.
Đến lúc ấy Lise đưa tôi đi chơi bên bờ sông Bièvre. Giữa trưa, khi mặt trời lên cao nhất, tay nắm tay, chúng tôi thong thả dạo chơi khắp vùng cùng với Capi.
Trong những cuộc đi chơi của chúng tôi, lẽ dĩ nhiên Lise không nói gì, nhưng chúng tôi không cần đến lời nói. Chúng tôi nhìn nhau và hiểu thấu nhau, đến nỗi chính tôi cũng chẳng cần nói với em.
Sau rồi thì sức lực tôi cũng trở lại và tôi đã có thể làm vườn. Tôi sốt ruột chờ đợi đến lúc này, vì tôi muốn mau mau làm việc để đền đáp công ơn to lớn cho những người đã cứu mạng và cưu mang tôi. Tôi chưa bao giờ lao động chân tay, nhưng hình như tôi lao động được, ít nhất là rất can trường. Tôi cứ nhìn mọi người chung quanh mà làm theo.
Đó là mùa mà cây quế trúc bắt đầu được đem tới các chợ Paris, cho nên cha Acquin lúc này trồng quế trúc, vườn chúng tôi rặt một giống cây này.
Công việc người ta giao cho tôi khá nhẹ nhàng. Buổi sáng khi sương muối đã tan, nhiệm vụ của tôi là nhấc các tấm che lên, sau đó phủ một lớp rơm lên để cây khỏi nắng và buổi tối trước khi sương muối xuống thì lại đậy chúng lên những cây quế trúc để bảo vệ chúng. Công việc tuy nhẹ nhưng chiếm thời gian khá lâu vì có đến hàng mấy trăm tấm che. Ở làng tôi, tôi đã trông thấy những người nông dân làm công việc đồng áng, nhưng tôi chưa bao giờ có.một ý niệm nào về sự chuyên cần, lòng can đảm và cường độ lao động của những người làm vườn ở ngoại ô Paris. Họ dậy sớm trước khi mặt trời mọc và khá lâu sau khi mặt trời lặn, họ mới đi ngủ. Họ đã đem hết sức mình ra, lao động cần cù suốt ngày dài đằng đẵng mà không hề than van, nhằm đạt được những vụ mùa bội thu.
Mặc dầu cuộc sống mới làm tôi khá mệt nhọc, nhưng tôi làm quen với nó khá mau. Đang tự do đi đây đi đó, bây giờ phải giam mình giữa bốn bức tường của khu vườn và suốt từ sáng đến tối phải lao động vất vả, nhưng ở đây tôi đã gặp một thứ quý giá nhất mà tôi tưởng đã mất đi vĩnh viễn: cuộc sống gia đình. Tôi có cái giường của mình, nơi nghỉ nghơi sau một ngày lao động. Tôi có chỗ của mình ở bàn ăn, nơi cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện trên đời. Và hơn nữa, chúng tôi cũng có thời gian dành cho nghỉ ngơi, vui chơi. Chiều chủ nhật, tất cả chúng tôi tụ tập dưới một giàn nho xinh xắn sát ngay nếp nhà, tôi lấy đàn hác-pơ treo trên cái đinh xuống và dạo nhạc cho hai anh em và hai chị em nhảy. Khi chán nhảy, họ muốn tôi hát cho họ nghe. Bài hát về thành phố Napolitaine bao giờ cũng gây cho Lise một hiệu quả không sao cưỡng lại được, cứ hát đến đoạn cuối cùng là mắt em đẫm lệ.
Lúc đó để làm em khuây khỏa, tôi chơi một điệu nhạc hề cùng với Capi. Đối với Capi chủ nhật cũng là ngày lễ hội, chủ nhật làm nó liên tưởng lại quá khứ.
Những ngày chủ nhật này cũng là những ngày chủ nhật của cụ Vitalis. Tôi chơi đàn hác-pơ và hát như là đang có mặt cụ. Càng lớn lên, tôi càng thêm hiểu rằng, đối với tôi, cụ Vitalis có ý nghĩa như thế nào...
Hai năm trời trôi qua như vậy. Nhờ có những lần đi chợ, đi đến kè bán hoa, đến Madeleine, Château d’Eau hoặc các cửa hàng hoa cùng với cha Acquin, dần dần tôi biết Paris.
Tôi đã trông thấy và tham quan nhiều tòa nhà nổi tiếng ở Paris, dạo chơi dọc theo kè sông, trên các đại lộ lớn, trong vườn Luxembourg, điện Tuiler-ies, đường Champ Sélysées.
Mùa đông đầu tiên của tôi trong gia đình thật là dài, công việc làm vườn chậm lại trong nhiều tháng. Lúc đó để buổi tối.có công có việc, sách được phân phát cho chúng tôi đọc.
Alexis và Benjamin không thừa hưởng được của cha thú học hành, thường tối nào cũng vậy, mới xem được ba bốn trang đã ngủ. Riêng tôi, ít ngủ hơn và tò mò hơn, tôi đọc tới tận giờ đi ngủ mới thôi.
Lise không biết đọc, nhưng thấy tôi đắm chìm trong sách, em tò mò muốn biết cái gì đã làm tôi ham thích đến như thế. Em muốn tôi đọc cho em nghe, chỉ cho em xem. Đó là mối quan hệ mới giữa chúng tôi. Tôi dạy em vẽ. Dạy lâu và khó nhưng vui biết mấy khi em chỉ vạch vài nét người ta đã hiểu em muốn vẽ gì. Cha Acquin ôm hôn tôi.
- Được đấy!... Ông cười nói... Sau này Lise sẽ trả nợ cháu.
Sau này có nghĩa khi em nói được vì gia đình Acquin không từ bỏ việc làm em lại biết nói. Chỉ có điều, các bác sĩ nói rằng, ngay lúc này chưa thể làm gì được, phải chờ một cơn kích động đã.
Được cha Acquin nhận làm con và bọn trẻ đối xử không khác gì anh em ruột, có lẽ tôi sẽ ở nơi lạnh giá này mãi mãi... nếu như không có một thảm họa một lần nữa lại xảy ra làm thay đổi đời tôi.
Sau khi đi thật lâu trong một phố lớn với đầy những cửa hàng to, đẹp, cụ Vitalis rẽ sang phải và ngay sau đó, chúng tôi tới một khu hoàn toàn nghèo khổ. Ở đây, những ngôi nhà cao và đen hầu như chạm vào nhau ở trên cao, một con suối không đóng băng chảy giữa lòng phố, và chẳng đếm xỉa gì đến làn nước hôi thối cuộn trong đó, một đám người đông nghịt cứ dẫn bộ trên vỉa hè nhầy nhụa. Chưa bao giờ tôi trông thấy những khuôn mặt xanh xao đến như thế, cũng chưa bao giờ tôi trông thấy bọn trẻ con cứ đi qua đi lại giữa.những người bộ hành một cách táo tợn đến như thế. Trong các quán rượu, mà quán rượu thì rất nhiều, có những người đàn ông và đàn bà đứng uống trước những quầy rượu bằng thiếc, vừa uống vừa la lối om xòm.
Tại góc một ngôi nhà, tôi đọc thấy tên phố Lourcine. Cụ Vitalis nhẹ nhàng tách những nhóm người làm vướng lối đi của cụ ra, còn tôi cố theo sát cụ, chỉ sợ lạc mất cụ.
Sau khi qua một cái sân lớn và một lối đi, chúng tôi tới một nơi như một loại giếng tối tăm và xanh ngăn ngắt chắc hẳn mặt trời không bao giờ chiếu tới. Nơi này trông còn thậm tệ và đáng sợ hơn tất cả những gì tôi đã trông thấy cho tới lúc ấy.
- Garifoli có nhà không? Cụ Vitalis hỏi một người đàn ông đang cầm giẻ lau lên tường dưới ánh sáng của một cái đèn.
- Tôi không biết, ông lên mà xem.
- Garifoli là tay chủ mà ông đã nói với cháu đấy... Cụ bảo tôi... Hắn ở đây.
Con phố, cái nhà đều không phải là những thứ có khả năng nâng lòng hăng hái của người ta lên. Vậy thì tay chủ như thế nào đây?
Cầu thang lên bốn tầng. Tới gần cửa, chúng tôi nghe thấy một tiếng vụt gọn, rồi một tiếng nữa, tiếp ngay sau đó là một tiếng kêu đến xé ruột. Một giọng đàn ông, giọng ngọt ngào đầu lưỡi, nói một vài tiếng gì đó. Cụ Vitalis xông vào gian phòng và giật khỏi tay người đàn ông kia, chẳng phải ai khác chính là Garifoli, một cái roi mà tay này đang dùng để đánh một đứa bé cởi trần.
Chúng tôi ở trong một nơi giống như vựa thóc lớn, ở giữa là một khoảng rộng có một lũ trẻ con, chung quanh kê độ mười cái giường.
Tường và trần màu gì không thể định nghĩa nổi.
Trên đường đi vào, tôi thấy một đứa bé ngồi trơ trọi trong một góc. Gương mặt nó thể hiện cả nỗi đau đớn và dịu hiền đến sâu sắc. Người ta không thể nào không nhìn nó, bởi vì ở nó có một nét quyến rũ toát ra từ đôi mắt đẫm lệ... Nhưng tôi trở lại chú ý đến chủ tôi.
Cụ khoanh hai tay đứng trước mặt Garifoli.
Tất cả xảy ra quá nhanh khiến Garifoli ngạc nhiên mất một lúc.
- Thật là nhục nhã!... Cụ Vitalis kêu lên... Đúng, thật nhục khi hành hạ trẻ con như vậy!
- Việc gì cụ dây vào? Garifoli nói.
- Việc mà liên quan đến cảnh sát ấy.
- Cảnh sát? Garifoli kêu lên.
- Phải! Chủ tôi trả lời không để tay chủ kia làm cho e dè sợ sệt.
- Vitalis, nghe này!... Thằng cha đó sau một thoáng e dè, đã bình tĩnh trở lại, nói với một giọng chế giễu... Đừng có dọa tôi! Dọa tôi là tôi sẽ tuôn chuyện ra đấy. Nếu như tôi nhắc lại cái điều mà tôi biết, nếu như tôi nói ra chỉ một cái tên thôi thì ai sẽ là người phải lo giấu giếm nỗi nhục nhã của mình nào?
Chủ tôi im, không trả lời được.
Nỗi nhục nhã của cụ? Tôi sửng sốt.
Tôi chưa kịp hết ngạc nhiên thì cụ đã nắm tay tôi lôi ra cầu thang.
Cụ Vitalis cứ đi, không nói câu gì chừng nào chúng tôi còn ở trong phố đông người. Nhưng tới một phố nhỏ vắng vẻ, cụ ngồi xuống một cái cột mốc, đưa tay lên trán nhiều lần, ở cụ đó là dấu hiệu của sự lúng túng.
- Nghe theo lòng hào hiệp là tốt, có lẽ thế... Cụ như nói với chính mình... Nhưng chính vì thế, ta mới phải ra vỉa hè Paris mà trong túi không một đồng xu... Con có đói không?
- Suốt từ lúc cụ cho cháu mẩu bánh mì sáng nay cháu đã ăn gì đâu.
- Thế thì cháu tội nghiệp của ta ơi, tối nay cháu phải nhịn đói mà đi ngủ thôi.
Lúc này đã về khuya, trời càng lúc càng buốt giá, gió bấc thổi về mỗ lúc một mạnh hơn. Đêm nay sẽ gay go đây.
Cụ Vitalis run lên. Trời tuy lạnh mà tay cụ nóng bỏng, người cụ co giật từng hồi.
- Cụ ốm rồi! Tôi nói.
- Ông sợ thế thật. Đáng lẽ lúc này ông phải có một cái giường ấm, một bữa cơm tối no nê trong một căn buồng có lửa sưởi. Nhưng tất cả những cái đó chỉ là giấc mơ thôi! Giờ ta sẽ làm thế này nhé. Khi nào ta gặp cảnh sát, ta sẽ để họ đưa về đồn vậy. Ông không muốn điều đó, nhưng ông càng không muốn để con chết rét. Vì vậy con ơi, hãy can đảm lên.
Cụ Vitalis đi rất vất vả, thở to và hổn hển như người đang chạy. Tôi hỏi cụ, cụ không trả lời và lấy bàn tay ra hiệu là cụ không nói được.
Chúng tôi lại tiếp tục lang thang trên phố, giữa những bức tường mà trên cao treo lủng lẳng đây đó một ngọn đèn đêm. Được một lát, cụ Vitalis dừng lại, hết hơi.
- Ông phải nghỉ thôi, không đi được nữa. Cụ nói.
Một cái cửa ra vào mở vào một hàng giậu và bên trên hàng giậu đó dựng một đống phân chuồng to. Gió thổi làm khô lớp rơm phủ trên cùng của đống phân và làm tung khá nhiều rơm rạ trên mặt phố ngay chân đống phân chuồng.
- Ông sẽ ngồi đây thôi. Cụ nói.
Cụ ra hiệu cho tôi thu thập chỗ rơm lại, rồi ngã phịch trên lớp rơm rác ấy. Răng cụ va vào nhau lập cập và cả người cụ run lên.
Khi tôi đã vun vén tất cả chỗ rơm thu thập được, tôi tới ngồi bên cụ Vitalis.
- Áp chặt người vào ông..., cụ nói,.. và đặt Capi lên trên mình cháu, nó sẽ truyền cho cháu một chút hơi ấm.
Cụ có vẻ mệt đến rã rời.
Liệu cụ có ý thức được tình trạng của mình không?
Điều đó tôi không bao giờ biết, nhưng đúng vào lúc tôi thu rơm vào mình và áp sát mình vào thân cụ, tôi cảm thấy cụ cúi xuống mặt tôi và hôn tôi.
Thường khi quá lạnh, người ta có thể bị tê cóng và sững sờ đến mê đi nếu ở ngoài trời.
Trường hợp của chúng tôi là như vậy.
Vừa thu mình sát vào cụ Vitalis xong thì mắt tôi cứ díp lại. Tôi cố hết sức mở mắt ra nhưng không sao làm nổi, tôi cấu vào cánh tay mình thật mạnh nhưng da tôi không còn chút cảm giác gì, tôi khó lòng làm mình thấy đau, dù chỉ hơi một chút. Tuy nhiên, chấn động đó cũng làm tôi còn có được phần nào ý thức.
Cụ Vitalis, lưng dựa vào cánh cổng, thở một cách mệt nhọc.
Capi đã ngủ, nằm giữa hai chân tôi, nép mình vào ngực tôi. Trên đầu chúng tôi, gió vẫn thổi ào ào. Trên phố không một bóng người, tất cả là một nỗi im lặng chết chóc. Sự im lặng làm tôi hãi hùng, tôi cảm thấy như mình cũng sắp chết ở đây. Ý nghĩ về cái chết đưa tôi trở về Chavanon.
Tội nghiệp má Barberin! Chết mà không gặp lại má! Rồi tôi nghĩ đến Arthur, đến bà Milligan.
Hai mắt tôi nhắm chặt, tim tôi lạnh cóng, hình như tôi ngất đi...
Tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên một cái giường, phòng tôi nằm có một ngọn lửa to chiếu sáng. Tôi nhìn quanh.
Tôi không hề biết căn phòng này cũng như những khuôn mặt quanh tôi: một người đàn ông mặc áo vét màu xám, đi đôi guốc màu vàng và ba bốn đứa trẻ, trong đó có một đứa bé gái trạc năm, sáu tuổi nhìn chòng chọc vào tôi với đôi mắt ngạc nhiên.
Tôi nhỏm dậy. Mọi người vồn vã quanh tôi.
- Cụ Vitalis đâu? Tôi hỏi.
- Nó hỏi cha nó đấy. Một thiếu nữ có lẽ là chị cả của bọn trẻ con nói.
- Đó không phải là cha tôi mà là chủ tôi, vậy cụ đâu? Con Capi đâu?
Nếu cụ Vitalis mà là cha tôi, chắc có lẽ họ còn lựa lời nói với tôi về tình trạng của cụ. Nhưng vì cụ chỉ là chủ tôi, nên họ xét thấy cứ đơn giản nói sự thật. Và sau đây là những điều họ cho tôi biết.
Khe cửa nơi chúng tôi náu mình là nhà một người làm vườn. Khoảng hai giờ sáng, ông ta mở cửa đi chợ thì phát hiện thấy chúng tôi nằm đó. Người ta gọi chúng tôi dậy để lấy chỗ cho xe đi, nhưng vì chẳng ai trong hai chúng tôi động đậy gì cả, chỉ có Capi sủa lên trả lời, nên họ mới nắm cánh tay chúng tôi lay dậy. Chúng tôi chẳng cựa quậy thêm chút nào. Thế là họ nghĩ có chuyện quan trọng đây.
Người ta mang đèn tới, kết quả khám nghiệm cho thấy cụ Vitalis đã chết rét, còn tôi thì cũng chẳng hơn mấy tí. Tuy nhiên, nhờ có Capi nằm trên ngực nên tôi còn giữ được chút hơi ấm và còn thoi thóp thở. Người ta bèn mang tôi vào trong nhà ông làm vườn, đặt vào trong giường của một đứa con vừa bị lôi dậy. Tôi nằm đó sáu tiếng đồng hồ, gần như đã chết. Nhưng rồi tuần hoàn được thiết lập lại, tôi dần thở mạnh lên, và vừa mới tỉnh dậy.
Lạnh cóng và tê liệt cả về thể xác lẫn trí tuệ, thế nhưng tôi vẫn đủ tỉnh táo để hiểu tầm quan trọng của những lời tôi vừa được nghe.
Cụ Vitalis đã mất!
Người đàn ông mặc áo vét màu xám, có nghĩa là người làm vườn, đã kể cho tôi nghe câu chuyện này. Trong khi ông kể, cô bé con có cái nhìn ngỡ ngàng không ngừng đưa mắt nhìn cha. Khi cha cô nói đến chỗ cụ Vitalis chết, cô hiểu tin này là một đòn thế nào đối với tôi, bởi vì cô nhanh chóng dời khỏi góc mình đứng, tiến về phía người cha, đặt bàn tay mình lên cánh tay ông, còn bàn tay kia chỉ vào tôi, đồng thời thốt lên một âm thanh rất lạ không phải tiếng người, nó như một tiếng thở dài êm đềm, đầy thương cảm. Lần đầu tiên kể từ khi chia tay với Arthur, tôi cảm thấy một tình cảm tin cậy và âu yếm, chẳng khác gì thời mà má Barberin nhìn tôi trước khi ôm hôn tôi. Cụ Vitalis đã chết, tôi chỉ có một mình, thế mà hình như tôi không cô đơn, cứ như thể cụ vẫn còn bên cạnh tôi.
- Phải, con ạ, cô bé Lise của cha... Người cha cúi xuống cô con gái... Điều đó làm cho cậu ta khổ thật đấy, nhưng đành phải nói sự thật thôi. Ta mà không nói, cảnh sát cũng sẽ nói.
Và ông tiếp tục kể cho tôi nghe chuyện mọi người đã đi báo cảnh sát như thế nào, họ đã mang cụ Vitalis đi ra sao, trong khi tôi được đặt vào giường Alexis, cậu con cả của ông.
- Còn Capi đâu ạ? Tôi hỏi khi ông ngừng lời.
- Capi?
- Vâng, con chó ấy ạ?
- Nó đi theo cái cáng rồi... Một trong những đứa trẻ nói... Nó cứ kêu rên mãi thôi.
Tôi quyết định đứng dậy, nhưng vừa đứng lên tôi đã suýt ngã, phải vịn vào một cái ghế dựa.
- Cháu cảm thấy khó chịu ư? Ông làm vườn hỏi tôi bằng giọng thương cảm.
Tôi trả lời quả tôi thấy khó chịu trong người và nếu như mọi người cho phép
, tôi sẽ ngồi cạnh ngọn lửa một lúc. Nhưng tôi không cần thêm hơi nóng, cái cần là thức ăn kia. Mùi thơm của súp bắp cải bay tới chỗ tôi làm tôi càng yếu lả thêm.
Cô bé con có cái nhìn là lạ mà cha cô gọi là Lise hình như đoán được ý nghĩ của tôi vì đột nhiên cô bỏ đi và ngay sau đó trở lại với một đĩa súp bắp cải. Tôi yếu đến nỗi nói không ra tiếng, tôi lấy tay ra hiệu cảm ơn cô, nhưng ông bố không để tôi còn thì giờ nữa, ông nói:
- Cầm lấy đi, cậu con trai của tôi ạ! Lise mang cho cậu đúng thứ cậu cầnđấy. Và nếu cậu muốn, sau đĩa này sẽ ăn thêm đĩa nữa.
Tôi ngốn hết đĩa súp chỉ trong có vài giây.
Khi tôi đặt chiếc thìa xuống, Lise thốt lên một tiếng kêu hài lòng. Cô cầm lấy chiếc đĩa từ tay tôi, đưa cho cha đi lấy thêm, rồi cô mang lại cho tôi với một nụ cười.
Cũng như lần đầu, đĩa súp hết chỉ trong một thoáng.
- Ái chà, cậu bé của tôi!... Ông làm vườn nói... Ăn gọn nhỉ.
Tôi đỏ mặt lên đến tận mang tai, nhưng sau một lát, tôi thấy tốt nhất là nên thú thật. Tôi bèn trả lời rằng, tôi đã phải nhịn đói nguyên ngày hôm qua.
- Còn chủ cháu thì sao?
- Cũng như cháu vậy.
Súp làm tôi khỏe lên, tôi đứng dậy định đi.
- Cháu định đi đâu? Người cha hỏi.
- Cháu đi tìm cụ Vitalis để nhìn mặt cụ lần cuối.
- Nhưng cháu biết chỗ nào mà tìm? Cháu trọ ở đâu?
- Cụ Vitalis và cháu chưa có chỗ ở vì vừa tới hôm qua.
- Thế cháu làm gì?
- Cháu chơi đàn hác-pơ, hát kiếm sống.
- Tốt nhất cháu nên trở về với cha mẹ.
- Cháu không có cha mẹ.
- Thế thì cũng phải có chú, có dì chứ.
- Không, cháu chẳng có ai cả.
Vừa nói tôi vừa tiến về phía cửa, chiếc đàn hác-pơ đeo trên lưng.
- Cháu không sợ những con đường xa ư?
- Dĩ nhiên cháu thích một cái giường êm, một chốn sưởi ấm.
- Cháu muốn giường êm, sưởi ấm bằng lao động chứ gì? Nếu như cả ngày phải đào đất vất vả cháu có nhận không? Nhưng bảo đảm có bánh mì, tối về có giường ngủ sẵn sàng, cháu ăn đĩa súp mà trong lòng thỏa mãn vì đã lao động để kiếm được nó.
Và hơn thế nữa, ở đây với chúng tôi, cháu sẽ có một gia đình.
Một gia đình!
Tôi sẽ không đơn độc nữa. Mấy cậu con trai kia sẽ là anh em của tôi, cô bé Lise sẽ là em gái tôi.
Trong những giấc mơ trẻ thơ của tôi, tôi đã nhiều lần tưởng tượng mình tìm thấy cha và mẹ nhưng chưa bao giờ nghĩ đến mình có anh, có chị, có em. Thế mà bây giờ tự nhiên người ta mang lại cho tôi.
Tôi vội bỏ dây đeo đàn xuống khỏi vai.
- Thế là trả lời rồi nhé. Người cha cười một cái cười thực sự thoải mái.
- Nào! Bé con của ta! Hãy treo đàn vào chiếc đinh này. Khi nào không muốn ở với chúng ta nữa, con cứ việc lấy nó xuống để mà bay đi.
- Cháu chỉ đi ra ngoài một lần này thôi..., tôi nói với ông,... để tìm cụ Vitalis.
- Đúng quá rồi. Con người trung hậu đó nói.
Ngôi nhà mà chúng tôi ngã khụy trước cửa thuộc vùng Glacière. Ông làm vườn, chủ nhân của ngôi nhà, tên là Acquin. Lúc tôi được nhận vào nhà này, gia đình họ gồm có năm người. Người cha - Pierre Acquin, hai con trai - Alexis và Benjamin, hai con gái - Étiennette, cô lớn và Lise, cô út.
Lise bị câm nhưng không phải là câm bẩm sinh. Lúc gần bốn tuổi, cô bé vẫn còn nói được, nhưng rồi một tai nạn đã xảy ra. Sau một trận sốt co giật, Lise đã mất đi khả năng phát âm, cô bé bị câm kể từ đó. May mắn thay, tai nạn này không ảnh hưởng đến trí thông minh của cô bé, cái gì cô cũng hiểu, hơn thế nữa cô còn thể hiện được tất cả mọi điều.
Bà Acquin mất sau khi sinh Lise được một năm. Kể từ ngày ấy, chị Étiennette đóng vai trò như một người mẹ trong gia đình. Chị ở nhà cơm nước, khâu vá...
Tôi treo cây đàn hác-pơ lên, chuẩn bị kể cho mọi người nghe chuyện chúng tôi đã bị lạnh, bị kiệt lsức ra sao, thì bỗng nghe thấy có tiếng cào cửa và tiếng sủa rên xiết.
- Capi rồi! Tôi đứng ngay lên.
Lise mở cửa và Capi nhảy vọt vào lòng tôi. Tôi ôm nó trong tay, nó liếm vào mặt tôi và sủa lên những tiếng mừng rỡ.
Tôi nhìn ông Acquin, ông hiểu tôi ngay.
- Capi sẽ ở đây cùng với cháu.
Con chó hình như hiểu, nó nhảy xuống đất, đưa chân phải lên chỗ trái tim, cúi chào. Trẻ con cười thích thú lắm, nhất là Lise. Tôi rất muốn Capi biểu diễn một tiết mục cho bọn trẻ con xem, nhưng Capi nhảy lên đầu gối tôi, hôn tôi, rồi lại nhảy xuống đất, kéo kéo tay áo vét của tôi.
- Nó muốn cháu đi ra ngoài, nó có lý.
- Để đưa cháu đến chỗ chủ cháu đấy.
Những nhân viên cảnh sát đã mang cụ Vitalis đi, nói rằng họ cần thẩm vấn tôi và họ sẽ trở lại trong ngày. Thấy tôi lo lắng và đoán ra lý do, người cha đưa tôi đến sở cảnh sát. Ở đó, người ta hỏi tôi hết câu nọ đến câu kia, còn tôi, tôi chỉ việc thuật lại những gì đã xảy đến với tôi và cụ Vitalis vào ngày hôm qua.
- Còn bây giờ thế nào? Ông cẩm hỏi.
Đến đây người cha can thiệp vào câu chuyện.
- Chúng tôi sẽ trông nom cháu, nếu các vị giao cháu cho tôi.
Giờ thì trả lời đến vấn đề cụ Vitalis, điều này khá khó đối với tôi vì tôi hầu như không biết gì về cụ cả. Tuy nhiên, có một điểm bí ẩn mà lẽ ra tôi có thể nói được. Chắc hẳn quý vị còn nhớ chuyện xảy ra trong lần biểu diễn cuối cùng của chúng tôi, cụ Vitalis hát hay đến nỗi làm một bà phu nhân phải ngạc nhiên và tán thưởng, rồi lại còn chuyện dọa dẫm của Garifoli. Những việc như thế khiến tôi cứ tự hỏi không biết có nên giữ im lặng hay không. Điều mà chủ tôi cẩn thận giữ kín đến như thế về cuộc đời mình, liệu có thể để lộ ra sau cái chết của cụ không?
Nhưng một đứa trẻ khó mà giấu nổi ông cẩm cảnh sát cái gì. Cảnh sát là những người có cách thẩm vấn làm bạn thua ngay không thoát nổi. Đó là điều đã xảy đến với tôi.
- Chỉ còn cách dẫn nó đến nhà tay Garifoli này. Ông cẩm nói với một nhân viên cảnh sát... Anh sẽ "làm việc" với thằng cha đó.
Cả ba chúng tôi cùng đi: viên cảnh sát, người làm vườn và tôi. Tôi dễ dàng nhận ra căn nhà. Thấy cảnh sát đến, lại nhận ra tôi nữa, Garifoli tái mặt. Tuy nhiên hắn trấn tĩnh ngay khi biết vì sao chúng tôi đến.
Hắn kể tóm lược những điều mình biết:
- Đơn giản thôi. Cụ tên là Carlo Balzani.
Cách đây khoảng ba mươi lăm, bốn mươi năm, ở Ý, Carlo là ca sĩ nổi tiếng nhất. Nhưng một ngày kia, cụ bị mất giọng và kể từ đó không còn là vua của các ca sĩ nữa. Cụ không muốn vinh quang của mình bị giảm sút do mất thanh danh ở những nhà hát không xứng đáng với mình. Cụ đổi tên, trở thành Vitalis. Cụ thử làm rất nhiều nghề nhưng không thành công. Cụ trở thành người làm trò chó. Nhưng dù khốn khổ mấy đi nữa trong cụ vẫn còn lòng tự trọng, cụ sẽ chết vì hổ thẹn nếu như công chúng biết rằng cái con người hiển hách Carlo Balzani đó, bây giờ chỉ còn là một cụ Vitalis già nghèo túng hiện nay.
Đó là lời giải thích điều bí ẩn đã kích thích trí tò mò của tôi không biết đến bao nhiêu!
Cụ Vitalis đáng phục quá! Giá như có người bảo tôi cụ đã từng làm vua chắc tôi cũng chẳng ngạc nhiên.
Ngày mai, người ta sẽ an táng chủ tôi và người cha hứa dẫn tôi đến dự lễ đưa quan.Nhưng hôm sau, tôi vô cùng thất vọng vì không sao dậy được do đêm đó tôi lên cơn sốt nặng. Tôi bị sung huyết phổi.
Chính nhờ trận sung huyết phổi đó mà tôi biết được lòng tốt của gia đình Acquin và đức tận tụy của chị Étiennette.
Thầy thuốc bảo phải đưa tôi đi nhà thương.
Như vậy đơn giản nhất. Tuy nhiên người cha không nghe theo lời khuyên này.
- Vì cháu rơi vào cửa nhà tôi, chúng tôi phải giữ cháu.
Bệnh tôi kéo dài và đau đớn, bị đi bị lại nhiều lần, nhưng chị Étiennette vẫn không hề giảm kiên trì và hy sinh. Rất nhiều đêm phải có người canh tôi, Alexis và Benjamin lần lượt thay nhau ngồi bên giường tôi.
Cuối cùng, thời kỳ dưỡng bệnh cũng đến, nhưng phải đợi tới mùa xuân mới ra khỏi nhà được.
Đến lúc ấy Lise đưa tôi đi chơi bên bờ sông Bièvre. Giữa trưa, khi mặt trời lên cao nhất, tay nắm tay, chúng tôi thong thả dạo chơi khắp vùng cùng với Capi.
Trong những cuộc đi chơi của chúng tôi, lẽ dĩ nhiên Lise không nói gì, nhưng chúng tôi không cần đến lời nói. Chúng tôi nhìn nhau và hiểu thấu nhau, đến nỗi chính tôi cũng chẳng cần nói với em.
Sau rồi thì sức lực tôi cũng trở lại và tôi đã có thể làm vườn. Tôi sốt ruột chờ đợi đến lúc này, vì tôi muốn mau mau làm việc để đền đáp công ơn to lớn cho những người đã cứu mạng và cưu mang tôi. Tôi chưa bao giờ lao động chân tay, nhưng hình như tôi lao động được, ít nhất là rất can trường. Tôi cứ nhìn mọi người chung quanh mà làm theo.
Đó là mùa mà cây quế trúc bắt đầu được đem tới các chợ Paris, cho nên cha Acquin lúc này trồng quế trúc, vườn chúng tôi rặt một giống cây này.
Công việc người ta giao cho tôi khá nhẹ nhàng. Buổi sáng khi sương muối đã tan, nhiệm vụ của tôi là nhấc các tấm che lên, sau đó phủ một lớp rơm lên để cây khỏi nắng và buổi tối trước khi sương muối xuống thì lại đậy chúng lên những cây quế trúc để bảo vệ chúng. Công việc tuy nhẹ nhưng chiếm thời gian khá lâu vì có đến hàng mấy trăm tấm che. Ở làng tôi, tôi đã trông thấy những người nông dân làm công việc đồng áng, nhưng tôi chưa bao giờ có.một ý niệm nào về sự chuyên cần, lòng can đảm và cường độ lao động của những người làm vườn ở ngoại ô Paris. Họ dậy sớm trước khi mặt trời mọc và khá lâu sau khi mặt trời lặn, họ mới đi ngủ. Họ đã đem hết sức mình ra, lao động cần cù suốt ngày dài đằng đẵng mà không hề than van, nhằm đạt được những vụ mùa bội thu.
Mặc dầu cuộc sống mới làm tôi khá mệt nhọc, nhưng tôi làm quen với nó khá mau. Đang tự do đi đây đi đó, bây giờ phải giam mình giữa bốn bức tường của khu vườn và suốt từ sáng đến tối phải lao động vất vả, nhưng ở đây tôi đã gặp một thứ quý giá nhất mà tôi tưởng đã mất đi vĩnh viễn: cuộc sống gia đình. Tôi có cái giường của mình, nơi nghỉ nghơi sau một ngày lao động. Tôi có chỗ của mình ở bàn ăn, nơi cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện trên đời. Và hơn nữa, chúng tôi cũng có thời gian dành cho nghỉ ngơi, vui chơi. Chiều chủ nhật, tất cả chúng tôi tụ tập dưới một giàn nho xinh xắn sát ngay nếp nhà, tôi lấy đàn hác-pơ treo trên cái đinh xuống và dạo nhạc cho hai anh em và hai chị em nhảy. Khi chán nhảy, họ muốn tôi hát cho họ nghe. Bài hát về thành phố Napolitaine bao giờ cũng gây cho Lise một hiệu quả không sao cưỡng lại được, cứ hát đến đoạn cuối cùng là mắt em đẫm lệ.
Lúc đó để làm em khuây khỏa, tôi chơi một điệu nhạc hề cùng với Capi. Đối với Capi chủ nhật cũng là ngày lễ hội, chủ nhật làm nó liên tưởng lại quá khứ.
Những ngày chủ nhật này cũng là những ngày chủ nhật của cụ Vitalis. Tôi chơi đàn hác-pơ và hát như là đang có mặt cụ. Càng lớn lên, tôi càng thêm hiểu rằng, đối với tôi, cụ Vitalis có ý nghĩa như thế nào...
Hai năm trời trôi qua như vậy. Nhờ có những lần đi chợ, đi đến kè bán hoa, đến Madeleine, Château d’Eau hoặc các cửa hàng hoa cùng với cha Acquin, dần dần tôi biết Paris.
Tôi đã trông thấy và tham quan nhiều tòa nhà nổi tiếng ở Paris, dạo chơi dọc theo kè sông, trên các đại lộ lớn, trong vườn Luxembourg, điện Tuiler-ies, đường Champ Sélysées.
Mùa đông đầu tiên của tôi trong gia đình thật là dài, công việc làm vườn chậm lại trong nhiều tháng. Lúc đó để buổi tối.có công có việc, sách được phân phát cho chúng tôi đọc.
Alexis và Benjamin không thừa hưởng được của cha thú học hành, thường tối nào cũng vậy, mới xem được ba bốn trang đã ngủ. Riêng tôi, ít ngủ hơn và tò mò hơn, tôi đọc tới tận giờ đi ngủ mới thôi.
Lise không biết đọc, nhưng thấy tôi đắm chìm trong sách, em tò mò muốn biết cái gì đã làm tôi ham thích đến như thế. Em muốn tôi đọc cho em nghe, chỉ cho em xem. Đó là mối quan hệ mới giữa chúng tôi. Tôi dạy em vẽ. Dạy lâu và khó nhưng vui biết mấy khi em chỉ vạch vài nét người ta đã hiểu em muốn vẽ gì. Cha Acquin ôm hôn tôi.
- Được đấy!... Ông cười nói... Sau này Lise sẽ trả nợ cháu.
Sau này có nghĩa khi em nói được vì gia đình Acquin không từ bỏ việc làm em lại biết nói. Chỉ có điều, các bác sĩ nói rằng, ngay lúc này chưa thể làm gì được, phải chờ một cơn kích động đã.
Được cha Acquin nhận làm con và bọn trẻ đối xử không khác gì anh em ruột, có lẽ tôi sẽ ở nơi lạnh giá này mãi mãi... nếu như không có một thảm họa một lần nữa lại xảy ra làm thay đổi đời tôi.
Hết