Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Vị Giáo Sư Của Trường Lea House - The Usher Of Lea House School - Truyện kinh dị - Sir Arthur Conan Doyle

Thông tin truyện

Vị Giáo Sư Của Trường Lea House Chương : 1
Tác giả : Sir Arthur Conan Doyle
Quốc gia : Anh Thể loại : Kinh dị Số chương : 1  Người đăng : Hồ Vũ Tuấn Anh
Đọc truyện

Serve 1

Ông Lumsden, một trong những vị giám đốc của cơ quan giới thiệu chỗ làm cho các giáo sư, là một người nhỏ nhắn, ăn mặc chỉnh tề, nhưng lại là người có những bộ điệu thô cục, một cái nhìn sắc sảo và một giọng nói sâu sắc. Ông ấy hỏi tôi  - Thưa ông, tên ông là gì? Ông ấy nhúng ngòi bút vào lọ mực để chuẩn bị ghi chép vào một cuốn sổ lớn có những gạch đỏ được mở ra trước mặt ông ấy. - Harold Weld  - Oxford hay Cambridge?  - Cambridge  - Bằng cấp gì?  - Thưa ông, không có.  - Là vận động viên hả?  - Tôi rất tiếc là không lỗi lạc lắm.  - Chưa bao giờ được tuyển chọn hả?  - Chưa bao giờ.  Ông Lumsden lắc đầu với một vẻ chán nản, rồi ông ấy nhún vai với một điệu bộ mà tôi tin chắc rằng đã làm giảm các hy vọng của tôi xuống tới số không.  Ông ấy nói với tôi:  - Ông Weld này! Với các chức giáo sư, sự tranh đua rất gay go đó. Ít khi có những chỗ trống, và các ứng viên thì nhiều vô kể. Một vận động viên vào loại nhất, một tay vô địch về chèo thuyền hoặc một hảo thủ về Criket, hoặc một người đã giật được một vài văn bằng một cách lỗi lạc thường kiếm được chỗ làm. Một hảo thủ về Criket không bao giờ bị thất nghiệp trong ngành giáo dục, nhưng người trung bình, ông Weid ạ, nếu ông cho phép tôi dùng tính từ này, thì gặp những trở ngại rất lớn, nếu không nói là những trở ngại không thể vượt qua được. Trên các danh sách, chúng tôi đã có tên khoảng trên một trăm người trung bình. Nếu ông nghĩ rằng tôi phải ghi thêm tên ông vào, thì tôi hy vọng rằng từ nay tới vài năm nữa chúng tôi sẽ có thể tìm cho ông một việc làm đó... Ông ấy ngừng lại vì có ai đó gõ cửa. Một nhân viên mang tới cho ông ấy một cái thư. Ông Lumsden mở phong bì ra.  - À này ông Weld! Đây là một sự ngẫu nhiên đặc biệt thú vị. Tôi nghĩ rằng tôi đã biết ngành chuyên môn của ông là tiếng Latin và tiếng Anh, và trong ít lâu nữa ông sẽ chấp nhận một chỗ làm trong một lớp sơ đẳng, nơi đó ông sẽ có thì giờ để làm các công việc riêng được chứ?  - Thật vậy.  - Lá thư này là lời thỉnh cầu của một trong các thân chủ kỳ cựu của chúng tôi, tiến sĩ Philps McCarthy ở trường học Willow Lea House, West Hampstead. Ông ấy yêu cầu tôi gởi ngay cho ông ấy một thanh niên có đầy đủ khả năng để dạy tiếng Latin và tiếng Anh cho một lớp nhỏ các bé trai dưới mười bốn tuổi. Tôi thấy hình như chức vụ này thích hợp một cách chính xác với công việc mà ông đang tìm kiếm. Các điều kiện không có gì là khác thường: 60 bảng, nơi ăn ở đầy đủ, có chỗ giặt ủi. Nhưng công việc không có gì là quá quắt, do đó ông sẽ có thể sử dụng nhưng buổi tối cho riêng ông.  - Đó là công việc làm được! Tôi kêu lên với tất cả sự ham thích của một người sau nhiều tháng tìm kiếm hoài công nay cuối cùng đã kiếm được việc làm.  - Còn tôi, tôi đang tự hỏi, liệu tôi có xử sự một cách đúng đắn với những người đã có tên trong sổ của tôi không?... Ông Lumsden lẩm bẩm nói trong khi liếc mắt nhìn vào cái danh sách đồ sộ của ông ấy... Nhưng sự ngẫu nhiên thật quá kỳ tuyệt khiến cho tôi thấy rằng, tôi phải dành sự ưu tiên cho ông.  - Thưa ông, tôi xin chấp nhận và tôi vô cùng biết ơn ông!  - Lá thư của Tiến sĩ McCarthy có chứa đựng một điều kiện. Ông ấy yêu cầu ứng viên phải có tính nết rất tốt, rất tốt.  - Tôi có tính nết rất tốt! Tôi khẳng định với sự xác tín.  - Này!... Ông Lumsden nói sau đôi chút ngập ngừng... Tôi hy vọng rằng tính nết của ông cũng tốt được như lời ông đã nói, vì tôi có cảm tưởng là ông sẽ cần phải có tính nết tốt. Tôi giả thiết rằng, bất kỳ một giáo sư nào trong một lớp sơ đẳng cũng phải có tính nết tốt.  - Phải, thưa ông.  - Nhưng tôi phải báo trước với ông rằng tình thế của ông có rủi ro sẽ gặp phải một vài trạng huống khá kinh khủng. Tiến sĩ McCarthy đã không đặt ra điều kiện này nếu không có một lý do khẩn yếu và quan trọng.  Tiếng nói của ông ấy có một giọng trang nghiêm làm cho sự vui mừng của tôi nguội lạnh đi đôi chút. Tôi hỏi:  - Tôi có thể xin ông nói cho biết rõ hơn về thực chất của các trạng huống này không?  - Chúng tôi cố sức giữ sự công bằng giữa các thân chủ của chúng tôi, và tuyệt đối trung thành với từng người trong bọn họ. Nếu tôi thấy những trở ngại về phía bản thân ông, chắc chắn là tôi sẽ thông báo cho tiến sĩ McCarthy. Do đó, tôi không cảm thấy sự e ngại nào khi xử sự như vậy đối với ông... Ông giở từng trang quyển sổ của ông ấy... Tôi đọc trong đây là trong khoảng 12 tháng qua, chúng tôi đã không cung cấp cho trường học Willow Lea House dưới bảy giáo sư tiếng Latin. Bốn người trong bọn họ đã rời bỏ chức vụ một cách quá đột ngột đến nỗi họ đã không lĩnh lương của những tháng đầu tiên của họ, không một ai đã ở lại quá 8 tuần lễ.  - Còn những giáo sư khác? Họ có ở lại không?  - Chỉ có một giáo sư khác cư ngụ ở phía bên kia. Không có vẻ gì là ông ấy đã đổi chỗ. Ông Weld ạ, ông có thể hiểu rằng những sự ra đi nhanh chóng như vậy không phải là điều đáng khen trong phương diện một ông hiệu trưởng, bất kể những gì mà một người đại diện làm việc ăn tiền hoa hồng có thể nói ra để bênh vực họ. Tôi tuyệt nhiên không biết tại sao các vị đó đã khước từ công việc của họ. Tôi chỉ có thể chỉ cho ông thấy các sự kiện, và khuyên ông đến ngay tức thì để gặp tiến sĩ McCarthy và sau đó tự mình quyết định lấy.  Trong tâm trạng một người không có gì để mất cả, tôi không mấy để ý đến điều ông ta nói, chỉ muốn được nhận việc ngay. Thế là với sự hoàn toàn thanh thản, kèm theo sự thúc đẩy của tính hiếu kỳ sôi nổi, vào lúc đầu giờ buổi chiều, tôi đến ngay trường học Lea House. Trường là một tòa nhà đồ sộ vuông vức, xấu xí, được xây dựng ở giữa một khu đất tư. Từ ngoài đường lộ có một lối đi rộng dẫn vào tới trường. Trường được xây khá cao, và từ đó, ở một phía, ta có thể trông thấy những mái nhà xám và những tháp chuông nhỏ ở mạn Bắc London, còn ở phía kia là vùng có rừng cây và thoáng đãng viền quanh khu ven đô. Một chú hầu nhỏ ra mở cửa cho tôi, dẫn tôi vào một văn phòng bày biện sang trọng, ở đó vị hiệu trưởng đã mau lẹ tiếp đón tôi. Những lời cảnh báo và những câu nói bóng gió của người đại điện đã làm cho tôi nghĩ rằng tôi sẽ phải đứng trước một người hay cáu kỉnh và không thể chịu đựng được mà cách cư xử phải là một chuỗi những sự gây gổ không thể dung thứ được đối với các thuộc viên của ông ấy. Nhưng sự thật lại tỏ ra hoàn toàn khác hẳn. Ông hiệu trưởng là một người hiền lành, ốm o, hơi gù một chút, mặt mày nhẵn nhụi. Ông ta thích dùng một lối lịch sự gần như thái quá. Mái tóc để kiểu bàn chải của ông ấy đã lốm đốm bạc, chắc ông ấy độ sáu mươi tuổi. Ông ấy nói một giọng ngọt ngào và dáng điệu ông ấy không thiếu vẻ cao nhã. Ông ấy hoàn toàn có dáng điệu một vị giáo sư đức độ phần lớn trong công việc về sách vở hơn là trong các khó khăn thực tế của đời sống.  - Ông Weld ạ! Chúng tôi sẽ rất sung sướng được sự giúp đỡ của ông... Ông ấy nói với tôi sau vài câu hỏi về nghề nghiệp... Ông Percival Manners đã rời bỏ tôi hôm qua, và tôi nhiệt liệt cầu mong rằng ông sẽ đảm nhận công việc ngay từ ngày mai.  Tôi hỏi thêm:  - Có phải là ông Percival Manners ở Seluryn không?  - Đúng thế! Ông biết ông ấy à?  - Vâng, đó là một trong các người bạn của tôi.  - Một giáo sư tuyệt hảo, nhưng tính hơi nóng nảy, đó là khuyết điểm duy nhất của ông ấy. Bây giờ ta quay lại về chuyện của ông, ông Weld ạ. Ông có giữ vững được sự kiềm chế các dây thần kinh của ông không? Vì lòng tôn trọng sự tranh luận, ta hãy giả thiết rằng có khi tôi quên thân phận của mình đến đỗi thành ra vô lễ với ông, hoặc là nói năng thô lỗ với ông, hoặc là bằng cách này hay cách khác làm thương tổn các tình cảm riêng của ông. Thế nên tôi muốn hỏi liệu chúng tôi có thể tin vào sự kiềm chế các phản ứng của ông không?  Tôi mỉm cười nghĩ rằng cái anh chàng nhỏ thó, hiền lành và lịch sự này sẽ có thể làm cho tôi nổi giận.  - Thưa ông! Tôi nghĩ là tôi có thể trả lời được câu này.  Ông ấy nói: - Những cuộc cãi lộn rất cực nhọc đối với tôi. Tôi muốn rằng dưới mái trường của tôi, sự hài hòa phải được toàn diện. Tôi không chối cãi rằng ông Percival Manners đã bị khiêu khích, nhưng tôi muốn rằng ở đây phải có một người nào biết vươn lên bên trên những sự khiêu khích, và khi sự việc xảy ra, có thể hy sinh các tình cảm riêng tư vì lợi ích của sự hòa thuận và sự thân thiện.  - Thưa ông, tôi sẽ cố gắng hết sức mình.  - Ông Weld này, ông không cần nói thêm gì nữa. Tối nay tôi sẽ đợi ông, nếu khoảng thời gian ngắn ngủi này đủ cho ông chuẩn bị đồ đạc, quần áo.  Không những thời gian đủ cho tôi thu dọn quần áo cho vào va-li, mà nó còn cho phép tôi đi tới câu lạc bộ Benedict ở Piccadilly, nơi mà tôi biết cách tìm thấy Manners nếu ông ta còn ở thủ đô. Quả thật tôi đã phát hiện ra ông ấy ở phòng hút thuốc, và tôi lợi dụng cơ hội này để hỏi ông ấy xem vì lý do nào mà ông ấy đã từ bỏ việc làm.  - Ngay cả anh cũng định tới làm việc ở trường học của tiến sĩ McCarthy à?... Ông ấy sửng sốt kêu to lên... Anh bạn thân ơi, đừng thử nữa, vô ích thôi! Chắc chắn là anh sẽ không thể trụ lại ở đó đâu.  - Nhưng tôi đã gặp ông ấy mà! Tôi thấy ông ấy có vẻ thuộc hạng người hiền lành, không làm hại ai. Tôi chưa từng thấy ai cù lần hơn.  - Ông ấy hả? Ồ, ông ấy thì rất tốt! Với ông ấy, không có gì phải sợ cả. Anh có trông thấy Theophilus St.James không?  - Chưa bao giờ nghe thấy cái tên đó. Y là ai vậy?  - Bạn đồng nghiệp của anh đó, một giáo sư khác.  - Không, tôi không gặp hắn ta.  - Chính hắn mới là sự khủng khiếp! Nếu anh có thể chịu đựng được hắn, thì chỉ có một trong hai trường hợp thôi: hoặc anh là một tín đồ Cơ đốc gương mẫu, hoặc anh là một kẻ nằm dưới cả số không. Không có ai vô giáo dục và kiêu căng hơn hắn nữa.  - Nhưng tại sao McCarthy lại bao dung hắn ta?  Ông bạn tôi suy nghĩ một lát sau làn khói điếu thuốc lá của ông. Sau cùng, ông nhún vai và nói: - Anh sẽ tự mình đưa ra ý kiến đi. Về phần tôi, tôi đã có ý kiến gần như ngay tức thì, và không gì làm thay đổi được nó.  - Anh đã giúp tôi rất nhiều khi cho tôi biết việc này.  - Khi anh thấy một người ở trong nhà hắn ta mà chịu để cho công việc của mình đi tới chỗ thất bại, chịu để cho sự yên ổn của mình bị hủy, chịu để cho quyền hành của mình luôn luôn bị làm hư hỏng bởi một trong các thuộc viên của mình, mà hắn vẫn lẳng lặng tòng phục tình trạng đó không một lời phản kháng thì ý kiến của anh như thế nào?  - Hẳn là gã thuộc viên đã khống chế được ông hiệu trưởng. Percival Manners gật đầu tỏ vẻ đồng ý.  - Anh đoán đúng đấy. Anh đã bắn trúng đích ngay từ phát đạn đầu tiên. Dường như không còn cách giải thích nào khác. Vào một thời kỳ nào đó trong đời ông ấy, ông tiến sĩ McCarthy nhỏ bé đã phạm một sai lầm. Là con người thì ai mà chẳng có lúc mắc sai lầm. Tất cả chúng ta đều đã làm những điều xằng bậy. Nhưng sai lầm của ông ấy đã rất trầm trọng, và anh chàng kia đã biết chuyện này nên bắt bí ông ấy. Đó là sự thật. Từ cội nguồn câu chuyện, rút lại là một vụ bắt bí. Nhưng vì hắn ta không có một uy quyền nào đối với tôi và vì không có một lý do nào để tôi phải chịu đựng sự láo xược của hắn ta, nên tôi bỏ đi, và tôi trông đợi là anh cũng sẽ làm như vậy trong chẳng bao lâu.  Thế là tôi không thấy tâm trạng vui vẻ lắm khi tôi đứng trước mặt người mà tôi vừa được biết nhiều chuyện xấu xa.  Tiến sĩ McCarthy tập hợp chúng tôi trong văn phòng của ông ấy để giới thiệu người này với người nọ ngay trong buổi tối đầu tiên. Ông ấy nói với một giọng rất nhu hòa.  - Đây bạn đồng nghiệp mới của ông, ông St.James. Tôi hy vọng rằng cả hai ông đều sẽ rất thông cảm nhau và dưới mái trường này tôi sẽ chỉ thấy cảm tình và lòng tôn trọng giữa mọi người với nhau.  Chắc chắn là tôi cùng chia sẻ niềm hy vọng với tiến sĩ McCarthy, nhưng khi tôi tiến hành một cuộc xét nghiệm kỹ càng người bạn đồng nghiệp của tôi thì viễn cảnh tỏ ra không khích lệ với tôi chút nào. Hắn ta chừng 30 tuổi, có cặp mắt và mái tóc đen, một cái cổ của con bò rừng. Tất cả đều có vẻ chứng tỏ rằng hắn được trời phú cho một thể lực phi thường. Tuy nhiên hắn có một chiều hướng rõ ràng về sự mập phì, điều này chứng tỏ là nhà thể thao này đang trong thời kỳ tập luyện. Hắn có một bộ mặt phì nộn, cục cằn, thô bạo cùng cặp mắt đen, nhỏ ti hí nằm lọt thỏm trong các hố mắt. Cái quai hàm nặng nề, đôi tai vểnh lên, hai cái chân vòng kiềng vằn đầy bắp thịt. Vậy đó, bề ngoài của hắn dường như cũng đủ khắc họa về một con người khó gây được cảm tình.  Hắn nói với tôi với một vẻ cục cằn.  - Hình như anh chưa bao giờ dạy học phải không? Hãy tin tôi đi, đó là một nghề buồn nản. Rất nhiều công việc mà lương lậu chết đói. Anh sẽ mau chóng hiểu rõ thôi.  Ông hiệu trưởng nói xen vào.  - Nhưng cũng có một vài sự đền bù. Ông đã rất vừa lòng phải không, ông St.James?  - Ông thấy vậy à? Tôi à, tôi không bao giờ có thể phát hiện ra điều đó. Ông gọi những sự đền bù là cái gì?  - Lúc nào cũng thấy mình ở trước mặt lũ trẻ nhỏ là một đặc lợi. Nó cho phép ta được trẻ trung mãi, vì ta được hưởng cái phản ánh của sự hăng hái và tính yêu đời của chúng.  - Những con vật nhỏ, hừ! Anh bạn đồng nghiệp của tôi la lớn.  - Này, này, ông St.James! Ông xét đoán chúng quá nghiêm khắc đó.  - Cứ trông thấy chúng là tôi bực bội rồi! Nếu tôi có thể đốt lên một ngọn lửa ăn mừng bằng chính lũ chúng, bằng những quyển tập mắc dịch của chúng, bằng những quyển sách của chúng và những cái bảng đen bằng đá của chúng, thì tôi sẽ đốt ngay buổi chiều hôm nay!  - Đó là cách nói năng của ông St.James... Ông hiệu trưởng nói với tôi, kèm theo một nụ cười hơi bực bội... Xin ông chớ quá chấp nhất vào câu chữ. Ông Weld này, ông đã biết phòng của ông ở đâu rồi chứ? Chắc chắn là ông cũng phải thu xếp một vài việc nhỏ. Ông càng xếp đặt sớm chừng nào thì ông càng nhanh chóng cảm thấy quen ngay mà.  Tôi có cảm tưởng là ông ấy muốn tránh ngay cho tôi khỏi cái uy lực của anh chàng đồng nghiệp kỳ quái. Riêng tôi, tôi cảm thấy khoan khoái khi được thoát ra cuộc nói chuyện khó chịu này. Một thời kỳ trong đời tôi đã bắt đầu như vậy, có lẽ là thời kỳ đặc biệt nhất mà tôi phải trải qua. Trong nhiều khía cạnh tôi thấy trường học là rất tốt. Tiến sĩ Philps McCarthy là một ông hiệu trưởng lý tưởng. Ông sử dụng những phương pháp hiện đại, hợp lý. Sự tổ chức thì không chê vào đâu được. Tuy nhiên trong lòng bộ máy hoàn hảo này, cái lão St.James kỳ quái nọ đã đem tới một sự rắc rối không thể mô tả được. Hắn gây ra vô số những điều thất thố chồng chất. Hắn phụ trách việc dạy tiếng Anh và Toán, nhưng tôi không biết hắn ta dạy dỗ thế nào vì các lớp học của chúng tôi được dạy trong các phòng riêng biệt. Tuy nhiên, điều tôi biết chắc chắn là lũ trẻ con sợ và ghét hắn ta lắm lắm. Chúng đã có những lý do đúng để làm điều này, vì lớp tôi dạy thường xuyên bị gián đoạn bởi những tiếng gầm thét giận dữ, và ngay cả bởi tiếng các ngọn roi hắn đánh học sinh vọng từ lớp bên cạnh sang.  Tiến sĩ McCarthy đã dành phần lớn thì giờ của mình trong lớp của hắn ta, để trông coi thầy giáo nhiều hơn là trông coi học trò, và để trấn tĩnh tính nóng nảy của hắn ta mỗi khi nó có chiều hường trở thành nguy hiểm.  Thế nhưng, cách cư xử của chàng đồng nghiệp này đối với ông hiệu trưởng thì lúc nào cũng đáng ghét. Buổi nói chuyện đầu tiên mà tôi đã kể lại thật sự là điển hình cho việc giao tiếp của họ. Hắn không ngần ngại gì khi thẳng thừng bắt bẻ ông ấy. Không bao giờ hắn bày tỏ một chút lễ độ nào đối với ông ấy, và tôi thú thật là tôi đã phát cáu lên khi nhìn thấy sự phục tùng êm ả của tiến sĩ McCarthy cũng như sự nhẫn nại mà ông đáp lại cách đối xử hèn hạ này. Tuy nhiên trong những lần giao tiếp như vậy, tôi không thể nào thoát ra khỏi nỗi ám ảnh kinh hoàng khi nghĩ tới cái giả thuyết mà anh bạn Manners đã đưa ra. Nếu giả thuyết này đúng (và tôi không mường tượng ra một lối giải thích nào khác), thì phải chăng tội lỗi ngày xưa của ông hiệu trưởng già quá bẩn thỉu đến mức làm cho ông ấy phải cúi đầu trước thằng cha này. Ông già hiền lành này có thể là một tên giả mạo, một anh giả đạo đức đến tận tâm can, một tên tội phạm, một tên mang tội đầu độc chăng? Chỉ một sự bí mật ở tầm cỡ này mới có thể biện minh được sự tòng phục hoàn toàn của ông ấy trước một gã đàn ông trẻ tuổi. Nếu không thế, tại sao ông ấy lại chấp nhận trong trường học của ông ấy một sự hiện diện đáng căm hận như vậy, và một uy thế độc hại như vậy? Tại sao ông ấy chịu chấp nhận những điều sỉ nhục đã làm nổi lên sự phẫn nộ của những kẻ bàng quan?  Nếu sự việc là đúng như vậy thì tôi phải buộc lòng mà thú nhận rằng ông hiệu trưởng đã đóng vai trò của mình với một sự mập mờ kỳ tuyệt. Không bao giờ ông ấy tỏ ra bằng lời nói hay bằng cử chỉ là sự hiện diện của anh chàng đồng nghiệp của tôi làm cho ông ấy khó chịu. Đúng là tôi có trông thấy ông ấy buồn bực sau một vài chuyện bất như ý này nọ, nhưng theo ý tôi thì những chuyện đó phần lớn là có liên quan tới lũ học trò nhỏ hoặc tới chính bản thân tôi, chớ không phải vì hắn ta. Ông ấy luôn nói St.James với một thái độ khoan dung đến không ngờ trong khi những việc làm đó của hắn ta làm tôi giận sôi lên. Trong cung cách ông ấy đối xử với hắn ta không có một chút dấu vết nào của sự hận thù, mà là một thứ thiện chí e dè và khẩn khoản. Ông ấy tự nguyện tìm kiếm sự bầu bạn với hắn, và họ cùng ở bên nhau nhiều giờ đồng hồ trong văn phòng của ông ấy hay ngoài vườn.  Về phần những sự giao tiếp của tôi với Thesphilus St.James thì tôi đã nhất quyết ngay từ đầu là giữ sự bình tĩnh và tôi kiên quyết làm như vậy. Nếu ông tiến sĩ McCarthy chọn cách để dung thứ sự thiếu tôn trọng này và để tha thứ cho những lời nhục mạ của hắn ta thì đó dù sao cũng là chuyện riêng của ông ấy, chớ không phải là chuyện của tôi. Tất nhiên là ông ấy chỉ muốn một điều: sự hòa thuận diễn ra giữa chúng tôi. Mà sự giúp đỡ to tát nhất mà tôi có thể đem tới cho ông là chấp nhận lời ước nguyện này. Và cách tốt nhất để đạt được điều này chẳng có gì tốt hơn là nên né tránh anh bạn đồng nghiệp của tôi. Nếu tình cờ chúng tôi gặp mặt nhau, tôi luôn cố giữ vẻ điềm tĩnh, lễ độ xa vắng. Về phần hắn ta, hắn không biểu lộ với tôi một ý muốn xấu xa, cố chấp nào, nhưng dù thế tôi vẫn cảm thấy như mọi hành động, thái độ của hắn đều toát lên vẻ thân mật giả tạo khó chịu như thể hắn muốn cầu thân với tôi. Hắn tới tấp đưa ra những lời ve vãn dẫn dụ tôi vào trong phòng hắn mỗi tối, với mục đích là uống rượu và đánh cờ. Hắn nói với tôi: - Chớ quan tâm tới ông già McCarthy! Đừng sợ ông ta. Chúng ta cứ làm điều gì mà chúng ta thấy muốn làm. Tôi đoan chắc với anh rằng ông ấy sẽ không thấy gì bất tiện trong các việc đó đâu.  Tôi chỉ tới phòng hắn có một lần vào một buổi tối buồn bã, không có việc gì làm. Sau đó viện cớ phải học hành thêm, tôi chuồn thẳng và kể từ sau đêm đó đó không bao giờ đến chơi nhà hắn nữa.  Tuy nhiên, tính tò mò lại thôi thúc tôi. Tôi rất muốn biết gã St.James đã uy hiếp ông tiến sĩ McCarthy từ bao giờ và bằng cách nào mà hắn lại làm được như vậy. Tôi không tài nào khai thác từ người này hay người kia một mảy may tin tức gì về chuyện này. Những câu hỏi mà tôi đặt ra về vấn đề này đều được tránh né hay làm lơ đi một cách quá rõ rệt khiến cho tôi đi tới kết luận là cả hai người đều muốn che dấu sự thật. Nhưng một buổi tối khi nói chuyện dông dài với bà Corter, nữ quản gia (ông hiệu trưởng goá vợ), tôi đã lấy được thông tin mà tôi đang tìm kiếm. Tôi không cần phải tra hỏi bà ta dò la tin tức, vì tình thế hiện nay làm bà ta phẫn nộ, và bà ta căm ghét anh chàng đồng nghiệp của tôi. Bà ấy nói với tôi:  - Ông Weld ạ, đã ba năm rồi, hắn ta làm ô uế cái bực cửa này lần đầu tiên. Ôi chà, đối với tôi đó là ba năm trời khủng khiếp. Ông có thể tin lời tôi. Trường học có năm mươi trẻ nhỏ, hôm nay chỉ còn có hai mươi đứa. Đó là kết quả của ba năm trời. Thêm ba năm nữa. chắc sẽ chẳng còn một mống nào. Còn tiến sĩ McCarthy, vị thánh về tính nhẫn nại này! Ông đã thấy ông ấy bị đối xử như thế nào, trong khi gã nọ thật không đáng buộc dây giày cho ông ấy? Nếu không có tiến sĩ McCarthy thì ông có thể tin chắc rằng tôi sẽ không có bất kỳ ai ở lại một giờ dưới cùng một mái nhà với một con người như vậy. Tôi cũng đã từng nói thẳng điều ấy vào mặt hắn ta đấy, ông Weld ạ... Mà thôi, tôi nghĩ là tôi đã nói nhiều hơn những điều mà tôi không nên nói. Bà ấy ngừng lại, và không đề cập về vấn đề đó thêm một lần nào nữa.  Về phần tôi, tôi vẫn tiếp tục quan sát gã đồng nghiệp khó chịu của mình và nhận thấy một số điều kỳ cục ở hằn ta. Trước hết, anh bạn đồng nghiệp của tôi ít khi tập thể dục. Không bao giờ hắn đi đến bãi tập thể thao (bãi này nằm trong khuôn viên nhà trường). Nếu lũ trẻ nhỏ có đi ra ngoài dạo chơi, thì hoặc là tôi hoặc tiến sĩ McCarthy đi kèm bọn chúng, chứ St.James thì không bao giờ. Viện cớ bị đau đầu gối kinh niên, hắn luôn từ chối những việc như vậy. Riêng tôi, thì tôi cho rằng chẳng qua là hắn làm biếng. Vả chăng đã hai lần từ cửa sổ phòng mình, tôi trông thấy hắn lén lút đi ra khỏi trường vào một giờ khuya khoắt, lần thứ nhì tôi thấy hắn trở về lúc sáng sớm tinh mơ, và hắn lẻn vào trong nhà qua một cái cửa sổ để ngỏ. Không bao giờ hắn đả động một chút gì tới những cuộc đi chơi lén lút này, những cuộc đi chơi đã phủ nhận câu chuyện bịa đặt về đầu gối hắn, nhưng càng làm tăng thêm sự ghê tởm mà hắn đã gợi ra cho tôi. Tôi ghi nhận một điểm khác nữa tuy là nhỏ nhặt nhưng cũng đáng lưu ý. Gần như hắn không bao giờ nhận được thư từ. Những thứ duy nhất mà bưu điện gởi tới cho hắn chỉ là những hóa đơn của các hãng buôn. Vì tôi thường hay dậy sớm, tôi có thói quen tự mình ra lấy thư tín trong một đống thư để trên bàn ngoài phòng lớn. Do đó, tôi có thể nhận thấy là hầu hết không bao giờ có một thứ gì cho ông Thesphilus St.James. Tôi thấy tình trạng đặc biệt này có vẻ là những điềm xấu.  Vậy thì gã này là hạng người thế nào mà trong quãng đời 30 năm lại không có bạn bè nào?  Nhưng dù sao thì ông hiệu trưởng và hắn cũng rất thân mật nhau. Đã hơn một lần, khi tình cờ vào một căn phòng, tôi thấy họ đang thì thầm nói chuyện với nhau. Rồi họ khoác tay nhau đi ra hóng mát trong vườn nhưng chủ yếu là để tiếp tục câu chuyện. Tôi trở nên quá hiếu kỳ muốn biết thực chất của mối liên hệ đã kết hợp họ với nhau đến nỗi sự hiếu kỳ này đã lấn át tất cả những mục đích khác trong đời tôi. Ở trong trường học, ở ngoài trường học, tôi chỉ còn quan tâm tới việc theo dõi ông tiến sĩ Philps McCarthy và anh chàng Thesphilus St.James, ngõ hầu làm sáng tỏ sự bí ẩn bao trùm họ.  Khốn khổ thay, tính hiếu kỳ của tôi lại có đôi chút quá lộ liễu. Tôi không có tài che giấu các sự nghi ngờ của tôi và tôi đã biểu lộ rất rõ ràng những gì mà tôi căm hận. Một buổi tối, tôi bắt gặp Thesphilus St.James đang chăm chú nhìn tôi với một cái nhìn hằn thù và đe dọa. Tôi có linh cảm là một sự cố ghê gớm đang được chuẩn bị thực hiện, và do đó tôi không ngạc nhiên chút nào khi được tiến sĩ McCarthy mời tới văn phòng ông ấy vào buổi sáng ngày hôm sau. Ông ấy nói với tôi:  - Tôi rất buồn, ông Weld ạ. Nhưng tôi buộc lòng phải khước từ sự giúp đỡ của ông.  - Có lẽ ông sẽ vui lòng chỉ rõ lý do sự sa thải này chứ?  - Ồ! Anh không phạm lầm lỗi nào về nghề nghiệp để tôi khiển trách ông. Ông ấy trả lời tôi, trong khi mặt trời đỏ hồng lên.  - Ông đuổi tôi theo lời yêu cầu của anh bạn đồng nghiệp của tôi phải không?  Ông ấy nhìn ra chỗ khác.  - Ông Weld này, chúng ta sẽ không bàn về vấn đề này. Tôi không thể bàn về vấn đề đó. Để khỏi làm thiệt hại ông, tôi sẽ cấp cho ông một chứng chỉ tối ưu dành cho chức vụ sau này của ông. Tôi không thể nói nhiều hơn về vấn đề này với ông được. Tôi mong rằng ông cứ tiếp tục công việc ở đây cho tới khi ông tìm được việc làm ở một chỗ khác.  Sự bất công của sự việc làm tôi giận sôi sục lên, nhưng làm sao mà tôi chống lại được. Tôi đành chịu khuất phục và ra khỏi văn phòng, lòng nặng trĩu, đắng cay. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là thu dọn hành trang và rời khỏi nhà trường ngay tức thì. Nhưng ông hiệu trưởng đã cho phép tôi ở lại cho tới khi nào tìm được một việc khác, trong khi đó St.James lại muốn tôi đi khỏi càng sớm càng tốt, đó là một lý do tốt để tôi ở lại.  Sự có mặt của tôi làm hắn khó chịu chăng?  Được, tôi sẽ làm cho hắn bực tức càng lâu càng tốt. Tôi bắt đầu căm thù hắn. Tôi nhất quyết trả mối thù. Nếu hắn khống chế được ông hiệu trưởng thì tôi cũng có thể làm được như vậy. Tôi đến cơ sở giới thiệu việc làm để ghi danh trở lại, nhưng mặt khác tôi vẫn tiếp tục giữ công việc tại trường học của tiến sĩ McCarthy, điều này cho phép tôi được tham dự vào kết cục của tình trạng hy hữu này.  Trong tuần lễ còn ở lại trường (vì sự kết thúc xảy ra trong tám ngày tiếp theo), tôi có thói quen đi ra ngoài sau giờ làm việc để kiếm một việc làm mới. Một buổi tối tháng ba, trời lạnh và có gió lớn, tôi vừa bước ra khỏi cửa căn phòng lớn thì tình cờ nhìn thấy một cảnh bất ngờ. Một người đàn ông ngồi thu mình trước một trong những cửa sổ của tòa nhà và mắt y dán vào một vệt ánh sáng nhỏ giữa tấm màn che và khung cửa sổ. Cái cửa sổ này chiếu ra một ô vuông ánh sáng phía trước nó. Ở giữa ô vuông đó, cái bóng đen của người khách ban đêm này được hiện ra rõ ràng. Tôi chỉ nhìn thấy y trong một thoáng, vì khi trông thấy tôi, hắn ta vội lẩn tránh qua các bụi cây. Tôi nghe thấy tiếng chân y chạy trên đường.  Bổn phận của tôi nhất định là phải quay trở lại và báo cho ông tiến sĩ McCarthy biết. Ông ấy đang ở trong văn phòng. Tôi chờ đợi để nhìn thấy ông ấy bực bội vì sự cố xảy ra, nhưng chắc chắn không phải là sự hoảng hốt mà ông ấy biểu lộ ngay từ những tiếng đầu tiên của câu chuyện của tôi. Ông ấy ngồi lui lại trên cái ghế, mặt tái xanh lại, miệng há hốc ra như thể một người vừa bị đánh một đòn chí tử  - Cửa sổ nào hả ông Weld?... Ông ấy miệng hỏi, nhưng tay thì liên tục chấm mồ hôi trên trán... Cửa sổ nào, xin ông nói đi?  - Cái cửa sổ tiếp nối với những cửa sổ phòng ăn cái cửa sổ của ông St.James đó.  - Trời ơi! A, đúng vậy, thật là khủng khiếp? Một người nhìn vào cửa sổ của ông St.James!  Ông ấy vặn vẹo hai bàn tay. Ông ấy có vẻ hoàn toàn phát điên lên.  - Thưa ông, tôi có việc phải đi. Thế nhưng, nếu ông muốn, tôi có thể tạt ngang Sở Cảnh Sát để trình báo về việc này. - Không, không!... Ông ta kêu lên trong khi kiềm chế một cách khó khăn sự xúc động của mình... Chắc chắn đây chỉ là một tên du thủ du thực nào đó có ý định tới xin bố thí. Tôi không đặt một sự quan trọng nào vào sự cố này. Không một sự quan trọng nào, ông nghe rõ chứ? Ông Weld ạ, nhưng tôi không muốn giữ ông lại, nếu ông cần phải đi ra.  Tôi cáo từ ông ấy. Những lời lẽ để trấn an của ông ấy đã bị phủ nhận bởi vẻ kinh hoàng còn hiện rõ trên nét mặt ông ấy. Khi tôi đi ra, tôi có những linh cảm xấu cho vị hiệu trưởng nhỏ bé của tôi. Khi quay nhìn lại cái ô vuông ánh sáng của cái cửa sổ phòng anh bạn đồng nghiệp, bỗng nhiên tôi nhận thấy cái dáng nghiêng nghiêng của ông tiến sĩ McCarthy đi qua trước cái đèn. Vậy là ông ấy đã vội vã rời khỏi văn phòng để báo động cho St James? Vậy thì tất cả cái không khí bí ẩn này, sự kinh hoàng không thể giải thích được này, những sự mật thiết giữa hai người khác biệt nhau đến thế này là nghĩa làm sao?  Tôi suy nghĩ trong khi chân bước về phía trung tâm London, mặc dầu chẳng thế nào đưa ra được một kết luận thích hợp với các sự kiện. Tôi không nghi ngờ chút nào rằng tôi đã đến rất gần một đáp án.  Tôi trở về nhà rất muộn, trời đã gần nửa đêm. Tất cả các ánh sáng đều đã tắt đi, trừ có ánh sáng trong văn phòng ông hiệu trưởng. Tôi đi vào tòa nhà với cái chìa khóa chung của tôi. Khi sắp vào phòng của tôi thì nghe thấy tiếng kêu nhỏ sắc nhọn của một người đang bị đau đớn. Tôi đứng yên bất động và chờ đợi, trong khi vẫn đặt tay lên chốt cửa phòng mình. Trong căn nhà, tất cả đều yên tĩnh, ngoại trừ một tiếng nói thì thào xa xôi vọng tới, đích xác là từ văn phòng ông hiệu trưởng. Tôi lén bước đi trong hành lang. Tiếng thì thầm được phân ra một cách rõ ràng thành hai giọng: giọng chát chúa, mạnh mẽ của St.James và giọng êm dịu hơn của tiến sĩ McCarthy. Anh chàng đồng nghiệp của tôi có vẻ nằn nì, khẩn khoản, còn ông hiệu trưởng thì tranh luận, biện hộ. Bốn vệt ánh sáng mỏng manh trong bóng tối chỉ rõ cửa lớn của văn phòng.  Tôi rón rén bước lại gần cái cửa. Giọng nói của St.James mỗi lúc mỗi mạnh mẽ hơn, những lời nói của hắn nổi bật lên một cách rõ ràng.  - Tôi muốn lấy tất cả tiền bạc! Nếu ông không cho tôi, tôi cũng sẽ lấy. Ông có nghe rõ chưa?  Câu trả lời của tiến sĩ McCarthy không thể nghe thấy, nhưng giọng nói bực bội của St.James lại cất lên.  - Không để lại cho ông một xu nào à? Tôi bỏ lại cho ông cái mỏ vàng nhỏ là cái trường học này là tốt lắm rồi. Tôi cho rằng chỗ đó cũng là quá đủ cho một ông già rồi như ông rồi. Làm thế nào để tôi đi châu Úc mà không có tiền. Ông hãy nói đi!  Giọng nói dàn hòa của tiến sĩ McCarthy nghe không được rõ rệt nhưng câu trả lời của ông ấy chỉ làm tăng thêm sự giận dữ của người bạn ông ấy.  - Những điều ông đã làm cho tôi ấy hả! Ông đã làm những gì nào. Ông bị buộc phải làm những chuyện đó à? Hừm! Ông chỉ quan tâm tới cái thanh danh của ông thôi, chứ có bao giờ ông làm việc gì cho sự an toàn của bản thân tôi đâu. Nói làm nhàm thế là đủ rồi. Tôi phải ra đi trước khi trời sáng. Ông có muốn mở cái két bạc của ông hay không nào?  - Ôi James! Làm sao anh có thể đối xử với tôi như thế này! Một giọng rên rỉ kêu lên.  Ngay sau tiếng than van này, tôi nghe thấy một tiếng kêu đau đớn nhỏ. Tiếng kêu cứu này làm mất đi sự trầm tĩnh mà tôi từng tự hào. Người ta không còn có thể đứng yên lặng một cách khách quan nếu có kẻ nào dùng tới bạo lực. Trong tay tôi còn cầm cái baton khi đi dạo chơi. Tôi xông vào trong văn phòng. Cũng ngay lúc đó, tôi nghe thấy một tiếng giật chuông mạnh mẽ ngoài cửa vào. Tôi quát lớn.  - Đồ kẻ cướp! Đồ vô lại! Hãy để ông ấy bình yên! Buông ông ấy ra!  St.James và McCarthy đang đứng trước một cái két nhỏ được kê dựa vào một bức tường của văn phòng hiệu trưởng. St.James đang bẻ văn cánh tay ông ấy để bắt ông ấy đưa cái chìa khóa cho hắn. Ông hiệu trưởng nhỏ bé của tôi, mặt tái xanh đi nhưng vẫn kiên quyết, dẫy dụa một cách giận dữ dưới sự xiết chặt của tay lực sĩ. Gã này ngoái đầu lại nhìn tôi. Tôi thấy trên nét mặt hắn cả vẻ kinh hoàng lẫn sự điên dại. Nhưng khi hắn biết chỉ có một mình tôi thì hắn liền buông nạn nhân của hắn ra và nhảy sổ vào người tôi. Hắn quát lên.  - Tên mật thám khốn kiếp? Trước khi ra đi tao phải thanh toán mày!  Vì tôi không phải là người khỏe mạnh lắm, nên tôi cố giữ hắn ở một khoảng cách. Đã có hai lần tôi quất cho hắn một nhát baton, nhưng hắn đã áp đảo được sự phòng thủ vụng về của tôi, và hắn nắm lấy cổ áo của tôi trong khi phát ra một tiếng gầm lớn. Tôi ngã ngửa về phía sau, lôi hắn ngã theo, hắn tiếp tục xiết chặt cổ họng tôi, tôi cảm thấy sự sống rời bỏ tôi. Cặp mắt hung ác dữ dằn, vàng khè của hắn nhìn trừng trừng vào mắt tôi chỉ cách nhau vài cen-ti-mét, hai màng tang của tôi bắt đầu đập và hai tai bắt đầu kêu o o.  Đúng lúc tôi mất hết tri giác thì tôi lại nghe thấy cái chuông ở lối vào kêu inh ỏi... Khi tỉnh lại, tôi thấy mình được đặt nằm trên chiếc ghế dài trong văn phòng của tiến sĩ McCarthy, và ông hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi. Chắc chắn là ông ấy đã canh chừng tôi với sự lo lắng. Khi tôi mở mắt ra, ông ấy kêu lên một tràng lớn khoan khoái. Ông ấy nói:  - Cám ơn Thượng đế!  - Hắn đâu rồi? Tôi hỏi trong khi nhìn quanh mình. Lúc đó tôi mới nhìn thấy là các đồ đạc ở tình trạng hết sức lộn xộn, chứng tỏ nơi đây đã xảy ra một cuộc vật lộn dữ dội hơn nhiều so với cuộc vật lộn mà tôi là nạn nhân.  Ông tiến sĩ McCarthy úp mặt vào hai bàn tay. Ông rên rỉ nói:  - Họ đã bắt lại nó rồi. Sau những năm gian khổ này, họ đã bắt lại nó. Nhưng tôi xin cám ơn Thượng đế là những bàn tay nó đã không bị vấy máu một lần nữa?  Trong khi ông hiệu trưởng nói, tôi nhận thấy một người đàn ông mặc sắc phục sĩ quan cảnh sát đứng ở bậc cửa và mỉm cười với tôi. Ông ấy nói với tôi:  - Vâng, thưa ông. Ông đã may mắn thoát khỏi tay nó. Nếu chúng tôi không nhảy chồm lên người nó vào giây phút cuối cùng thì chắc rằng giờ này ông đã không còn ở đây để nói ba hoa nữa. Tôi không nghĩ rằng mình đã từng nhìn thấy một người nào đến gần cái chết như ông đây đến như vậy.  Tôi ngồi dậy, đưa hai bàn tay lên sờ cổ họng. Tôi nói lớn:  - Thưa tiến sĩ McCarthy! Đối với tôi sự bí ẩn vẫn còn nguyên vẹn đó. Tôi sẽ rất sung sướng nếu ông có thể giải thích cho tôi rõ gã đàn ông đó là ai và tại sao ông đã chịu đựng hắn trong nhà ông lâu đến như vậy.  - Ông Weld ạ, tôi còn nợ ông một lời giải thích. Hơn nữa ông đã gần như hy sinh mạng sống của ông, một cách rất nghĩa hiệp, để bảo vệ cho tôi. Bây giờ tôi không còn gì để giấu diếm nữa. Nói tóm lại, ông Weld ạ, tên thật của thằng khốn nạn đó là James McCarthy, và nó là thằng con trai độc nhất của tôi.  - Con trai ông?  - Than ôi, đúng vậy! Tôi đã làm nên tội tình gì để phải gánh chịu một sự trừng phạt thế này! Từ thuở nó đã là sự bất hạnh của đời tôi: hung bạo, nóng nảy, ích kỷ, không biết phép tắc là gì. Lúc mười tám tuổi, nó đã là một tên tội phạm. Khi hai mươi tuổi trong một cơn nóng giận, nó đã giết chết một người trong lũ bè bạn trụy lạc của nó và bị kết án về tội sát nhân. Nó đã thoát được án treo cổ trong đường tơ kẽ tóc và chỉ lãnh án tù khổ sai chung thân. Ba năm sau, nó đã đào thoát được và tìm tới nhà của tôi, qua hàng ngàn trở ngại. Việc nó bị kết án tù đã làm tan nát trái tim của bà vợ tôi. Vì nó đã kiếm được quần áo thường dân nên không có ai đây có thể nhận ra nó. Trong nhiều tháng trời, nó ẩn náu trong một cái rầm thượng để trốn tránh sự truy nã của cảnh sát. Khi mọi việc đã êm trở lại, tôi cho nó vào làm ở trường học, mặc dù biết rõ sự thô lỗ của nó. Ông Weld ạ! Ông đã ở đây từ bốn tháng nay. Không một người nào trong số các vị tiền nhiệm của ông đã cầm cự được lâu đến thế. Bây giờ tôi xin đưa ra tất cả những lời cáo lỗi của tôi về những gì mà ông đã phải chịu đựng, nhưng xin ông hãy đặt mình vào địa vị của tôi: tôi thể làm gì khác được. Vì người mẹ quá cố của nó, tôi không thể để cho sự bất hạnh đến với nó, khi mà tôi còn đủ sức bảo vệ cho nó tránh khỏi bất hạnh. Chỉ có ở nhà tôi là nó mới có một nơi nương náu. Làm thế nào để giữ nó lại mà không gây ra những lời phẩm bình nếu tôi không tìm cho nó một việc làm? Do đó tôi đã làm nó trở thành một giáo sư Anh văn, và tôi đã che chở nó trong ba năm. Chắc chắn ông đã nhận thấy không bao giờ nó đi ra ngoài lúc ban ngày. Hôm nay thì ông đã hiểu lý do của việc đó, nhưng tối hôm nay, khi ông báo cáo với tôi về sự hiện diện của một người đàn ông đang nhìn qua cửa sổ, thì tôi biết rằng nơi lẩn tránh của nó đã bị phát hiện. Tôi bảo nó ra đi ngay tức thì, nhưng nó đã uống rượu, thằng khốn nạn, và nó làm lơ đi. Sau hết, khi nó quyết định bỏ đi, nó muốn lấy tiền của tôi lấy tới đồng xu cuối cùng mà tôi đang có. Sự đột nhập của ông đã cứu được tôi, và sau đó sự xuất hiện của cảnh sát đã cứu được ông khi đến lượt ông bị nạn. Tôi đã vi phạm luật pháp khi chứa chấp một tên tù tại đào. Tôi ở lại đây dưới sự canh chừng của ông thẩm sát viên nhưng nhà tù làm cho tôi ít sự hãi hơn là ba năm mà tôi đã sống ở đây.  Lúc đó ông thẩm sát viên nói chen vào:  - Theo tôi thấy thì nếu ông vi phạm luật pháp thì ông cũng đã bị trừng trị đầy đủ rồi.  - Có Thượng đế biết điều này! Tiến sĩ McCarthy kêu to lên, nước mắt đầm đìa.
Hết phần mở đầu
Hết : Lời giới thiệu - Xem tiếp : Phần dẫn 1
Chọn chương để xem
Chương : Lời tác giả 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10

Serve 1

Ông Lumsden, một trong những vị giám đốc của cơ quan giới thiệu chỗ làm cho các giáo sư, là một người nhỏ nhắn, ăn mặc chỉnh tề, nhưng lại là người có những bộ điệu thô cục, một cái nhìn sắc sảo và một giọng nói sâu sắc.
Ông ấy hỏi tôi 

- Thưa ông, tên ông là gì?
Ông ấy nhúng ngòi bút vào lọ mực để chuẩn bị ghi chép vào một cuốn sổ lớn có những gạch đỏ được mở ra trước mặt ông ấy.

- Harold Weld 
- Oxford hay Cambridge? 
- Cambridge 
- Bằng cấp gì? 
- Thưa ông, không có. 
- Là vận động viên hả? 
- Tôi rất tiếc là không lỗi lạc lắm. 
- Chưa bao giờ được tuyển chọn hả? 
- Chưa bao giờ. 
Ông Lumsden lắc đầu với một vẻ chán nản, rồi ông ấy nhún vai với một điệu bộ mà tôi tin chắc rằng đã làm giảm các hy vọng của tôi xuống tới số không. 
Ông ấy nói với tôi: 
- Ông Weld này! Với các chức giáo sư, sự tranh đua rất gay go đó. Ít khi có những chỗ trống, và các ứng viên thì nhiều vô kể. Một vận động viên vào loại nhất, một tay vô địch về chèo thuyền hoặc một hảo thủ về Criket, hoặc một người đã giật được một vài văn bằng một cách lỗi lạc thường kiếm được chỗ làm. Một hảo thủ về Criket không bao giờ bị thất nghiệp trong ngành giáo dục, nhưng người trung bình, ông Weid ạ, nếu ông cho phép tôi dùng tính từ này, thì gặp những trở ngại rất lớn, nếu không nói là những trở ngại không thể vượt qua được. Trên các danh sách, chúng tôi đã có tên khoảng trên một trăm người trung bình. Nếu ông nghĩ rằng tôi phải ghi thêm tên ông vào, thì tôi hy vọng rằng từ nay tới vài năm nữa chúng tôi sẽ có thể tìm cho ông một việc làm đó...
Ông ấy ngừng lại vì có ai đó gõ cửa. Một nhân viên mang tới cho ông ấy một cái thư. Ông Lumsden mở phong bì ra. 
- À này ông Weld! Đây là một sự ngẫu nhiên đặc biệt thú vị. Tôi nghĩ rằng tôi đã biết ngành chuyên môn của ông là tiếng Latin và tiếng Anh, và trong ít lâu nữa ông sẽ chấp nhận một chỗ làm trong một lớp sơ đẳng, nơi đó ông sẽ có thì giờ để làm các công việc
riêng được chứ? 

- Thật vậy. 
- Lá thư này là lời thỉnh cầu của một trong các thân chủ kỳ cựu của chúng tôi, tiến sĩ Philps McCarthy ở trường học Willow Lea House, West Hampstead. Ông ấy yêu cầu tôi gởi ngay cho ông ấy một thanh niên có đầy đủ khả năng để dạy tiếng Latin và tiếng Anh cho một lớp nhỏ các bé trai dưới mười bốn tuổi. Tôi thấy hình như chức vụ này thích hợp một cách chính xác với công việc mà ông đang tìm kiếm. Các điều kiện không có gì là khác thường: 60 bảng, nơi ăn ở đầy đủ, có chỗ giặt ủi. Nhưng công việc không có gì là quá quắt, do đó ông sẽ có thể sử dụng nhưng buổi tối cho riêng ông. 
- Đó là công việc làm được!
Tôi kêu lên với tất cả sự ham thích của một người sau nhiều tháng tìm kiếm hoài công nay cuối cùng đã kiếm được việc làm. 

- Còn tôi, tôi đang tự hỏi, liệu tôi có xử sự một cách đúng đắn với những người đã có tên trong sổ của tôi không?... Ông Lumsden lẩm bẩm nói trong khi liếc mắt nhìn vào cái danh sách đồ sộ của ông ấy... Nhưng sự ngẫu nhiên thật quá kỳ tuyệt khiến cho tôi thấy rằng, tôi phải dành sự ưu tiên cho ông. 
- Thưa ông, tôi xin chấp nhận và tôi vô cùng biết ơn ông! 
- Lá thư của Tiến sĩ McCarthy có chứa đựng một điều kiện. Ông ấy yêu cầu ứng viên phải có tính nết rất tốt, rất tốt. 
- Tôi có tính nết rất tốt! Tôi khẳng định với sự xác tín. 
- Này!... Ông Lumsden nói sau đôi chút ngập ngừng... Tôi hy vọng rằng tính nết của ông cũng tốt được như lời ông đã nói, vì tôi có cảm tưởng là ông sẽ cần phải có tính nết tốt. Tôi giả thiết rằng, bất kỳ một giáo sư nào trong một lớp sơ đẳng cũng phải có tính nết tốt. 
- Phải, thưa ông. 
- Nhưng tôi phải báo trước với ông rằng tình thế của ông có rủi ro sẽ gặp phải một vài trạng huống khá kinh khủng. Tiến sĩ McCarthy đã không đặt ra điều kiện này nếu không có một lý do khẩn yếu và quan trọng. 
Tiếng nói của ông ấy có một giọng trang nghiêm làm cho sự vui mừng của tôi nguội lạnh đi đôi chút.
Tôi hỏi: 

- Tôi có thể xin ông nói cho biết rõ hơn về thực chất của các trạng huống này không? 
- Chúng tôi cố sức giữ sự công bằng giữa các thân chủ của chúng tôi, và tuyệt đối trung thành với từng người trong bọn họ. Nếu tôi thấy những trở ngại về phía bản thân ông, chắc chắn là tôi sẽ thông báo cho tiến sĩ McCarthy. Do đó, tôi không cảm thấy sự e ngại nào khi xử sự như vậy đối với ông...
Ông giở từng trang quyển sổ của ông ấy... Tôi đọc trong đây là trong khoảng 12 tháng qua, chúng tôi đã không cung cấp cho trường học Willow Lea House dưới bảy giáo sư tiếng Latin. Bốn người trong bọn họ đã rời bỏ chức vụ một cách quá đột ngột đến nỗi họ đã không lĩnh lương của những tháng đầu tiên của họ, không một ai đã ở lại quá 8 tuần lễ. 

- Còn những giáo sư khác? Họ có ở lại không? 
- Chỉ có một giáo sư khác cư ngụ ở phía bên kia. Không có vẻ gì là ông ấy đã đổi chỗ. Ông Weld ạ, ông có thể hiểu rằng những sự ra đi nhanh chóng như vậy không phải là điều đáng khen trong phương diện một ông hiệu trưởng, bất kể những gì mà một người đại diện làm việc ăn tiền hoa hồng có thể nói ra để bênh vực họ. Tôi tuyệt nhiên không biết tại sao các vị đó đã khước từ công việc của họ. Tôi chỉ có thể chỉ cho ông thấy các sự kiện, và khuyên ông đến ngay tức thì để gặp tiến sĩ McCarthy và sau đó tự mình quyết định lấy. 
Trong tâm trạng một người không có gì để mất cả, tôi không mấy để ý đến điều ông ta nói, chỉ muốn được nhận việc ngay.
Thế là với sự hoàn toàn thanh thản, kèm theo sự thúc đẩy của tính hiếu kỳ sôi nổi, vào lúc đầu giờ buổi chiều, tôi đến ngay trường học Lea House. Trường là một tòa nhà đồ sộ vuông vức, xấu xí, được xây dựng ở giữa một khu đất tư. Từ ngoài đường lộ có một lối đi rộng dẫn vào tới trường. Trường được xây khá cao, và từ đó, ở một phía, ta có thể trông thấy những mái nhà xám
và những tháp chuông nhỏ ở mạn Bắc London, còn ở phía kia là vùng có rừng cây và thoáng đãng viền quanh khu ven đô.

Một chú hầu nhỏ ra mở cửa cho tôi, dẫn tôi vào một văn phòng bày biện sang trọng, ở đó vị hiệu trưởng đã mau lẹ tiếp đón tôi.
Những lời cảnh báo và những câu nói bóng gió của người đại điện đã làm cho tôi nghĩ rằng tôi sẽ phải đứng trước một người hay cáu kỉnh và không thể chịu đựng được mà cách cư xử phải là một chuỗi những sự gây gổ không thể dung thứ được đối với các thuộc viên của ông ấy. Nhưng sự thật lại tỏ ra hoàn toàn khác hẳn. Ông hiệu trưởng là một người hiền lành, ốm o, hơi gù một chút, mặt mày nhẵn nhụi. Ông ta thích dùng một lối lịch sự gần như thái quá. Mái tóc để kiểu bàn chải của ông ấy đã lốm đốm bạc, chắc ông ấy độ sáu mươi tuổi. Ông ấy nói một giọng ngọt ngào và dáng điệu ông ấy không thiếu vẻ cao nhã. Ông ấy hoàn toàn có dáng điệu một vị giáo sư đức độ phần lớn trong công việc về sách vở hơn là trong các khó khăn thực tế của đời sống. 

- Ông Weld ạ! Chúng tôi sẽ rất sung sướng được sự giúp đỡ của ông... Ông ấy nói với tôi sau vài câu hỏi về nghề nghiệp... Ông Percival Manners đã rời bỏ tôi hôm qua, và tôi nhiệt liệt cầu mong rằng ông sẽ đảm nhận công việc ngay từ ngày mai. 
Tôi hỏi thêm: 
- Có phải là ông Percival Manners ở Seluryn không? 
- Đúng thế! Ông biết ông ấy à? 
- Vâng, đó là một trong các người bạn của tôi. 
- Một giáo sư tuyệt hảo, nhưng tính hơi nóng nảy, đó là khuyết điểm duy nhất của ông ấy. Bây giờ ta quay lại về chuyện của ông, ông Weld ạ. Ông có giữ vững được sự kiềm chế các dây thần kinh của ông không? Vì lòng tôn trọng sự tranh luận, ta hãy giả thiết rằng có khi tôi quên thân phận của mình đến đỗi thành ra vô lễ với ông, hoặc là nói năng thô lỗ với ông, hoặc là bằng cách này hay cách khác làm thương tổn các tình cảm riêng của ông. Thế nên tôi muốn hỏi liệu chúng tôi có thể tin vào sự kiềm chế các phản ứng của ông không? 
Tôi mỉm cười nghĩ rằng cái anh chàng nhỏ thó, hiền lành và lịch sự này sẽ có thể làm cho tôi nổi giận. 
- Thưa ông! Tôi nghĩ là tôi có thể trả lời được câu này. 
Ông ấy nói:
- Những cuộc cãi lộn rất cực nhọc đối với tôi. Tôi muốn rằng dưới mái trường của tôi, sự hài hòa phải được toàn diện. Tôi không chối cãi rằng ông Percival Manners đã bị khiêu khích, nhưng tôi muốn rằng ở đây phải có một người nào biết vươn lên bên trên những sự khiêu khích, và khi sự việc xảy ra, có thể hy sinh các tình cảm riêng tư vì lợi ích của sự hòa thuận và sự thân thiện. 
- Thưa ông, tôi sẽ cố gắng hết sức mình. 
- Ông Weld này, ông không cần nói thêm gì nữa. Tối nay tôi sẽ đợi ông, nếu khoảng thời gian ngắn ngủi này đủ cho ông chuẩn bị đồ đạc, quần áo. 
Không những thời gian đủ cho tôi thu dọn quần áo cho vào va-li, mà nó còn cho phép tôi đi tới câu lạc bộ Benedict ở Piccadilly, nơi mà tôi biết cách tìm thấy Manners nếu ông ta còn ở thủ đô. Quả thật tôi đã phát hiện ra ông ấy ở phòng hút thuốc, và tôi lợi dụng cơ hội này để hỏi ông ấy xem vì lý do nào mà ông ấy đã từ bỏ việc làm. 
- Ngay cả anh cũng định tới làm việc ở trường học của tiến sĩ McCarthy à?... Ông ấy sửng sốt kêu to lên... Anh bạn thân ơi, đừng thử nữa, vô ích thôi! Chắc chắn là anh sẽ không thể trụ lại ở đó đâu. 
- Nhưng tôi đã gặp ông ấy mà! Tôi thấy ông ấy có vẻ thuộc hạng người hiền lành, không làm hại ai. Tôi chưa từng thấy ai cù lần hơn. 
- Ông ấy hả? Ồ, ông ấy thì rất tốt! Với ông ấy, không có gì phải sợ cả. Anh có trông thấy Theophilus St.James không? 
- Chưa bao giờ nghe thấy cái tên đó. Y là ai vậy? 
- Bạn đồng nghiệp của anh đó, một giáo sư khác. 
- Không, tôi không gặp hắn ta. 
- Chính hắn mới là sự khủng khiếp! Nếu anh có thể chịu đựng được hắn, thì chỉ có một trong hai trường hợp thôi: hoặc anh là một tín đồ Cơ đốc gương mẫu, hoặc anh là một kẻ nằm dưới cả số không. Không có ai vô giáo dục và kiêu căng hơn hắn nữa. 
- Nhưng tại sao McCarthy lại bao dung hắn ta? 
Ông bạn tôi suy nghĩ một lát sau làn khói điếu thuốc lá của ông. Sau cùng, ông nhún vai và nói:
- Anh sẽ tự mình đưa ra ý kiến đi. Về phần tôi, tôi đã có ý kiến gần như ngay tức thì, và không gì làm thay đổi được nó. 
- Anh đã giúp tôi rất nhiều khi cho tôi biết việc này. 
- Khi anh thấy một người ở trong nhà hắn ta mà chịu để cho công việc của mình đi tới chỗ thất bại, chịu để cho sự yên ổn của mình bị hủy, chịu để cho quyền hành của mình luôn luôn bị làm hư hỏng bởi một trong các thuộc viên của mình, mà hắn vẫn lẳng lặng tòng phục tình trạng đó không một lời phản kháng thì ý kiến của anh như thế nào? 
- Hẳn là gã thuộc viên đã khống chế được ông hiệu trưởng.
Percival Manners gật đầu tỏ vẻ đồng ý. 
- Anh đoán đúng đấy. Anh đã bắn trúng đích ngay từ phát đạn đầu tiên. Dường như không còn cách giải thích nào khác. Vào một thời kỳ nào đó trong đời ông ấy, ông tiến sĩ McCarthy nhỏ bé đã phạm một sai lầm. Là con người thì ai mà chẳng có lúc mắc sai lầm. Tất cả chúng ta đều đã làm những điều xằng bậy. Nhưng sai lầm của ông ấy đã rất trầm trọng, và anh chàng kia đã biết chuyện này nên bắt bí ông ấy. Đó là sự thật. Từ cội nguồn câu chuyện, rút lại là một vụ bắt bí. Nhưng vì hắn ta không có một uy quyền nào đối với tôi và vì không có một lý do nào để tôi phải chịu đựng sự láo xược của hắn ta, nên tôi bỏ đi, và tôi trông đợi là anh cũng sẽ làm như vậy trong chẳng bao lâu. 
Thế là tôi không thấy tâm trạng vui vẻ lắm khi tôi đứng trước mặt người mà tôi vừa được biết nhiều chuyện xấu xa. 
Tiến sĩ McCarthy tập hợp chúng tôi trong văn phòng của ông ấy để giới thiệu người này với người nọ ngay trong buổi tối đầu tiên.
Ông ấy nói với một giọng rất nhu hòa. 

- Đây bạn đồng nghiệp mới của ông, ông St.James. Tôi hy vọng rằng cả hai ông đều sẽ rất thông cảm nhau và dưới mái trường này tôi sẽ chỉ thấy cảm tình và lòng tôn trọng giữa mọi người với nhau. 
Chắc chắn là tôi cùng chia sẻ niềm hy vọng với tiến sĩ McCarthy, nhưng khi tôi tiến hành một cuộc xét nghiệm kỹ càng người bạn đồng nghiệp của tôi thì viễn cảnh tỏ ra không khích lệ với tôi chút nào. Hắn ta chừng 30 tuổi, có cặp mắt và mái tóc đen, một cái cổ của con bò rừng. Tất cả đều có vẻ chứng tỏ rằng hắn được trời phú cho một thể lực phi thường. Tuy nhiên hắn có một chiều hướng rõ ràng về sự mập phì, điều này chứng tỏ là nhà thể thao này đang trong thời kỳ tập luyện. Hắn có một bộ mặt phì nộn, cục cằn, thô bạo cùng cặp mắt đen, nhỏ ti hí nằm lọt thỏm trong các hố mắt. Cái quai hàm nặng nề, đôi tai vểnh lên, hai cái chân vòng kiềng vằn đầy bắp thịt. Vậy đó, bề ngoài của hắn dường như cũng đủ khắc họa về một con người khó gây được cảm tình. 
Hắn nói với tôi với một vẻ cục cằn. 
- Hình như anh chưa bao giờ dạy học phải không? Hãy tin tôi đi, đó là một nghề buồn nản. Rất nhiều công việc mà lương lậu chết đói. Anh sẽ mau chóng hiểu rõ thôi. 
Ông hiệu trưởng nói xen vào. 
- Nhưng cũng có một vài sự đền bù. Ông đã rất vừa lòng phải không, ông St.James? 
- Ông thấy vậy à? Tôi à, tôi không bao giờ có thể phát hiện ra điều đó. Ông gọi những sự đền bù là cái gì? 
- Lúc nào cũng thấy mình ở trước mặt lũ trẻ nhỏ là một đặc lợi. Nó cho phép ta được trẻ trung mãi, vì ta được hưởng cái phản ánh của sự hăng hái và tính yêu đời của chúng. 
- Những con vật nhỏ, hừ! Anh bạn đồng nghiệp của tôi la lớn. 
- Này, này, ông St.James! Ông xét đoán chúng quá nghiêm khắc đó. 
- Cứ trông thấy chúng là tôi bực bội rồi! Nếu tôi có thể đốt lên một ngọn lửa ăn mừng bằng chính lũ chúng, bằng những quyển tập mắc dịch của chúng, bằng những quyển sách của chúng và những cái bảng đen bằng đá của chúng, thì tôi sẽ đốt ngay buổi chiều hôm nay! 
- Đó là cách nói năng của ông St.James... Ông hiệu trưởng nói với tôi, kèm theo một nụ cười hơi bực bội... Xin ông chớ quá chấp nhất vào câu chữ. Ông Weld này, ông đã biết phòng của ông ở đâu rồi chứ? Chắc chắn là ông cũng phải thu xếp một vài việc nhỏ. Ông càng xếp đặt sớm chừng nào thì ông càng nhanh chóng cảm thấy quen ngay mà. 
Tôi có cảm tưởng là ông ấy muốn tránh ngay cho tôi khỏi cái uy lực của anh chàng đồng nghiệp kỳ quái. Riêng tôi, tôi cảm thấy khoan khoái khi được thoát ra cuộc nói chuyện khó chịu này.
Một thời kỳ trong đời tôi đã bắt đầu như vậy, có lẽ là thời kỳ đặc biệt nhất mà tôi phải trải qua. Trong nhiều khía cạnh tôi thấy trường học là rất tốt. Tiến sĩ Philps McCarthy là một ông hiệu trưởng lý tưởng. Ông sử dụng những phương pháp hiện đại, hợp lý. Sự tổ chức thì không chê vào đâu được. Tuy nhiên trong lòng bộ máy hoàn hảo này, cái lão St.James kỳ quái nọ đã đem tới một sự rắc rối không thể mô tả được. Hắn gây ra vô số những điều thất thố chồng chất. Hắn phụ trách việc dạy tiếng Anh và Toán, nhưng tôi không biết hắn ta dạy dỗ thế nào vì các lớp học của chúng tôi được dạy trong các phòng riêng biệt. Tuy nhiên, điều tôi biết chắc chắn là lũ trẻ con sợ và ghét hắn ta lắm lắm. Chúng đã có những lý do đúng để làm điều này, vì lớp tôi dạy thường xuyên bị gián đoạn bởi những tiếng gầm thét giận dữ, và ngay cả bởi tiếng các ngọn roi hắn đánh học sinh vọng từ lớp bên cạnh sang. 
Tiến sĩ McCarthy đã dành phần lớn thì giờ của mình trong lớp của hắn ta, để trông coi thầy giáo nhiều hơn là trông coi học trò, và để trấn tĩnh tính nóng nảy của hắn ta mỗi khi nó có chiều hường trở thành nguy hiểm. 
Thế nhưng, cách cư xử của chàng đồng nghiệp này đối với ông hiệu trưởng thì lúc nào cũng đáng ghét. Buổi nói chuyện đầu tiên mà tôi đã kể lại thật sự là điển hình cho việc giao tiếp của họ. Hắn không ngần ngại gì khi thẳng thừng bắt bẻ ông ấy. Không bao giờ hắn bày tỏ một chút lễ độ nào đối với ông ấy, và tôi thú thật là tôi đã phát cáu lên khi nhìn thấy sự phục tùng êm ả của tiến sĩ McCarthy cũng như sự nhẫn nại mà ông đáp lại cách đối xử hèn hạ này. Tuy nhiên trong những lần giao tiếp như vậy, tôi không thể nào thoát ra khỏi nỗi ám ảnh kinh hoàng khi nghĩ tới cái giả thuyết mà anh bạn Manners đã đưa ra. Nếu giả thuyết này đúng (và tôi không mường tượng ra một lối giải thích nào khác), thì phải chăng tội lỗi ngày xưa của ông hiệu trưởng già quá bẩn thỉu đến mức làm cho ông ấy phải cúi đầu trước thằng cha này. Ông già hiền lành này có thể là một tên giả mạo, một anh giả đạo đức đến tận tâm can, một tên tội phạm, một tên mang tội đầu độc chăng? Chỉ một sự bí mật ở tầm cỡ này mới có thể biện minh được sự tòng phục hoàn toàn của ông ấy trước một gã đàn ông trẻ tuổi. Nếu không thế, tại sao ông ấy lại chấp nhận trong trường học của ông ấy một sự hiện diện đáng căm hận như vậy, và một uy thế độc hại như vậy? Tại sao ông ấy chịu chấp nhận những điều sỉ nhục đã làm nổi lên sự phẫn nộ của những kẻ bàng quan? 
Nếu sự việc là đúng như vậy thì tôi phải buộc lòng mà thú nhận rằng ông hiệu trưởng đã đóng vai trò của mình với một sự mập mờ kỳ tuyệt. Không bao giờ ông ấy tỏ ra bằng lời nói hay bằng cử chỉ là sự hiện diện của anh chàng đồng nghiệp của tôi làm cho ông ấy khó chịu. Đúng là tôi có trông thấy ông ấy buồn bực sau một vài chuyện bất như ý này nọ, nhưng theo ý tôi thì những chuyện đó phần lớn là có liên quan tới lũ học trò nhỏ hoặc tới chính bản thân tôi, chớ không phải vì hắn ta. Ông ấy luôn nói St.James với một thái độ khoan dung đến không ngờ trong khi những việc làm đó của hắn ta làm tôi giận sôi lên. Trong cung cách ông ấy đối xử với hắn ta không có một chút dấu vết nào của sự hận thù, mà là một thứ thiện chí e dè và khẩn khoản. Ông ấy tự nguyện tìm kiếm sự bầu bạn với hắn, và họ cùng ở bên nhau nhiều giờ đồng hồ trong văn phòng của ông ấy hay ngoài vườn. 
Về phần những sự giao tiếp của tôi với Thesphilus St.James thì tôi đã nhất quyết ngay từ đầu là giữ sự bình tĩnh và tôi kiên quyết làm như vậy. Nếu ông tiến sĩ McCarthy chọn cách để dung thứ sự thiếu tôn trọng này và để tha thứ cho những lời nhục mạ của hắn ta thì đó dù sao cũng là chuyện riêng của ông ấy, chớ không phải là chuyện của tôi. Tất nhiên là ông ấy chỉ muốn một điều: sự hòa thuận diễn ra giữa chúng tôi. Mà sự giúp đỡ to tát nhất mà tôi có thể đem tới cho ông là chấp nhận lời ước nguyện này. Và cách tốt nhất để đạt được điều này chẳng có gì tốt hơn là nên né tránh anh bạn đồng nghiệp của tôi. Nếu tình cờ chúng tôi gặp mặt nhau, tôi luôn cố giữ vẻ điềm tĩnh, lễ độ xa vắng. Về phần hắn ta, hắn không biểu lộ với tôi một ý muốn xấu xa, cố chấp nào, nhưng dù thế tôi vẫn cảm thấy như mọi hành động, thái độ của hắn đều toát lên vẻ thân mật giả tạo khó chịu như thể hắn muốn cầu thân với tôi. Hắn tới tấp đưa ra những lời ve vãn dẫn dụ tôi vào trong phòng hắn mỗi tối, với mục đích là uống rượu và đánh cờ.
Hắn nói với tôi:

- Chớ quan tâm tới ông già McCarthy! Đừng sợ ông ta. Chúng ta cứ làm điều gì mà chúng ta thấy muốn làm. Tôi đoan chắc với anh rằng ông ấy sẽ không thấy gì bất tiện trong các việc đó đâu. 
Tôi chỉ tới phòng hắn có một lần vào một buổi tối buồn bã, không có việc gì làm. Sau đó viện cớ phải học hành thêm, tôi chuồn thẳng và kể từ sau đêm đó đó không bao giờ đến chơi nhà hắn nữa. 
Tuy nhiên, tính tò mò lại thôi thúc tôi. Tôi rất muốn biết gã St.James đã uy hiếp ông tiến sĩ McCarthy từ bao giờ và bằng cách nào mà hắn lại làm được như vậy. Tôi không tài nào khai thác từ người này hay người kia một mảy may tin tức gì về chuyện này. Những câu hỏi mà tôi đặt ra về vấn đề này đều được tránh né hay làm lơ đi một cách quá rõ rệt khiến cho tôi đi tới kết luận là cả hai người đều muốn che dấu sự thật. Nhưng một buổi tối khi nói chuyện dông dài với bà Corter, nữ quản gia (ông hiệu trưởng goá vợ), tôi đã lấy được thông tin mà tôi đang tìm kiếm. Tôi không cần phải tra hỏi bà ta dò la tin tức, vì tình thế hiện nay làm bà ta phẫn nộ, và bà ta căm ghét anh chàng đồng nghiệp của tôi.
Bà ấy nói với tôi: 

- Ông Weld ạ, đã ba năm rồi, hắn ta làm ô uế cái bực cửa này lần đầu tiên. Ôi chà, đối với tôi đó là ba năm trời khủng khiếp. Ông có thể tin lời tôi. Trường học có năm mươi trẻ nhỏ, hôm nay chỉ còn có hai mươi đứa. Đó là kết quả của ba năm trời. Thêm ba năm nữa. chắc sẽ chẳng còn một mống nào. Còn tiến sĩ McCarthy, vị thánh về tính nhẫn nại này! Ông đã thấy ông ấy bị đối xử như thế nào, trong khi gã nọ thật không đáng buộc dây giày cho ông ấy? Nếu không có tiến sĩ McCarthy thì ông có thể tin chắc rằng tôi sẽ không có bất kỳ ai ở lại một giờ dưới cùng một mái nhà với một con người như vậy. Tôi cũng đã từng nói thẳng điều ấy vào mặt hắn ta đấy, ông Weld ạ... Mà thôi, tôi nghĩ là tôi đã nói nhiều hơn những điều mà tôi không nên nói.
Bà ấy ngừng lại, và không đề cập về vấn đề đó thêm một lần nào nữa. 
Về phần tôi, tôi vẫn tiếp tục quan sát gã đồng nghiệp khó chịu của mình và nhận thấy một số điều kỳ cục ở hằn ta. Trước hết, anh bạn đồng nghiệp của tôi ít khi tập thể dục. Không bao giờ hắn đi đến bãi tập thể thao (bãi này nằm trong khuôn viên nhà trường). Nếu lũ trẻ nhỏ có đi ra ngoài dạo chơi, thì hoặc là tôi hoặc tiến sĩ McCarthy đi kèm bọn chúng, chứ St.James thì không bao giờ. Viện cớ bị đau đầu gối kinh niên, hắn luôn từ chối những việc như vậy. Riêng tôi, thì tôi cho rằng chẳng qua là hắn làm biếng. Vả chăng đã hai lần từ cửa sổ phòng mình, tôi trông thấy hắn lén lút đi ra khỏi trường vào một giờ khuya khoắt, lần thứ nhì tôi thấy hắn trở về lúc sáng sớm tinh mơ, và hắn lẻn vào trong nhà qua một cái cửa sổ để ngỏ. Không bao giờ hắn đả động một chút gì tới những cuộc đi chơi lén lút này, những cuộc đi chơi đã phủ nhận câu chuyện bịa đặt về đầu gối hắn, nhưng càng làm tăng thêm sự ghê tởm mà hắn đã gợi ra cho tôi.
Tôi ghi nhận một điểm khác nữa tuy là nhỏ nhặt nhưng cũng đáng lưu ý. Gần như hắn không bao giờ nhận được thư từ. Những thứ duy nhất mà bưu điện gởi tới cho hắn chỉ là những hóa đơn của các hãng buôn. Vì tôi thường hay dậy sớm, tôi có thói quen tự mình ra lấy thư tín trong một đống thư để trên bàn ngoài phòng lớn. Do đó, tôi có thể nhận thấy là hầu hết không bao giờ có một thứ gì cho ông Thesphilus St.James. Tôi thấy tình trạng đặc biệt này có vẻ là những điềm xấu. 

Vậy thì gã này là hạng người thế nào mà trong quãng đời 30 năm lại không có bạn bè nào? 
Nhưng dù sao thì ông hiệu trưởng và hắn cũng rất thân mật nhau. Đã hơn một lần, khi tình cờ vào một căn phòng, tôi thấy họ đang thì thầm nói chuyện với nhau. Rồi họ khoác tay nhau đi ra hóng mát trong vườn nhưng chủ yếu là để tiếp tục câu chuyện. Tôi trở nên quá hiếu kỳ muốn biết thực chất của mối liên hệ đã kết hợp họ với nhau đến nỗi sự hiếu kỳ này đã lấn át tất cả những mục đích khác trong đời tôi. Ở trong trường học, ở ngoài trường học, tôi chỉ còn quan tâm tới việc theo dõi ông tiến sĩ Philps McCarthy và anh chàng Thesphilus St.James, ngõ hầu làm sáng tỏ sự bí ẩn bao trùm họ. 
Khốn khổ thay, tính hiếu kỳ của tôi lại có đôi chút quá lộ liễu. Tôi không có tài che giấu các sự nghi ngờ của tôi và tôi đã biểu lộ rất rõ ràng những gì mà tôi căm hận. Một buổi tối, tôi bắt gặp Thesphilus St.James đang chăm chú nhìn tôi với một cái nhìn hằn thù và đe dọa. Tôi có linh cảm là một sự cố ghê gớm đang được chuẩn bị thực hiện, và do đó tôi không ngạc nhiên chút nào khi được tiến sĩ McCarthy mời tới văn phòng ông ấy vào buổi sáng ngày hôm sau.
Ông ấy nói với tôi: 

- Tôi rất buồn, ông Weld ạ. Nhưng tôi buộc lòng phải khước từ sự giúp đỡ của ông. 
- Có lẽ ông sẽ vui lòng chỉ rõ lý do sự sa thải này chứ? 
- Ồ! Anh không phạm lầm lỗi nào về nghề nghiệp để tôi khiển trách ông. Ông ấy trả lời tôi, trong khi mặt trời đỏ hồng lên. 
- Ông đuổi tôi theo lời yêu cầu của anh bạn đồng nghiệp của tôi phải không? 
Ông ấy nhìn ra chỗ khác. 
- Ông Weld này, chúng ta sẽ không bàn về vấn đề này. Tôi không thể bàn về vấn đề đó. Để khỏi làm thiệt hại ông, tôi sẽ cấp cho ông một chứng chỉ tối ưu dành cho chức vụ sau này của ông. Tôi không thể nói nhiều hơn về vấn đề này với ông được. Tôi mong rằng ông cứ tiếp tục công việc ở đây cho tới khi ông tìm được việc làm ở một chỗ khác. 
Sự bất công của sự việc làm tôi giận sôi sục lên, nhưng làm sao mà tôi chống lại được. Tôi đành chịu khuất phục và ra khỏi văn phòng, lòng nặng trĩu, đắng cay.
Ý nghĩ đầu tiên của tôi là thu dọn hành trang và rời khỏi nhà trường ngay tức thì. Nhưng ông hiệu trưởng đã cho phép tôi ở lại cho tới khi nào tìm được một việc khác, trong khi đó St.James lại muốn tôi đi khỏi càng sớm càng tốt, đó là một lý do tốt để tôi ở lại. 

Sự có mặt của tôi làm hắn khó chịu chăng? 
Được, tôi sẽ làm cho hắn bực tức càng lâu càng tốt. Tôi bắt đầu căm thù hắn. Tôi nhất quyết trả mối thù. Nếu hắn khống chế được ông hiệu trưởng thì tôi cũng có thể làm được như vậy.
Tôi đến cơ sở giới thiệu việc làm để ghi danh trở lại, nhưng mặt khác tôi vẫn tiếp tục giữ công việc tại trường học của tiến sĩ McCarthy, điều này cho phép tôi được tham dự vào kết cục của tình trạng hy hữu này. 
Trong tuần lễ còn ở lại trường (vì sự kết thúc xảy ra trong tám ngày tiếp theo), tôi có thói quen đi ra ngoài sau giờ làm việc để kiếm một việc làm mới. Một buổi tối tháng ba, trời lạnh và có gió lớn, tôi vừa bước ra khỏi cửa căn phòng lớn thì tình cờ nhìn thấy một cảnh bất ngờ. Một người đàn ông ngồi thu mình trước một trong những cửa sổ của tòa nhà và mắt y dán vào một vệt ánh sáng nhỏ giữa tấm màn che và khung cửa sổ. Cái cửa sổ này chiếu ra một ô vuông ánh sáng phía trước nó. Ở giữa ô vuông đó, cái bóng đen của người khách ban đêm này được hiện ra rõ ràng. Tôi chỉ nhìn thấy y trong một thoáng, vì khi trông thấy tôi, hắn ta vội lẩn tránh qua các bụi cây. Tôi nghe thấy tiếng chân y chạy trên đường. 
Bổn phận của tôi nhất định là phải quay trở lại và báo cho ông tiến sĩ McCarthy biết. Ông ấy đang ở trong văn phòng. Tôi chờ đợi để nhìn thấy ông ấy bực bội vì sự cố xảy ra, nhưng chắc chắn không phải là sự hoảng hốt mà ông ấy biểu lộ ngay từ những tiếng đầu tiên của câu chuyện của tôi. Ông ấy ngồi lui lại trên cái ghế, mặt tái xanh lại, miệng há hốc ra như thể một người vừa bị đánh một đòn chí tử 
- Cửa sổ nào hả ông Weld?... Ông ấy miệng hỏi, nhưng tay thì liên tục chấm mồ hôi trên trán... Cửa sổ nào,
xin ông nói đi? 

- Cái cửa sổ tiếp nối với những cửa sổ phòng ăn cái cửa sổ của ông St.James đó. 
- Trời ơi! A, đúng vậy, thật là khủng khiếp? Một người nhìn vào cửa sổ của ông St.James! 
Ông ấy vặn vẹo hai bàn tay. Ông ấy có vẻ hoàn toàn phát điên lên. 
- Thưa ông, tôi có việc phải đi. Thế nhưng, nếu ông muốn, tôi có thể tạt ngang Sở Cảnh Sát để trình báo về việc này.
- Không, không!... Ông ta kêu lên trong khi kiềm chế một cách khó khăn sự xúc động của mình... Chắc chắn đây chỉ là một tên du thủ du thực nào đó có ý định tới xin bố thí. Tôi không đặt một sự quan trọng nào vào sự cố này. Không một sự quan trọng nào, ông nghe rõ chứ? Ông Weld ạ, nhưng tôi không muốn giữ ông lại, nếu ông cần phải đi ra. 
Tôi cáo từ ông ấy. Những lời lẽ để trấn an của ông ấy đã bị phủ nhận bởi vẻ kinh hoàng còn hiện rõ trên nét mặt ông ấy. Khi tôi đi ra, tôi có những linh cảm xấu cho vị hiệu trưởng nhỏ bé của tôi. Khi quay nhìn lại cái ô vuông ánh sáng của cái cửa sổ phòng anh bạn đồng nghiệp, bỗng nhiên tôi nhận thấy cái dáng nghiêng nghiêng của ông tiến sĩ McCarthy đi qua trước cái đèn. Vậy là ông ấy đã vội vã rời khỏi văn phòng để báo động cho St James? Vậy thì tất cả cái không khí bí ẩn này, sự kinh hoàng không thể giải thích được này, những sự mật thiết giữa hai người khác biệt nhau đến thế này là nghĩa làm sao? 
Tôi suy nghĩ trong khi chân bước về phía trung tâm London, mặc dầu chẳng thế nào đưa ra được một kết luận thích hợp với các sự kiện. Tôi không nghi ngờ chút nào rằng tôi đã đến rất gần một đáp án. 
Tôi trở về nhà rất muộn, trời đã gần nửa đêm. Tất cả các ánh sáng đều đã tắt đi, trừ có ánh sáng trong văn phòng ông hiệu trưởng. Tôi đi vào tòa nhà với cái chìa khóa chung của tôi. Khi sắp vào phòng của tôi thì nghe thấy tiếng kêu nhỏ sắc nhọn của một người đang bị đau đớn. Tôi đứng yên bất động và chờ đợi, trong khi vẫn đặt tay lên chốt cửa phòng mình.
Trong căn nhà, tất cả đều yên tĩnh, ngoại trừ một tiếng nói thì thào xa xôi vọng tới, đích xác là từ văn phòng ông hiệu trưởng. Tôi lén bước đi trong hành lang. Tiếng thì thầm được phân ra một cách rõ ràng thành hai giọng: giọng chát chúa, mạnh mẽ của St.James và giọng êm dịu hơn của tiến sĩ McCarthy. Anh chàng đồng nghiệp của tôi có vẻ nằn nì, khẩn khoản, còn ông hiệu trưởng thì tranh luận, biện hộ. Bốn vệt ánh sáng mỏng manh trong bóng tối chỉ rõ cửa lớn của văn phòng. 

Tôi rón rén bước lại gần cái cửa. Giọng nói của St.James mỗi lúc mỗi mạnh mẽ hơn, những lời nói của hắn nổi bật lên một cách rõ ràng. 
- Tôi muốn lấy tất cả tiền bạc! Nếu ông không cho tôi, tôi cũng sẽ lấy. Ông có nghe rõ chưa? 
Câu trả lời của tiến sĩ McCarthy không thể nghe thấy, nhưng giọng nói bực bội của St.James lại cất lên. 
- Không để lại cho ông một xu nào à? Tôi bỏ lại cho ông cái mỏ vàng nhỏ là cái trường học này là tốt lắm rồi. Tôi cho rằng chỗ đó cũng là quá đủ cho một ông già rồi như ông rồi. Làm thế nào để tôi đi châu Úc mà không có tiền. Ông hãy nói đi! 
Giọng nói dàn hòa của tiến sĩ McCarthy nghe không được rõ rệt nhưng câu trả lời của ông ấy chỉ làm tăng thêm sự giận dữ của người bạn ông ấy. 
- Những điều ông đã làm cho tôi ấy hả! Ông đã làm những gì nào. Ông bị buộc phải làm những chuyện đó à? Hừm! Ông chỉ quan tâm tới cái thanh danh của ông thôi, chứ có bao giờ ông làm việc gì cho sự an toàn của bản thân tôi đâu. Nói làm nhàm thế là đủ rồi. Tôi phải ra đi trước khi trời sáng. Ông có muốn mở cái két bạc của ông hay không nào? 
- Ôi James! Làm sao anh có thể đối xử với tôi như thế này! Một giọng rên rỉ kêu lên. 
Ngay sau tiếng than van này, tôi nghe thấy một tiếng kêu đau đớn nhỏ. Tiếng kêu cứu này làm mất đi sự trầm tĩnh mà tôi từng tự hào. Người ta không còn có thể đứng yên lặng một cách khách quan nếu có kẻ nào dùng tới bạo lực. Trong tay tôi còn cầm cái baton khi đi dạo chơi. Tôi xông vào trong văn phòng. Cũng ngay lúc đó, tôi nghe thấy một tiếng giật chuông mạnh mẽ ngoài cửa vào. Tôi quát lớn. 
- Đồ kẻ cướp! Đồ vô lại! Hãy để ông ấy bình yên! Buông ông ấy ra! 
St.James và McCarthy đang đứng trước một cái két nhỏ được kê dựa vào một bức tường của văn phòng hiệu trưởng. St.James đang bẻ văn cánh tay ông ấy để bắt ông ấy đưa cái chìa khóa cho hắn. Ông hiệu trưởng nhỏ bé của tôi, mặt tái xanh đi nhưng vẫn kiên quyết, dẫy dụa một cách giận dữ dưới sự xiết chặt của tay lực sĩ. Gã này ngoái đầu lại nhìn tôi. Tôi thấy trên nét mặt hắn cả vẻ kinh hoàng lẫn sự điên dại. Nhưng khi hắn biết chỉ có một mình tôi thì hắn liền buông nạn nhân của hắn ra và nhảy sổ vào người tôi.
Hắn quát lên. 

- Tên mật thám khốn kiếp? Trước khi ra đi tao phải thanh toán mày! 
Vì tôi không phải là người khỏe mạnh lắm, nên tôi cố giữ hắn ở một khoảng cách. Đã có hai lần tôi quất cho hắn một nhát baton, nhưng hắn đã áp đảo được sự phòng thủ vụng về của tôi, và hắn nắm lấy cổ áo của tôi trong khi phát ra một tiếng gầm lớn. Tôi ngã ngửa về phía sau, lôi hắn ngã theo, hắn tiếp tục xiết chặt cổ họng tôi, tôi cảm thấy sự sống rời bỏ tôi. Cặp mắt hung ác dữ dằn, vàng khè của hắn nhìn trừng trừng vào mắt tôi chỉ cách nhau vài cen-ti-mét, hai màng tang của tôi bắt đầu đập và hai tai bắt đầu kêu o o. 
Đúng lúc tôi mất hết tri giác thì tôi lại nghe thấy cái chuông ở lối vào kêu inh ỏi...
Khi tỉnh lại, tôi thấy mình được đặt nằm trên chiếc ghế dài trong văn phòng của tiến sĩ McCarthy, và ông hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi. Chắc chắn là ông ấy đã canh chừng tôi với sự lo lắng. Khi tôi mở mắt ra, ông ấy kêu lên một tràng lớn khoan khoái.
Ông ấy nói: 

- Cám ơn Thượng đế! 
- Hắn đâu rồi? Tôi hỏi trong khi nhìn quanh mình.
Lúc đó tôi mới nhìn thấy là các đồ đạc ở tình trạng hết sức lộn xộn, chứng tỏ nơi đây đã xảy ra một cuộc vật lộn dữ dội hơn nhiều so với cuộc vật lộn mà tôi là nạn nhân. 

Ông tiến sĩ McCarthy úp mặt vào hai bàn tay. Ông rên rỉ nói: 
- Họ đã bắt lại nó rồi. Sau những năm gian khổ này, họ đã bắt lại nó. Nhưng tôi xin cám ơn Thượng đế là những bàn tay nó đã không bị vấy máu một lần nữa? 
Trong khi ông hiệu trưởng nói, tôi nhận thấy một người đàn ông mặc sắc phục sĩ quan cảnh sát đứng ở bậc cửa và mỉm cười với tôi.
Ông ấy nói với tôi: 

- Vâng, thưa ông. Ông đã may mắn thoát khỏi tay nó. Nếu chúng tôi không nhảy chồm lên người nó vào giây phút cuối cùng thì chắc rằng giờ này ông đã không còn ở đây để nói ba hoa nữa. Tôi không nghĩ rằng mình đã từng nhìn thấy một người nào đến gần cái chết như ông đây đến như vậy. 
Tôi ngồi dậy, đưa hai bàn tay lên sờ cổ họng. Tôi nói lớn: 
- Thưa tiến sĩ McCarthy! Đối với tôi sự bí ẩn vẫn còn nguyên vẹn đó. Tôi sẽ rất sung sướng nếu ông có thể giải thích cho tôi rõ gã đàn ông đó là ai và tại sao ông đã chịu đựng hắn trong nhà ông lâu đến như vậy. 
- Ông Weld ạ, tôi còn nợ ông một lời giải thích. Hơn nữa ông đã gần như hy sinh mạng sống của ông, một cách rất nghĩa hiệp, để bảo vệ cho tôi. Bây giờ tôi không còn gì để giấu diếm nữa. Nói tóm lại, ông Weld ạ, tên thật của thằng khốn nạn đó là James McCarthy, và nó là thằng con trai độc nhất của tôi. 
- Con trai ông? 
- Than ôi, đúng vậy! Tôi đã làm nên tội tình gì để phải gánh chịu một sự trừng phạt thế này! Từ thuở nó đã là sự bất hạnh của đời tôi: hung bạo, nóng nảy, ích kỷ, không biết phép tắc là gì. Lúc mười tám tuổi, nó đã là một tên tội phạm. Khi hai mươi tuổi trong một cơn nóng giận, nó đã giết chết một người trong lũ bè bạn trụy lạc của nó và bị kết án về tội sát nhân. Nó đã thoát được án treo cổ trong đường tơ kẽ tóc và chỉ lãnh án tù khổ sai chung thân. Ba năm sau, nó đã đào thoát được và tìm tới nhà của tôi, qua hàng ngàn trở ngại. Việc nó bị kết án tù đã làm tan nát trái tim của bà vợ tôi. Vì nó đã kiếm được quần áo thường dân nên không có ai đây có thể nhận ra nó. Trong nhiều tháng trời, nó ẩn náu trong một cái rầm thượng để trốn tránh sự truy nã của cảnh sát. Khi mọi việc đã êm trở lại, tôi cho nó vào làm ở trường học, mặc dù biết rõ sự thô lỗ của nó. Ông Weld ạ! Ông đã ở đây từ bốn tháng nay. Không một người nào trong số các vị tiền nhiệm của ông đã cầm cự được lâu đến thế. Bây giờ tôi xin đưa ra tất cả những lời cáo lỗi của tôi về những gì mà ông đã phải chịu đựng, nhưng xin ông hãy đặt mình vào địa vị của tôi: tôi thể làm gì khác được. Vì người mẹ quá cố của nó, tôi không thể để cho sự bất hạnh đến với nó, khi mà tôi còn đủ sức bảo vệ cho nó tránh khỏi bất hạnh. Chỉ có ở nhà tôi là nó mới có một nơi nương náu. Làm thế nào để giữ nó lại mà không gây ra những lời phẩm bình nếu tôi không tìm cho nó một việc làm? Do đó tôi đã làm nó trở thành một giáo sư Anh văn, và tôi đã che chở nó trong ba năm. Chắc chắn ông đã nhận thấy không bao giờ nó đi ra ngoài lúc ban ngày. Hôm nay thì ông đã hiểu lý do của việc đó, nhưng tối hôm nay, khi ông báo cáo với tôi về sự hiện diện của một người đàn ông đang nhìn qua cửa sổ, thì tôi biết rằng nơi lẩn tránh của nó đã bị phát hiện. Tôi bảo nó ra đi ngay tức thì, nhưng nó đã uống rượu, thằng khốn nạn, và nó làm lơ đi. Sau hết, khi nó quyết định bỏ đi, nó muốn lấy tiền của tôi lấy tới đồng xu cuối cùng mà tôi đang có. Sự đột nhập của ông đã cứu được tôi, và sau đó sự xuất hiện của cảnh sát đã cứu được ông khi đến lượt ông bị nạn. Tôi đã vi phạm luật pháp khi chứa chấp một tên tù tại đào. Tôi ở lại đây dưới sự canh chừng của ông thẩm sát viên nhưng nhà tù làm cho tôi ít sự hãi hơn là ba năm mà tôi đã sống ở đây. 
Lúc đó ông thẩm sát viên nói chen vào: 
- Theo tôi thấy thì nếu ông vi phạm luật pháp thì ông cũng đã bị trừng trị đầy đủ rồi. 
- Có Thượng đế biết điều này! Tiến sĩ McCarthy kêu to lên, nước mắt đầm đìa.

Hết
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close