Thông tin truyện
Tác giả : Jack LondonQuốc gia : Mỹ Thể loại : Văn học nước ngoài Số chương : 7 Người dịch : đang cập nhật
Đọc truyện
Serve 1
Ngày đầu tiên của Bấc trên bờ sông Đaiê giống như một cơn ác mộng. Sửng sốt và kinh ngạc từng giờ. Bấc đột ngột bị hất văng ra khỏi trung tâm của nền văn minh và rồi bị tống vào trung tâm của những vật nguyên thuỷ. Ở đây không có cuộc sống nhàn nhã, tắm ánh nắng mơn man, không có gì để làm ngoài việc đi tha thẩn và buồn chán. Ở đây không có yên tĩnh, không có nghỉ ngơi, cũng không có một phút nào an toàn. Tất cả đều là rối loạn và chiến đấu. Bất kỳ lúc nào, tính mệnh cũng bị đe doạ. Thường xuyên cảnh giác là một nhu cầu bắt buộc, bởi vì chó và người ở đây không phải là chó và người của thị thành. Tất cả bọn chúng đều man rợ, chúng không tuân theo một luật lệ gì ngoài luật của dùi cui và răng nanh. Bấc chưa bao giờ thấy chó đánh nhau theo cái kiểu những thứ sinh vật như sói lang này đánh nhau. Và kinh nghiệm đầu tiên của nó, đã cho nó một bài học không bao giờ quên được. Nói cho đúng ra, đấy là một kinh nghiệm mà nó rút ra thay cho kẻ khác, chứ nếu không phải như vậy thì nó đã chẳng còn tồn tại để mà vận dụng kinh nghiệm ấy cho chính bản thân nó sau này. Cơli chính là nạn nhân của sự việc đã xảy ra. Đoàn người và chó đóng trại gần kho chứa gỗ. Tại kho này, cô nàng Cơli theo thói quen thân thiện của mình sán lại đánh bạn với một con chó Eskimo to bằng một con sói trưởng thành, mặc dù không bằng một nửa vóc dáng của Cơli. Không có một dấu hiệu báo trước nào cả. Chỉ có một bước nhảy vào nhanh như chớp, một tiếng răng đập vào nhau chói như tiếng kim loại, và một bước nhảy ra cũng nhanh như chớp. Thế là mặt Cơli bị rách toạc từ mắt đến hàm. Ấy, cái kiểu đánh nhau của chó sói là như vậy, đá một cái rồi vọt ra ngoài. Nhưng không chỉ có như vậy, mà còn nữa. Khoảng ba mươi đến bốn mươi con chó Eskimo khác chạy đến, bao vây lấy hai con vật đang đánh nhau, hình thành một vòng tròn chăm chú im lặng. Bấc không sao hiểu được sự chăm chú im lặng ấy, và cũng không thể hiểu nổi cái lối chúng đang liếm mép một cách hau háu như thế kia. Cơli lao vào đối thủ. Con vật này lại đớp một cái, rồi vọt ra một bên. Đến khi Cơli lao vào lần nữa thì hắn dơ ức ra chặn một cách đặc biệt, làm cho Cơli ngã nhào chổng cả bốn vó lên. Cơli không còn bao giờ đứng dậy được nữa. Và chính đó là điều mà bầy súc vật đứng nhìn kia đã chờ đợi. Chúng lập tức ùa vào vồ nghiến lấy Cơli, gừ gào và gầm rít... Cơli bị vùi dập, thét lên đau đớn trong cơn hấp hối dưới đống thân hình chen chúc lổn nhổn. Sự việc xảy ra đột ngột quá, bất ngờ quá, làm cho Bấc sửng sốt. Bấc nhìn thấy Xpít thè cái lưỡi đỏ tươi ra, cười theo cái kiểu của hắn. Và Bấc thấy Phrăngxoa, tay vung 1 chiếc rìu, nhảy bổ vào bầy chó hỗn loạn. Ba người khác cầm dùi cui xông đến giúp anh đánh đuổi chúng. Họ không phải mất nhiều thì giờ. Chỉ trong vòng hai phút, kể từ khi Cơli ngã xuống, những con cuối cùng trong bầy hung đồ xâu xé Cơli đã bị dùi cui đánh xua đi hết. Nhưng Cơli nằm đó, mềm nhũn và tắt thở, gần như bị xé hẳn ra từng mảnh, trong đám tuyết nát nhừ và vấy máu. Anh chàng người lai da ngăm đen đứng sát bên xác Cơli, đang nguyền rủa khủng khiếp. Quang cảnh đó đã thường lởn vởn trở lại trong trí Bấc, làm cho nó không yên trong giấc ngủ. A thì ra cái lối như vậy đấy. Lối chơi không quân tử. Một khi anh ngã xuống, thế là anh hết đời. Được rồi, nó sẽ cố gắng giữ cho mình không bao giờ ngã xuống. Kìa Xpít lại thè lưỡi ra mà cười. Kể từ lúc ấy, Bấc mãi mãi ghét cay, ghét đắng Xpít. Bấc chưa kịp trấn tĩnh sau cơn bàng hoàng vì cái chết thê thảm của Cơli, thì một điều khác lại làm cho nó sửng sốt. Phrăngxoa buộc vào mình nó một mớ bộ xâu những đai da và khoá gài bằng sắt. Đó là một bộ đại cương, giống như các thứ mà Bấc đã nhìn thấy các chú bồi ngựa đặt lên lưng ngựa hồi Bấc còn ở nhà. Và hồi ấy Bấc đã nhìn thấy lũ ngựa làm việc gì, thì nay Bấc cũng lại bị bắt làm việc ấy. Bấc phải kéo chiếc xe trượt tuyết có Phrăngxoa ngồi trên, đi đến một khu rừng sát mép thung lũng, rồi trở về với chiếc xe chất đầy củi. Mặc dù danh giá của Bấc bị tổn thương, đau xót khi bị biến thành một con vật kéo xe như vậy. Nhưng Bấc đủ khôn ngoan để tự kiềm chế, không chống đối lại. Nó xác định quyết tâm làm công việc ấy, và đã làm hết sức mình, mặc dù tất cả đều mới mẻ và lạ lùng. Phrăngxoa là con người nghiêm khắc, đòi hỏi sự tuân lệnh ngay lập tức, và nhờ có chiếc roi da nên mệnh lệnh được tuân theo ngay lập tức. Trong khi đó thì Đêvơ, con chó ở vị trí kéo sát xe đã có kinh nghiệm trong vai trò này, lại đớp vào hông của Bấc mỗi khi Bấc phạm sai lầm. Về phần Xpít, con chó ở vị trí dẫn đầu, cũng có kinh nghiệm trong nghề, nhưng vì hắn không phải lúc nào cũng chạm được tới Bấc, nên thỉnh thoảng hắn lại gừ lên những tiếng gay gắt để quở trách Bấc, hoặc láu cá đâm bổ, dồn cả trọng lượng của hắn vào các dây kéo, để bắt Bấc trở lại đúng vào hướng mà Bấc phải đi. Bấc đã học tập công việc một cách dễ dàng. Và dưới sự phối hợp dạy nghề của hai con chó kia cùng với Phrăngxoa, Bấc đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Trước khi trở về đến trại, nó đã nắm được những điều cần thiết, đủ để biết đứng lại khi nghe tiếng "họ", biết đi tới khi nghe tiếng "mơts", biết ngoặt rộng ở những khuỷu đường vòng, và biết tránh khỏi chạm phải con chó ở vị trí sát ngay trước xe mỗi khi chiếc xe trượt chở nặng đổ dốc lao xuống sát gót chúng. - Ba con chó rất giỏi! Phrăngxoa bảo Perôn - Còn con Bấc kia, nó kéo chết thôi. Nó tiếp thu những điều đó rất nhanh. Buổi chiều hôm đó, Perôn trở về với hai con chó nữa vì anh đang cần gấp rút lên đường với đống công văn thư từ của anh. Anh gọi chúng là "Bili" và "Jô". Chúng là hai anh em ruột. Cả 2 đều là nòi chó Eskimo chính cống. Tuy là cùng một mẹ, nhưng chúng khác nhau như đêm với ngày. Một điều đáng chê trách ở Bili là cái nết quá đỗi nhu nhược. Còn Jô thì hoàn toàn trái ngược, hay cáu bẳn và hẹp hòi, thường xuyên gầm gừ và có cái nhìn ác ý. Bấc tiếp đón chúng bằng thái độ bạn bè. Đêvơ thì phớt lờ chúng, còn Xpít thì xông vào hạch hoẹ hết tên này đến tên kia. Bili thì vẫy đuôi cầu hoà Xpít. Khi cảm thấy cầu hòa không ăn thua, nó quay mình bỏ chạy và kêu lên (cũng kêu lên với giọng cầu hoà) khi hàm răng sắc nhọn của Xpít rạch vào sườn nó. Nhưng còn Jô thì bất chấp Xpít lượn quanh như thế nào. Nó trụ hai chân sau, rồi thoăn thoắt quay vòng để đối đầu với Xpít. Bờm cổ Jô dựng đứng lên, tai kéo xếch ra đằng sau, mép giần giật nhăn nhở gầm rít, hai hàm răng liên hồi vập vào nhau đến mức nhanh nhất, và mắt loé lên một ánh nhìn hiểm ác, biểu thị sẵn sàng chấp nhận cuộc giao tranh. Trông diện mạo của nó đến phải khiếp, làm cho Xpít buộc phải thôi không còn dám ghép nó vào khuôn phép gì nữa. Nhưng để gỡ lại thể diện Xpít lại quay sang tên Bili lành như đất và hay kêu van kia, rượt đuôỉ nó đến tận cùng khu trại. Đến tối hôm ấy, Perôn kiếm được thêm một con chó nữa, một lão chó Eskimo già, mình dài, gầy guộc, có vẻ dữ tợn, với bộ mặt đầy những vết sẹo chinh chiến. Lão chỉ còn một con mắt độc nhất, trong đó luôn rực lên dấu hiệu của sự can đảm, khiến kẻ khác phải kính nể. Người ta gọi lão là "Xônlếch", có nghĩa là "Kẻ tức giận". Cũng giống như Đêvơ, lão không đòi hỏi ai cái gì cả, không cho ai cái gì cả, không trong mong vào cái gì cả. Và khi lão bước chậm rãi, khoan thai đi vào chính giữa đám chó kia, thì ngay cả Xpít cũng để cho lão yên, không dây vào lão. Lão có một tính đặc biệt, thật không may mà Bấc đã phát hiện ra, đó là lão không thích bất cứ kẻ nào sán gần đến bên con mắt mù của lão. Bấc đã phạm phải điều này một cách vô tình và Bấc bắt đầu nhận thức được sự vô ý của mình là để Xônlếch lao bổ vào nó và dữ dội cắn vào vai nó rạch thành nhiều vết sâu đến tận xương và dài có đến ba inch. Thế là mãi mãi về sau, Bấc kiêng không đi qua bên mắt mù của lão nữa. Quan hệ giữa Bấc với lão từ đây không còn điều gì rắc rối. Mong muốn hiển nhiên của Xônlếch cũng giống như của Đêvơ, chỉ là được để yên 1 mình, đừng ai động đến, mặc dù, như sau này Bấc đã thấy, mỗi gã đều có một ham muốn khác, một ham muốn mang tính chất còn sinh tử hơn nhiều. Đêm ấy, Bấc đi ngủ một cách vô cùng vất vả. Chiếc lều, có ngọn nến chiếu sáng, rực lên ấm cúng giữa cảnh đồng trắng toát. Bấc bước vào đó. Ấy là điều dĩ nhiên thôi. Thế nhưng, khi nó bước vào, cả Perôn lẫn Phrăngxoa đều tới tấp tấn công nó bằng những dụng cụ nấu ăn và những lời chửi rủa, mãi cho đến khi nó trấn tĩnh lại được sau cơn sững sờ kinh ngạc và bỏ chạy nhục nhã trở ra ngoài trời giá lạnh. Một cơn gió sét thổi qua, làm nó tê buốt và chọc một thứ nọc độc nhức nhối vào vết thương trên vai. Nó nằm dài trên tuyết, cố làm sao để ngủ, nhưng chẳng mấy chốc sương giá đã đánh bật nó đứng dậy run lẩy bẩy. Khốn khổ và thất vọng, nó lang thang đi quanh quẩn giữa những chiếc lều, nhưng chỉ thấy chỗ nào cũng rét cả. Rải rác đây đó, một vài con chó hoang xông đến lao vào nó. Nhưng nó dựng bờm cổ lên, gầm rít (ấy là nó học kinh nghiệm cũng khá nhanh) và thế là chúng để cho nó tiếp tục đi qua yên ổn. Cuối cùng, nó nẩy ra một ý. Nó sẽ trở lui và xem thử các bạn trong đàn nó xử sự như thế nào? Lạ lùng thay, chúng nó đều đi đâu mất cả. Nó lại lang thang quanh quẩn qua giữa khu lều trại thênh thang để đi tìm bọn chúng, nhưng rồi nó lại trở về không. Hay là chúng nó ở trong lều?. Không, không thể như vậy được, vì nếu chúng ở trong lều thì bản thân nó đã không bị đuổi ra ngoài như vậy. Thế thì chúng nó có thể ở đâu? Đuôi cụp xuống, toàn thân run lẩy bẩy. Quả là rất đau khổ tuyệt vọng, nó tha thẩn bước vòng quanh chiếu lều. Bỗng nhiên, tuyết tụt xuống dưới hai chân trước của nó, làm nó rụt chân xuống. Có một cái gì đó quằn quại dưới bàn chân Bấc. Nó vội nhảy lui, lông dựng ngược cả lên, gầm gừ, kinh sợ trước vật không nhìn thấy và không nhận ra được đó. Nhưng một tiếng ư ử nhỏ, thân thiện cất lên làm nó vững dạ, nên nó lại bước tới xem xét. Một luồng hơi ấm toả nhẹ bốc lên mũi nó và ở đấy, Bili đang nằm cuộn lại dưới tuyết thành một cục tròn, kín gió ấm áp. Bili kêu lí nhí bằng cái giọng xoa dịu, vặn vẹo mình mẩy để bày tỏ thiện chí của nó, và lại còn dám đánh bạo, như là một hành động đút lót để cầu hoà, liếm mặt Bấc bằng cái lưỡi ươn ướt ấm áp của nó. Lại một bài học nữa! À, thì ra chúng làm cái kiểu như thế này đấy! Với niềm tự tin, Bấc chọn một chỗ, rồi, rất rối rít và lãng phí sức, Bấc tiến hành đào cho mình 1 cái lỗ. Thế là, trong nháy mắt, hơi ấm của thân thể Bấc toả đầy trong hố kín, và nó ngủ thiếp đi. Ngày hôm ấy thật là quá dài và gay go gian khổ, nên nó ngủ rất ngon và khoan khoái, mặc dù thỉnh thoảng nó lại gầm gừ, sủa và giật mình vì nằm mơ thấy những điều dữ dội. Mãi cho đến khi những tiếng ồn ào của khu trại đang thức dậy khuấy động làm Bấc tỉnh giấc thì nó mới mở mắt. Thoạt đầu nó không biết là mình đang ở đâu. Cả đêm tuyết rơi lấp kín nó. Những bức tường tuyết áp vào nó khắp bốn bên, khiến trong lòng nó đột nhiên rộ lên một nỗi hoảng sợ ghê gớm, nỗi thảng thốt của con thú hoang dã sợ mắc vào bẫy. Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ Bấc kéo cuộc đời của nó lui trở về với cuộc đời của tổ tiên nó. Bởi vì Bấc là một con chó đã trở thành văn minh, hay nói đúng hơn là một con chó quá đỗi văn minh, vậy nếu chỉ qua kinh nghiệm của bản thân nó thôi thì làm sao biết được cái bẫy là gì, và do đó từ nhận thức của bản thân nó thì không thể nào lại sợ bẫy. Các bắp thịt trong toàn thân nó co giật từng hồi theo linh tính, lông trên cổ và vai nó dựng ngược cả lên, và cùng với một tiếng gầm hung tợn, nó bật nhảy vọt thẳng đứng lên, ra giữa ánh ban ngày chói loà, tuyết bay tung ra xung quanh nó làm thành một đám bụi ngời sáng. Trước khi bốn chân chạm đất, nó đã kịp nhìn thấy khu trại trắng toát trải ra trước mắt và hiểu ngay là nó đang ở đâu. Và nó nhớ lại tất cả, từ cái buổi nó đi dạo chơi cùng Menuel cho đến cái hố nó tự đào cho mình đêm qua. Một tiếng reo của Phrăngxoa chào đón sự xuất hiện của nó. Anh chàng đánh xe chó kêu to gọi Perôn: - Này tớ đã bảo mà ! Cái con Bấc học gì cũng cực kỳ nhanh. Perôn trang trọng gật đầu. Là nhân viên giao liên cho chính phủ Canada, mang chuyển những công văn giấy tờ quan trọng, anh ta lo tìm cho được những con chó tốt nhất, và anh đặc biệt hài lòng khi kiếm được Bấc. Trong vòng một tiếng, đàn chó được tăng cường thêm ba con chó Eskimo nữa, vị chi tổng số là 9 con. Nhanh chóng, tất cả bọn chúng đều nai nịt đai cương và ngoặt lên con đường đi về phía hẻm núi sông Đaiê. Bấc hài lòng khi được lên đường, và mặc dù công việc gay go nặng nhọc, nó nhận thấy rằng nó cũng không đặc biệt khinh ghét gì loại công việc như thế này. Bấc rất ngạc nhiên khi thấy hứng lên một không khí hăm hở háo hức trong cả đàn chó, và sự hăm hở ấy cũng đã lây sang cả nó. Nhưng có 1 điều còn đáng ngạc nhiên hơn, đó là sự thay đổi ở hai con Đevơ và Xônlếch. Chúng đã trở thành những con chó khác hẳn, hoàn toàn biến đổi sau khi thắng bộ đai cương. Tất cả những gì là thụ động và hờ hững không còn thấy ở chúng. Chúng nhanh nhẩu và linh lợi hẳn lên, lo lắng cho công việc được chu toàn, và dễ nổi cáu một cách dữ tợn với bất kỳ cái gì trở ngại hoặc rối rắm làm chậm trễ công việc ấy. Lao động cực nhọc trong vòng dây kéo hình như là ý nghĩa tuyệt đỉnh của sự tồn tại của chung, là tất cả lẽ sống của chúng, và là điều duy nhất mà chúng ham mê. Đêvơ là con chó ở vị trí kéo sát xe. Kéo đằng trước nó là Bấc rồi đến Xônlếch. Số còn lại buộc tiếp thành xâu dài, một hàng dọc, thẳng về phía trước cho đến con chó đầu đàn. Xpít là con chó chiếm vị trí đầu đàn ấy. Bấc đã được đặt một cách có chủ ý vào giữa Đêvơ và Xônlếch, để hai gã này kèm cặp cho nó. Nó là cậu học trò có năng khiếu, thì chúng cũng là những ông thầy giỏi, không bao giờ cho phép nó nhùng nhằng lâu trong một cái lỗi nào đó. Và bằng đôi hàm răng sắc nhọn, chúng đã buộc nó phải tuân theo sự dạy bảo của chúng. Đêvơ công bằng và rất thông thạo. Gã chả bao giờ trị Bấc một cách vô cớ, nhưng gã cũng không bao giờ bỏ qua mà không trị Bấc khi cần thiết. Và vì có cái roi của Phrăngxoa ủng hộ Đêvơ, nên Bấc thấy là thà chịu sửa mình đi thì còn lợi hơn là trả đũa lại. Có lần sau một phút tạm dừng, Bấc làm rối dây kéo và gây nên chậm trễ không đi ngay được, thế là cả Đêvơ và Xônlếch xông vào nó và đã cho nó một trận ra trò. Kết quả là lại càng làm rối tung cả lên. Nhưng sau đó, Bấc hết sức cẩn thận tránh không vướng vào dây kéo nữa. Và trước khi ngày lao động kết thúc, Bấc đã trở nên thành thạo đến mức, các bạn nghề của nó thôi không còn rầy la nó nữa. Chiếc roi da của Phrăngxoa quất xuống ít hơn, và thậm chí Bấc còn vinh dự được Perôn nâng các bàn chân lên xem xét cẩn thận. Ngày hôm ấy là một ngày chạy cật lực, trèo qua hẻm núi, xuyên qua những thị trấn nhỏ Sip và Xkên, vượt qua bìa rừng cuối cùng, qua những sông băng và những khối tuyết gió dồn dày hàng trăm bộ, rồi leo lên ngọn đèo Chincút sừng sững, vạch phân thuỷ chắn ngang giữa vùng nước biển và vùng nước ngọt và đứng như mộ vị hung thần trợn trừng hăm doạ, canh giữ miền đất phương Bắc buồn tẻ và hiu quạnh. Chiếc xe chạy khá nhanh xuống dọc dãy hồ lấp kín những miệng núi lửa đã tắt. Khuya hôm ấy, đoàn người và chó kéo nhau vào một khu trại khổng lồ ở đầu hồ Bennét. Tại đấy có hàng ngàn người đi tìm vàng đang đóng thuyền để dự phòng băng tan trong mùa xuân. Bấc đã trải qua một cuộc thi đấu kiệt sức vì từ quá sớm, nó đã bị lôi cổ ra trong bóng đêm lạnh buốt và bị thẳng vào chiếc xe trượt tuyết cùng lũ bạn của nó. Hôm ấy chúng chạy 40 dặm, vì vệt đường đã có sẵn, băng tuyết đã được nện chặt. Nhưng ngày hôm sau, và nhiều ngày tiếp sau nữa, đoàn người và chó phải tự mở đường đi, nên làm việc mệt nhọc hơn mà lại đi chậm hơn. Theo lệ thường, Perôn dẫn đầu trước đàn chó, dùng liếp đi tuyết nện chặt tuyết lại để cho chó kéo xe dễ dàng hơn. Phrăngxoa ở vị trí cần điều khiển chiếc xe. Thỉnh thoảng Phrăngxoa đổi chỗ cho Perôn, nhưng không thường xuyên. Perôn đang rất vội, và anh lại tự hào là người thông thạo nghề băng tuyết. Sự thông thạo ấy không thể thiếu được lúc nào, bởi vì lớp băng mùa thu rất mỏng, và ở nơi nào nước bên dưới chảy xiết thì nơi đó không đóng tí băng nào cả. Ngày lại ngày qua, những ngày nối nhau bất tận. Bấc lao động nhọc nhằn trong vòng đai cương. Hôm nào cũng vậy, trời còn tối mò mà đã nhổ trại, và khi tia sáng nhợt nhạt đầu tiên của buổi bình minh vừa hé ra thì đã thấy chúng rong ruổi trên con đường mòn, trút lại sau thêm những dặm đường mới. Và hôm nào cũng vậy, sau khi trời đã tôi sập xuống mới dừng lại đóng trại. Lũ chó ăn phần cá ít ỏi của mình, rồi bò lê ra ngủ trong tuyết. Bấc đói cào cả ruột. Phần thức ăn của nó mỗi ngày là một suất cá hồi khô, nặng chừng một pao rưỡi, thật chả thấm vào đâu. Nó không bao giờ ăn đủ, thường xuyên bị cơn đói dằn vặt. ấy thế mà những con chó kia, vì không nặng cân bằng nó và sinh ra chính là để sống cuộc sống này, nên tuy chỉ được khẩu phần cá nặng một pao thôi, nhưng vẫn giữ được trạng thái bình thường. Bấc nhanh chóng mất cái tính kén cá, chọn canh, vốn là đặc tính sinh hoạt của nó trước kia. Cu cậu khảnh ăn, nên lũ bạn của nó ăn xong trước, lại xông đến cướp luôn cả phần của nó đang ăn dở. Nó cũng không chống giữ được. Trong khi cu cậu đánh đuổi đi hai, ba tên thì phần thức ăn của nó lại lọt vào họng những tên khác. Để khắc phục, nó cố ăn nhanh bằng chúng. Rồi thì, vì cơn đói bức bách quá thể, nó đành hạ mình đi làm cái việc, cuỗm lấy những thứ không phải của nó. Nó đã để ý theo dõi và học tập. Một hôm nó nhìn thấy Paicơ, một trong những con chó mới nhập đàn, một tên láu cá thường giả ốm để trốn việc và là một tên kẻ cắp tinh quái, khôn khéo thó được lát thịt lợn muối lúc Perôn vừa quay lưng đi. Thế là ngày hôm sau, Bấc diễn lại tiết mục ấy y hệt, mà lại tha đi cả khúc thịt. Tiếng la ó ầm lên, nhưng chẳng ai nghi ngờ Bấc, trong khi Đớp, một con chó ngờ nghệch, vụng về, luôn bị bắt gặp ở nơi có chuyện, lại bị trừng trị về cái tội mà Bấc đã phạm. Vụ ăn cắp đầu tiên này, là dấu hiệu chứng tỏ, Bấc đã thích ứng được để tồn tại trong cái môi trường cừu địch của vùng đất phương Bắc này. Sự việc đó biểu hiện khả năng thích nghi của Bấc, có thể tự điều chỉnh cho hợp với những hoàn cảnh biến đổi. Thiếu khả năng ấy đồng nghĩa với việc rơi vào cái chết nhanh chóng và khủng khiếp. Sự việc đó lại còn biểu hiện sự suy sụp, tan nát của bản chất có đạo đức của nó, một thứ phù phiếm rỗng tuếch và là một điều bất lợi trong cuộc đấu tranh sinh tồn tàn nhẫn này. Ở vùng đất phương Nam, dưới luật lệ của tình yêu và tình bạn, việc tôn trọng của cải cá nhân và cảm xúc riêng tư của kẻ khác là đúng. Nhưng ở cái vùng đất phương Bắc này, dưới luật lệ của dùi cui và răng nanh, thì kẻ nào lưu tâm đến những điều đó là kẻ khờ dại. Và nếu như Bấc cứ tuân thủ những điều đó thì chắc hẳn Bấc đã không thể thành công. Cũng chả phải Bấc đã suy luận ra được rành rọt như vậy. Nó đã phù hợp được, có thế thôi. Nó đã làm cho nó thích nghi được với lối sống mới một cách không tự giác. Trong cả cuộc đời của nó trước kia, nó chưa hề chạy trốn khỏi một cuộc chiến đấu, dù nó ở vào thế bất lợi như thế nào đi nữa. Nhưng chiếc dùi cui của người mặc áo nịt đỏ đã ngấm vào trong đầu nó một thứ đạo lý cơ bản hơn và nguyên thuỷ hơn. Lúc còn là một con vật văn minh, nó đã có thể sẵn sàng chết vì nghĩa, ví dụ như để bảo vệ cho ngọn roi điều khiển của ngài Thẩm phán Milơ chẳng hạn. Thế nhưng bây giờ thì Bấc đã bị phi văn minh hoá trọn vẹn rồi, bởi vì rõ ràng là bây giờ nó có khả năng chạy trốn khỏi việc bảo vệ cho một đòi hỏi về đạo đức, cốt để cứu lấy sinh mạng của mình cái đã. Nó ăn cắp không phải vì thích thú gì thói ăn cắp, mà là vì cái dạ dày của nó kêu gào. Nó không đánh cướp một cách lộ liễu, mà xoáy trộm hết sức bí mật và ranh mãnh, vì nó lưu tâm đến dùi cui và răng nanh. Nói tóm lại, những điều đó, nó đã làm là bởi vì làm thì lại dễ hơn là không làm. Sự phát triển của nó (hay có thể nói là sự thoái hoá của nó) diễn biến thật nhanh chóng. Những bắp thịt của nó trở nên cứng như sắt, và nó thành ra chai sạn đối với mọi nỗi đau thông thường. Nó đã tận dụng được tối đa mọi thứ, cả ở bên ngoài nó lẫn bên trong nó. Nó có thể ăn bất kỳ cái gì dù cái đó gớm ghiếc hoặc khó tiêu đến đâu đi nữa. Và sau khi đã nuốt xuống, những dịch vị trong dạ dày nó chiết xuất ra cho đến kiệt ti chất dinh dưỡng nhỏ nhất cuối cùng, máu của nó mang chất dinh dưỡng ấy đến tận nơi xa nhất trong cơ thể nó, cấu tạo thành những mô cứng rắn nhất, bền dai nhất. Thị lực và tài đánh hơi của nó trở nên sắc sảo phi thường, và tai nó trở nên thính đến nỗi trong khi ngủ nó vẫn nghe được những tiếng động nhỏ nhất và biết là tiếng động ấy báo điềm lành hay dữ. Nó đã học được cách cắn vỡ lớp băng giá đóng chặt giữa các ngón chân, và khi khát, mà trên hố nước có một váng băng dày che kín, nó biết chồm thẳng mình, lên gân cứng đơ hai chân trước mà đập cho vỡ mặt băng ra. Điều rõ nét nhất ở nó lúc này, là cái tài đánh hơi triệu chứng gió, và dự kiến được ngọn gió trước một đêm. Dù trời lặng gió đến mấy đi nữa, khi nó đào ổ nằm cạnh gốc cây hoặc bên bờ đất, thì đến khi cơn gió nổi lên chắc chắn là chỗ ngủ của nó đã nằm đúng ở phía dưới gió, được che kín và ấm áp. Nhưng không phải nó chỉ hiểu biết qua kinh nghiệm mà chính là do những bản năng tắt lịm từ lâu đời, nay lại trỗi dậy. Những thế hệ thuần hoá rơi rụng ra khỏi nó. Một cách mơ hồ, nó nhớ lại tận buổi sơ khai của nòi giống, nhớ lại tự cái thời những con chó hoang ào ạt từng bầy chạy lùng mồi khắp những khu rừng nguyên thuỷ và giết chết con thịt mà chúng đuổi đến cùng đường. Bấc không phải khổ công học đánh nhau với những miếng đòn cắn bập, cắn toạc và cái táp nhanh như chớp của chó sói. Những tổ tiên đã bị lãng quên của nó xưa kia vốn đã đánh nhau theo cách ấy. Những tổ tiên hoang dã ấy đã nhen nhóm lại bên trong nó cuộc sống cổ xưa, và những mánh khoé xưa kia của chúng đã thành dấu, in sâu vào huyết thống di truyền của nòi giống, thì nay cũng chính là những mánh khoé của bản thân nó. Những cái đó đã đến với tự nhiên, nó chả phải nhọc công gắng sức học tập hoặc khám phá ra, dường như luôn luôn đã là của nó tự những bao giờ. Và mỗi khi, trong bóng đêm lạnh lẽo nín lặng, nó nghếch mõm lên một vì sao mà hú dài như chó sói, thì ấy chính là tổ tiên nó, những nắm bụi tàn trong cõi chết, đã nghếch mõm lên các vì sao mà hú về qua bao nhiêu thế kỷ và qua bản thân nó. Nhịp điệu trong tiếng hú của nó cũng chính là nhịp điệu trong tiếng hú của chúng, những nhịp điệu diễn tả nỗi niềm thống khổ của chúng và điều mà đối với chúng là ý nghĩa của tĩnh mịch, lạnh lẽo và bóng tối âm thầm. Vậy là, như một dấu hiệu biểu hiện sự sống của một vật bị chi phối, tiếng hát tự ngàn xưa đã trỗi dậy qua bản thân Bấc. Và Bấc đã trở lại với chính nó về bản chất. Mà nó trở lại được như vậy cũng bởi vì con người đã tìm thấy một thứ kim loại màu vàng ở phương Bắc, và bởi vì Menuơn là một gã phu vườn mà đồng lương không thể bao nổi nhu cầu của vợ cùng mọi món chi tiêu vặt vãnh của bản thân gã.Hết chương 2
Chọn chương để xem
Serve 1
Ngày đầu tiên của Bấc trên bờ sông Đaiê giống như một cơn ác mộng. Sửng sốt và kinh ngạc từng giờ. Bấc đột ngột bị hất văng ra khỏi trung tâm của nền văn minh và rồi bị tống vào trung tâm của những vật nguyên thuỷ. Ở đây không có cuộc sống nhàn nhã, tắm ánh nắng mơn man, không có gì để làm ngoài việc đi tha thẩn và buồn chán. Ở đây không có yên tĩnh, không có nghỉ ngơi, cũng không có một phút nào an toàn. Tất cả đều là rối loạn và chiến đấu. Bất kỳ lúc nào, tính mệnh cũng bị đe doạ. Thường xuyên cảnh giác là một nhu cầu bắt buộc, bởi vì chó và người ở đây không phải là chó và người của thị thành. Tất cả bọn chúng đều man rợ, chúng không tuân theo một luật lệ gì ngoài luật của dùi cui và răng nanh.
Bấc chưa bao giờ thấy chó đánh nhau theo cái kiểu những thứ sinh vật như sói lang này đánh nhau. Và kinh nghiệm đầu tiên của nó, đã cho nó một bài học không bao giờ quên được. Nói cho đúng ra, đấy là một kinh nghiệm mà nó rút ra thay cho kẻ khác, chứ nếu không phải như vậy thì nó đã chẳng còn tồn tại để mà vận dụng kinh nghiệm ấy cho chính bản thân nó sau này.
Cơli chính là nạn nhân của sự việc đã xảy ra. Đoàn người và chó đóng trại gần kho chứa gỗ. Tại kho này, cô nàng Cơli theo thói quen thân thiện của mình sán lại đánh bạn với một con chó Eskimo to bằng một con sói trưởng thành, mặc dù không bằng một nửa vóc dáng của Cơli. Không có một dấu hiệu báo trước nào cả. Chỉ có một bước nhảy vào nhanh như chớp, một tiếng răng đập vào nhau chói như tiếng kim loại, và một bước nhảy ra cũng nhanh như chớp. Thế là mặt Cơli bị rách toạc từ mắt đến hàm. Ấy, cái kiểu đánh nhau của chó sói là như vậy, đá một cái rồi vọt ra ngoài. Nhưng không chỉ có như vậy, mà còn nữa. Khoảng ba mươi đến bốn mươi con chó Eskimo khác chạy đến, bao vây lấy hai con vật đang đánh nhau, hình thành một vòng tròn chăm chú im lặng. Bấc không sao hiểu được sự chăm chú im lặng ấy, và cũng không thể hiểu nổi cái lối chúng đang liếm mép một cách hau háu như thế kia. Cơli lao vào đối thủ. Con vật này lại đớp một cái, rồi vọt ra một bên. Đến khi Cơli lao vào lần nữa thì hắn dơ ức ra chặn một cách đặc biệt, làm cho Cơli ngã nhào chổng cả bốn vó lên. Cơli không còn bao giờ đứng dậy được nữa. Và chính đó là điều mà bầy súc vật đứng nhìn kia đã chờ đợi. Chúng lập tức ùa vào vồ nghiến lấy Cơli, gừ gào và gầm rít... Cơli bị vùi dập, thét lên đau đớn trong cơn hấp hối dưới đống thân hình chen chúc lổn nhổn.
Sự việc xảy ra đột ngột quá, bất ngờ quá, làm cho Bấc sửng sốt. Bấc nhìn thấy Xpít thè cái lưỡi đỏ tươi ra, cười theo cái kiểu của hắn. Và Bấc thấy Phrăngxoa, tay vung 1 chiếc rìu, nhảy bổ vào bầy chó hỗn loạn. Ba người khác cầm dùi cui xông đến giúp anh đánh đuổi chúng. Họ không phải mất nhiều thì giờ. Chỉ trong vòng hai phút, kể từ khi Cơli ngã xuống, những con cuối cùng trong bầy hung đồ xâu xé Cơli đã bị dùi cui đánh xua đi hết. Nhưng Cơli nằm đó, mềm nhũn và tắt thở, gần như bị xé hẳn ra từng mảnh, trong đám tuyết nát nhừ và vấy máu.
Anh chàng người lai da ngăm đen đứng sát bên xác Cơli, đang nguyền rủa khủng khiếp.
Quang cảnh đó đã thường lởn vởn trở lại trong trí Bấc, làm cho nó không yên trong giấc ngủ. A thì ra cái lối như vậy đấy. Lối chơi không quân tử. Một khi anh ngã xuống, thế là anh hết đời. Được rồi, nó sẽ cố gắng giữ cho mình không bao giờ ngã xuống.
Kìa Xpít lại thè lưỡi ra mà cười.
Kể từ lúc ấy, Bấc mãi mãi ghét cay, ghét đắng Xpít.
Bấc chưa kịp trấn tĩnh sau cơn bàng hoàng vì cái chết thê thảm của Cơli, thì một điều khác lại làm cho nó sửng sốt. Phrăngxoa buộc vào mình nó một mớ bộ xâu những đai da và khoá gài bằng sắt. Đó là một bộ đại cương, giống như các thứ mà Bấc đã nhìn thấy các chú bồi ngựa đặt lên lưng ngựa hồi Bấc còn ở nhà. Và hồi ấy Bấc đã nhìn thấy lũ ngựa làm việc gì, thì nay Bấc cũng lại bị bắt làm việc ấy.
Bấc phải kéo chiếc xe trượt tuyết có Phrăngxoa ngồi trên, đi đến một khu rừng sát mép thung lũng, rồi trở về với chiếc xe chất đầy củi.
Mặc dù danh giá của Bấc bị tổn thương, đau xót khi bị biến thành một con vật kéo xe như vậy. Nhưng Bấc đủ khôn ngoan để tự kiềm chế, không chống đối lại. Nó xác định quyết tâm làm công việc ấy, và đã làm hết sức mình, mặc dù tất cả đều mới mẻ và lạ lùng.
Phrăngxoa là con người nghiêm khắc, đòi hỏi sự tuân lệnh ngay lập tức, và nhờ có chiếc roi da nên mệnh lệnh được tuân theo ngay lập tức. Trong khi đó thì Đêvơ, con chó ở vị trí kéo sát xe đã có kinh nghiệm trong vai trò này, lại đớp vào hông của Bấc mỗi khi Bấc phạm sai lầm.
Về phần Xpít, con chó ở vị trí dẫn đầu, cũng có kinh nghiệm trong nghề, nhưng vì hắn không phải lúc nào cũng chạm được tới Bấc, nên thỉnh thoảng hắn lại gừ lên những tiếng gay gắt để quở trách Bấc, hoặc láu cá đâm bổ, dồn cả trọng lượng của hắn vào các dây kéo, để bắt Bấc trở lại đúng vào hướng mà Bấc phải đi.
Bấc đã học tập công việc một cách dễ dàng. Và dưới sự phối hợp dạy nghề của hai con chó kia cùng với Phrăngxoa, Bấc đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Trước khi trở về đến trại, nó đã nắm được những điều cần thiết, đủ để biết đứng lại khi nghe tiếng "họ", biết đi tới khi nghe tiếng "mơts", biết ngoặt rộng ở những khuỷu đường vòng, và biết tránh khỏi chạm phải con chó ở vị trí sát ngay trước xe mỗi khi chiếc xe trượt chở nặng đổ dốc lao xuống sát gót chúng.
- Ba con chó rất giỏi! Phrăngxoa bảo Perôn
- Còn con Bấc kia, nó kéo chết thôi. Nó tiếp thu những điều đó rất nhanh.
Buổi chiều hôm đó, Perôn trở về với hai con chó nữa vì anh đang cần gấp rút lên đường với đống công văn thư từ của anh. Anh gọi chúng là "Bili" và "Jô". Chúng là hai anh em ruột. Cả 2 đều là nòi chó Eskimo chính cống. Tuy là cùng một mẹ, nhưng chúng khác nhau như đêm với ngày. Một điều đáng chê trách ở Bili là cái nết quá đỗi nhu nhược. Còn Jô thì hoàn toàn trái ngược, hay cáu bẳn và hẹp hòi, thường xuyên gầm gừ và có cái nhìn ác ý.
Bấc tiếp đón chúng bằng thái độ bạn bè. Đêvơ thì phớt lờ chúng, còn Xpít thì xông vào hạch hoẹ hết tên này đến tên kia.
Bili thì vẫy đuôi cầu hoà Xpít. Khi cảm thấy cầu hòa không ăn thua, nó quay mình bỏ chạy và kêu lên (cũng kêu lên với giọng cầu hoà) khi hàm răng sắc nhọn của Xpít rạch vào sườn nó.
Nhưng còn Jô thì bất chấp Xpít lượn quanh như thế nào. Nó trụ hai chân sau, rồi thoăn thoắt quay vòng để đối đầu với Xpít. Bờm cổ Jô dựng đứng lên, tai kéo xếch ra đằng sau, mép giần giật nhăn nhở gầm rít, hai hàm răng liên hồi vập vào nhau đến mức nhanh nhất, và mắt loé lên một ánh nhìn hiểm ác, biểu thị sẵn sàng chấp nhận cuộc giao tranh. Trông diện mạo của nó đến phải khiếp, làm cho Xpít buộc phải thôi không còn dám ghép nó vào khuôn phép gì nữa. Nhưng để gỡ lại thể diện Xpít lại quay sang tên Bili lành như đất và hay kêu van kia, rượt đuôỉ nó đến tận cùng khu trại.
Đến tối hôm ấy, Perôn kiếm được thêm một con chó nữa, một lão chó Eskimo già, mình dài, gầy guộc, có vẻ dữ tợn, với bộ mặt đầy những vết sẹo chinh chiến. Lão chỉ còn một con mắt độc nhất, trong đó luôn rực lên dấu hiệu của sự can đảm, khiến kẻ khác phải kính nể. Người ta gọi lão là "Xônlếch", có nghĩa là "Kẻ tức giận".
Cũng giống như Đêvơ, lão không đòi hỏi ai cái gì cả, không cho ai cái gì cả, không trong mong vào cái gì cả. Và khi lão bước chậm rãi, khoan thai đi vào chính giữa đám chó kia, thì ngay cả Xpít cũng để cho lão yên, không dây vào lão. Lão có một tính đặc biệt, thật không may mà Bấc đã phát hiện ra, đó là lão không thích bất cứ kẻ nào sán gần đến bên con mắt mù của lão. Bấc đã phạm phải điều này một cách vô tình và Bấc bắt đầu nhận thức được sự vô ý của mình là để Xônlếch lao bổ vào nó và dữ dội cắn vào vai nó rạch thành nhiều vết sâu đến tận xương và dài có đến ba inch. Thế là mãi mãi về sau, Bấc kiêng không đi qua bên mắt mù của lão nữa. Quan hệ giữa Bấc với lão từ đây không còn điều gì rắc rối.
Mong muốn hiển nhiên của Xônlếch cũng giống như của Đêvơ, chỉ là được để yên 1 mình, đừng ai động đến, mặc dù, như sau này Bấc đã thấy, mỗi gã đều có một ham muốn khác, một ham muốn mang tính chất còn sinh tử hơn nhiều.
Đêm ấy, Bấc đi ngủ một cách vô cùng vất vả. Chiếc lều, có ngọn nến chiếu sáng, rực lên ấm cúng giữa cảnh đồng trắng toát. Bấc bước vào đó. Ấy là điều dĩ nhiên thôi. Thế nhưng, khi nó bước vào, cả Perôn lẫn Phrăngxoa đều tới tấp tấn công nó bằng những dụng cụ nấu ăn và những lời chửi rủa, mãi cho đến khi nó trấn tĩnh lại được sau cơn sững sờ kinh ngạc và bỏ chạy nhục nhã trở ra ngoài trời giá lạnh. Một cơn gió sét thổi qua, làm nó tê buốt và chọc một thứ nọc độc nhức nhối vào vết thương trên vai. Nó nằm dài trên tuyết, cố làm sao để ngủ, nhưng chẳng mấy chốc sương giá đã đánh bật nó đứng dậy run lẩy bẩy. Khốn khổ và thất vọng, nó lang thang đi quanh quẩn giữa những chiếc lều, nhưng chỉ thấy chỗ nào cũng rét cả. Rải rác đây đó, một vài con chó hoang xông đến lao vào nó. Nhưng nó dựng bờm cổ lên, gầm rít (ấy là nó học kinh nghiệm cũng khá nhanh) và thế là chúng để cho nó tiếp tục đi qua yên ổn.
Cuối cùng, nó nẩy ra một ý. Nó sẽ trở lui và xem thử các bạn trong đàn nó xử sự như thế nào? Lạ lùng thay, chúng nó đều đi đâu mất cả. Nó lại lang thang quanh quẩn qua giữa khu lều trại thênh thang để đi tìm bọn chúng, nhưng rồi nó lại trở về không. Hay là chúng nó ở trong lều?. Không, không thể như vậy được, vì nếu chúng ở trong lều thì bản thân nó đã không bị đuổi ra ngoài như vậy. Thế thì chúng nó có thể ở đâu? Đuôi cụp xuống, toàn thân run lẩy bẩy. Quả là rất đau khổ tuyệt vọng, nó tha thẩn bước vòng quanh chiếu lều.
Bỗng nhiên, tuyết tụt xuống dưới hai chân trước của nó, làm nó rụt chân xuống. Có một cái gì đó quằn quại dưới bàn chân Bấc. Nó vội nhảy lui, lông dựng ngược cả lên, gầm gừ, kinh sợ trước vật không nhìn thấy và không nhận ra được đó. Nhưng một tiếng ư ử nhỏ, thân thiện cất lên làm nó vững dạ, nên nó lại bước tới xem xét. Một luồng hơi ấm toả nhẹ bốc lên mũi nó và ở đấy, Bili đang nằm cuộn lại dưới tuyết thành một cục tròn, kín gió ấm áp. Bili kêu lí nhí bằng cái giọng xoa dịu, vặn vẹo mình mẩy để bày tỏ thiện chí của nó, và lại còn dám đánh bạo, như là một hành động đút lót để cầu hoà, liếm mặt Bấc bằng cái lưỡi ươn ướt ấm áp của nó.
Lại một bài học nữa!
À, thì ra chúng làm cái kiểu như thế này đấy! Với niềm tự tin, Bấc chọn một chỗ, rồi, rất rối rít và lãng phí sức, Bấc tiến hành đào cho mình 1 cái lỗ. Thế là, trong nháy mắt, hơi ấm của thân thể Bấc toả đầy trong hố kín, và nó ngủ thiếp đi. Ngày hôm ấy thật là quá dài và gay go gian khổ, nên nó ngủ rất ngon và khoan khoái, mặc dù thỉnh thoảng nó lại gầm gừ, sủa và giật mình vì nằm mơ thấy những điều dữ dội.
Mãi cho đến khi những tiếng ồn ào của khu trại đang thức dậy khuấy động làm Bấc tỉnh giấc thì nó mới mở mắt. Thoạt đầu nó không biết là mình đang ở đâu. Cả đêm tuyết rơi lấp kín nó. Những bức tường tuyết áp vào nó khắp bốn bên, khiến trong lòng nó đột nhiên rộ lên một nỗi hoảng sợ ghê gớm, nỗi thảng thốt của con thú hoang dã sợ mắc vào bẫy. Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ Bấc kéo cuộc đời của nó lui trở về với cuộc đời của tổ tiên nó. Bởi vì Bấc là một con chó đã trở thành văn minh, hay nói đúng hơn là một con chó quá đỗi văn minh, vậy nếu chỉ qua kinh nghiệm của bản thân nó thôi thì làm sao biết được cái bẫy là gì, và do đó từ nhận thức của bản thân nó thì không thể nào lại sợ bẫy. Các bắp thịt trong toàn thân nó co giật từng hồi theo linh tính, lông trên cổ và vai nó dựng ngược cả lên, và cùng với một tiếng gầm hung tợn, nó bật nhảy vọt thẳng đứng lên, ra giữa ánh ban ngày chói loà, tuyết bay tung ra xung quanh nó làm thành một đám bụi ngời sáng. Trước khi bốn chân chạm đất, nó đã kịp nhìn thấy khu trại trắng toát trải ra trước mắt và hiểu ngay là nó đang ở đâu. Và nó nhớ lại tất cả, từ cái buổi nó đi dạo chơi cùng Menuel cho đến cái hố nó tự đào cho mình đêm qua.
Một tiếng reo của Phrăngxoa chào đón sự xuất hiện của nó. Anh chàng đánh xe chó kêu to gọi Perôn:
- Này tớ đã bảo mà ! Cái con Bấc học gì cũng cực kỳ nhanh.
Perôn trang trọng gật đầu.
Là nhân viên giao liên cho chính phủ Canada, mang chuyển những công văn giấy tờ quan trọng, anh ta lo tìm cho được những con chó tốt nhất, và anh đặc biệt hài lòng khi kiếm được Bấc.
Trong vòng một tiếng, đàn chó được tăng cường thêm ba con chó Eskimo nữa, vị chi tổng số là 9 con. Nhanh chóng, tất cả bọn chúng đều nai nịt đai cương và ngoặt lên con đường đi về phía hẻm núi sông Đaiê.
Bấc hài lòng khi được lên đường, và mặc dù công việc gay go nặng nhọc, nó nhận thấy rằng nó cũng không đặc biệt khinh ghét gì loại công việc như thế này. Bấc rất ngạc nhiên khi thấy hứng lên một không khí hăm hở háo hức trong cả đàn chó, và sự hăm hở ấy cũng đã lây sang cả nó.
Nhưng có 1 điều còn đáng ngạc nhiên hơn, đó là sự thay đổi ở hai con Đevơ và Xônlếch. Chúng đã trở thành những con chó khác hẳn, hoàn toàn biến đổi sau khi thắng bộ đai cương. Tất cả những gì là thụ động và hờ hững không còn thấy ở chúng. Chúng nhanh nhẩu và linh lợi hẳn lên, lo lắng cho công việc được chu toàn, và dễ nổi cáu một cách dữ tợn với bất kỳ cái gì trở ngại hoặc rối rắm làm chậm trễ công việc ấy. Lao động cực nhọc trong vòng dây kéo hình như là ý nghĩa tuyệt đỉnh của sự tồn tại của chung, là tất cả lẽ sống của chúng, và là điều duy nhất mà chúng ham mê.
Đêvơ là con chó ở vị trí kéo sát xe. Kéo đằng trước nó là Bấc rồi đến Xônlếch. Số còn lại buộc tiếp thành xâu dài, một hàng dọc, thẳng về phía trước cho đến con chó đầu đàn. Xpít là con chó chiếm vị trí đầu đàn ấy.
Bấc đã được đặt một cách có chủ ý vào giữa Đêvơ và Xônlếch, để hai gã này kèm cặp cho nó. Nó là cậu học trò có năng khiếu, thì chúng cũng là những ông thầy giỏi, không bao giờ cho phép nó nhùng nhằng lâu trong một cái lỗi nào đó. Và bằng đôi hàm răng sắc nhọn, chúng đã buộc nó phải tuân theo sự dạy bảo của chúng. Đêvơ công bằng và rất thông thạo. Gã chả bao giờ trị Bấc một cách vô cớ, nhưng gã cũng không bao giờ bỏ qua mà không trị Bấc khi cần thiết. Và vì có cái roi của Phrăngxoa ủng hộ Đêvơ, nên Bấc thấy là thà chịu sửa mình đi thì còn lợi hơn là trả đũa lại. Có lần sau một phút tạm dừng, Bấc làm rối dây kéo và gây nên chậm trễ không đi ngay được, thế là cả Đêvơ và Xônlếch xông vào nó và đã cho nó một trận ra trò. Kết quả là lại càng làm rối tung cả lên. Nhưng sau đó, Bấc hết sức cẩn thận tránh không vướng vào dây kéo nữa. Và trước khi ngày lao động kết thúc, Bấc đã trở nên thành thạo đến mức, các bạn nghề của nó thôi không còn rầy la nó nữa. Chiếc roi da của Phrăngxoa quất xuống ít hơn, và thậm chí Bấc còn vinh dự được Perôn nâng các bàn chân lên xem xét cẩn thận.
Ngày hôm ấy là một ngày chạy cật lực, trèo qua hẻm núi, xuyên qua những thị trấn nhỏ Sip và Xkên, vượt qua bìa rừng cuối cùng, qua những sông băng và những khối tuyết gió dồn dày hàng trăm bộ, rồi leo lên ngọn đèo Chincút sừng sững, vạch phân thuỷ chắn ngang giữa vùng nước biển và vùng nước ngọt và đứng như mộ vị hung thần trợn trừng hăm doạ, canh giữ miền đất phương Bắc buồn tẻ và hiu quạnh. Chiếc xe chạy khá nhanh xuống dọc dãy hồ lấp kín những miệng núi lửa đã tắt.
Khuya hôm ấy, đoàn người và chó kéo nhau vào một khu trại khổng lồ ở đầu hồ Bennét. Tại đấy có hàng ngàn người đi tìm vàng đang đóng thuyền để dự phòng băng tan trong mùa xuân. Bấc đã trải qua một cuộc thi đấu kiệt sức vì từ quá sớm, nó đã bị lôi cổ ra trong bóng đêm lạnh buốt và bị thẳng vào chiếc xe trượt tuyết cùng lũ bạn của nó.
Hôm ấy chúng chạy 40 dặm, vì vệt đường đã có sẵn, băng tuyết đã được nện chặt. Nhưng ngày hôm sau, và nhiều ngày tiếp sau nữa, đoàn người và chó phải tự mở đường đi, nên làm việc mệt nhọc hơn mà lại đi chậm hơn.
Theo lệ thường, Perôn dẫn đầu trước đàn chó, dùng liếp đi tuyết nện chặt tuyết lại để cho chó kéo xe dễ dàng hơn. Phrăngxoa ở vị trí cần điều khiển chiếc xe. Thỉnh thoảng Phrăngxoa đổi chỗ cho Perôn, nhưng không thường xuyên. Perôn đang rất vội, và anh lại tự hào là người thông thạo nghề băng tuyết. Sự thông thạo ấy không thể thiếu được lúc nào, bởi vì lớp băng mùa thu rất mỏng, và ở nơi nào nước bên dưới chảy xiết thì nơi đó không đóng tí băng nào cả.
Ngày lại ngày qua, những ngày nối nhau bất tận. Bấc lao động nhọc nhằn trong vòng đai cương. Hôm nào cũng vậy, trời còn tối mò mà đã nhổ trại, và khi tia sáng nhợt nhạt đầu tiên của buổi bình minh vừa hé ra thì đã thấy chúng rong ruổi trên con đường mòn, trút lại sau thêm những dặm đường mới. Và hôm nào cũng vậy, sau khi trời đã tôi sập xuống mới dừng lại đóng trại. Lũ chó ăn phần cá ít ỏi của mình, rồi bò lê ra ngủ trong tuyết. Bấc đói cào cả ruột. Phần thức ăn của nó mỗi ngày là một suất cá hồi khô, nặng chừng một pao rưỡi, thật chả thấm vào đâu. Nó không bao giờ ăn đủ, thường xuyên bị cơn đói dằn vặt. ấy thế mà những con chó kia, vì không nặng cân bằng nó và sinh ra chính là để sống cuộc sống này, nên tuy chỉ được khẩu phần cá nặng một pao thôi, nhưng vẫn giữ được trạng thái bình thường.
Bấc nhanh chóng mất cái tính kén cá, chọn canh, vốn là đặc tính sinh hoạt của nó trước kia. Cu cậu khảnh ăn, nên lũ bạn của nó ăn xong trước, lại xông đến cướp luôn cả phần của nó đang ăn dở. Nó cũng không chống giữ được. Trong khi cu cậu đánh đuổi đi hai, ba tên thì phần thức ăn của nó lại lọt vào họng những tên khác. Để khắc phục, nó cố ăn nhanh bằng chúng. Rồi thì, vì cơn đói bức bách quá thể, nó đành hạ mình đi làm cái việc, cuỗm lấy những thứ không phải của nó. Nó đã để ý theo dõi và học tập. Một hôm nó nhìn thấy Paicơ, một trong những con chó mới nhập đàn, một tên láu cá thường giả ốm để trốn việc và là một tên kẻ cắp tinh quái, khôn khéo thó được lát thịt lợn muối lúc Perôn vừa quay lưng đi. Thế là ngày hôm sau, Bấc diễn lại tiết mục ấy y hệt, mà lại tha đi cả khúc thịt. Tiếng la ó ầm lên, nhưng chẳng ai nghi ngờ Bấc, trong khi Đớp, một con chó ngờ nghệch, vụng về, luôn bị bắt gặp ở nơi có chuyện, lại bị trừng trị về cái tội mà Bấc đã phạm.
Vụ ăn cắp đầu tiên này, là dấu hiệu chứng tỏ, Bấc đã thích ứng được để tồn tại trong cái môi trường cừu địch của vùng đất phương Bắc này. Sự việc đó biểu hiện khả năng thích nghi của Bấc, có thể tự điều chỉnh cho hợp với những hoàn cảnh biến đổi. Thiếu khả năng ấy đồng nghĩa với việc rơi vào cái chết nhanh chóng và khủng khiếp. Sự việc đó lại còn biểu hiện sự suy sụp, tan nát của bản chất có đạo đức của nó, một thứ phù phiếm rỗng tuếch và là một điều bất lợi trong cuộc đấu tranh sinh tồn tàn nhẫn này. Ở vùng đất phương Nam, dưới luật lệ của tình yêu và tình bạn, việc tôn trọng của cải cá nhân và cảm xúc riêng tư của kẻ khác là đúng. Nhưng ở cái vùng đất phương Bắc này, dưới luật lệ của dùi cui và răng nanh, thì kẻ nào lưu tâm đến những điều đó là kẻ khờ dại. Và nếu như Bấc cứ tuân thủ những điều đó thì chắc hẳn Bấc đã không thể thành công.
Cũng chả phải Bấc đã suy luận ra được rành rọt như vậy. Nó đã phù hợp được, có thế thôi. Nó đã làm cho nó thích nghi được với lối sống mới một cách không tự giác. Trong cả cuộc đời của nó trước kia, nó chưa hề chạy trốn khỏi một cuộc chiến đấu, dù nó ở vào thế bất lợi như thế nào đi nữa. Nhưng chiếc dùi cui của người mặc áo nịt đỏ đã ngấm vào trong đầu nó một thứ đạo lý cơ bản hơn và nguyên thuỷ hơn. Lúc còn là một con vật văn minh, nó đã có thể sẵn sàng chết vì nghĩa, ví dụ như để bảo vệ cho ngọn roi điều khiển của ngài Thẩm phán Milơ chẳng hạn. Thế nhưng bây giờ thì Bấc đã bị phi văn minh hoá trọn vẹn rồi, bởi vì rõ ràng là bây giờ nó có khả năng chạy trốn khỏi việc bảo vệ cho một đòi hỏi về đạo đức, cốt để cứu lấy sinh mạng của mình cái đã. Nó ăn cắp không phải vì thích thú gì thói ăn cắp, mà là vì cái dạ dày của nó kêu gào. Nó không đánh cướp một cách lộ liễu, mà xoáy trộm hết sức bí mật và ranh mãnh, vì nó lưu tâm đến dùi cui và răng nanh. Nói tóm lại, những điều đó, nó đã làm là bởi vì làm thì lại dễ hơn là không làm.
Sự phát triển của nó (hay có thể nói là sự thoái hoá của nó) diễn biến thật nhanh chóng. Những bắp thịt của nó trở nên cứng như sắt, và nó thành ra chai sạn đối với mọi nỗi đau thông thường. Nó đã tận dụng được tối đa mọi thứ, cả ở bên ngoài nó lẫn bên trong nó. Nó có thể ăn bất kỳ cái gì dù cái đó gớm ghiếc hoặc khó tiêu đến đâu đi nữa. Và sau khi đã nuốt xuống, những dịch vị trong dạ dày nó chiết xuất ra cho đến kiệt ti chất dinh dưỡng nhỏ nhất cuối cùng, máu của nó mang chất dinh dưỡng ấy đến tận nơi xa nhất trong cơ thể nó, cấu tạo thành những mô cứng rắn nhất, bền dai nhất. Thị lực và tài đánh hơi của nó trở nên sắc sảo phi thường, và tai nó trở nên thính đến nỗi trong khi ngủ nó vẫn nghe được những tiếng động nhỏ nhất và biết là tiếng động ấy báo điềm lành hay dữ. Nó đã học được cách cắn vỡ lớp băng giá đóng chặt giữa các ngón chân, và khi khát, mà trên hố nước có một váng băng dày che kín, nó biết chồm thẳng mình, lên gân cứng đơ hai chân trước mà đập cho vỡ mặt băng ra. Điều rõ nét nhất ở nó lúc này, là cái tài đánh hơi triệu chứng gió, và dự kiến được ngọn gió trước một đêm. Dù trời lặng gió đến mấy đi nữa, khi nó đào ổ nằm cạnh gốc cây hoặc bên bờ đất, thì đến khi cơn gió nổi lên chắc chắn là chỗ ngủ của nó đã nằm đúng ở phía dưới gió, được che kín và ấm áp.
Nhưng không phải nó chỉ hiểu biết qua kinh nghiệm mà chính là do những bản năng tắt lịm từ lâu đời, nay lại trỗi dậy. Những thế hệ thuần hoá rơi rụng ra khỏi nó. Một cách mơ hồ, nó nhớ lại tận buổi sơ khai của nòi giống, nhớ lại tự cái thời những con chó hoang ào ạt từng bầy chạy lùng mồi khắp những khu rừng nguyên thuỷ và giết chết con thịt mà chúng đuổi đến cùng đường. Bấc không phải khổ công học đánh nhau với những miếng đòn cắn bập, cắn toạc và cái táp nhanh như chớp của chó sói. Những tổ tiên đã bị lãng quên của nó xưa kia vốn đã đánh nhau theo cách ấy. Những tổ tiên hoang dã ấy đã nhen nhóm lại bên trong nó cuộc sống cổ xưa, và những mánh khoé xưa kia của chúng đã thành dấu, in sâu vào huyết thống di truyền của nòi giống, thì nay cũng chính là những mánh khoé của bản thân nó. Những cái đó đã đến với tự nhiên, nó chả phải nhọc công gắng sức học tập hoặc khám phá ra, dường như luôn luôn đã là của nó tự những bao giờ. Và mỗi khi, trong bóng đêm lạnh lẽo nín lặng, nó nghếch mõm lên một vì sao mà hú dài như chó sói, thì ấy chính là tổ tiên nó, những nắm bụi tàn trong cõi chết, đã nghếch mõm lên các vì sao mà hú về qua bao nhiêu thế kỷ và qua bản thân nó. Nhịp điệu trong tiếng hú của nó cũng chính là nhịp điệu trong tiếng hú của chúng, những nhịp điệu diễn tả nỗi niềm thống khổ của chúng và điều mà đối với chúng là ý nghĩa của tĩnh mịch, lạnh lẽo và bóng tối âm thầm.
Vậy là, như một dấu hiệu biểu hiện sự sống của một vật bị chi phối, tiếng hát tự ngàn xưa đã trỗi dậy qua bản thân Bấc. Và Bấc đã trở lại với chính nó về bản chất. Mà nó trở lại được như vậy cũng bởi vì con người đã tìm thấy một thứ kim loại màu vàng ở phương Bắc, và bởi vì Menuơn là một gã phu vườn mà đồng lương không thể bao nổi nhu cầu của vợ cùng mọi món chi tiêu vặt vãnh của bản thân gã.
Bấc chưa bao giờ thấy chó đánh nhau theo cái kiểu những thứ sinh vật như sói lang này đánh nhau. Và kinh nghiệm đầu tiên của nó, đã cho nó một bài học không bao giờ quên được. Nói cho đúng ra, đấy là một kinh nghiệm mà nó rút ra thay cho kẻ khác, chứ nếu không phải như vậy thì nó đã chẳng còn tồn tại để mà vận dụng kinh nghiệm ấy cho chính bản thân nó sau này.
Cơli chính là nạn nhân của sự việc đã xảy ra. Đoàn người và chó đóng trại gần kho chứa gỗ. Tại kho này, cô nàng Cơli theo thói quen thân thiện của mình sán lại đánh bạn với một con chó Eskimo to bằng một con sói trưởng thành, mặc dù không bằng một nửa vóc dáng của Cơli. Không có một dấu hiệu báo trước nào cả. Chỉ có một bước nhảy vào nhanh như chớp, một tiếng răng đập vào nhau chói như tiếng kim loại, và một bước nhảy ra cũng nhanh như chớp. Thế là mặt Cơli bị rách toạc từ mắt đến hàm. Ấy, cái kiểu đánh nhau của chó sói là như vậy, đá một cái rồi vọt ra ngoài. Nhưng không chỉ có như vậy, mà còn nữa. Khoảng ba mươi đến bốn mươi con chó Eskimo khác chạy đến, bao vây lấy hai con vật đang đánh nhau, hình thành một vòng tròn chăm chú im lặng. Bấc không sao hiểu được sự chăm chú im lặng ấy, và cũng không thể hiểu nổi cái lối chúng đang liếm mép một cách hau háu như thế kia. Cơli lao vào đối thủ. Con vật này lại đớp một cái, rồi vọt ra một bên. Đến khi Cơli lao vào lần nữa thì hắn dơ ức ra chặn một cách đặc biệt, làm cho Cơli ngã nhào chổng cả bốn vó lên. Cơli không còn bao giờ đứng dậy được nữa. Và chính đó là điều mà bầy súc vật đứng nhìn kia đã chờ đợi. Chúng lập tức ùa vào vồ nghiến lấy Cơli, gừ gào và gầm rít... Cơli bị vùi dập, thét lên đau đớn trong cơn hấp hối dưới đống thân hình chen chúc lổn nhổn.
Sự việc xảy ra đột ngột quá, bất ngờ quá, làm cho Bấc sửng sốt. Bấc nhìn thấy Xpít thè cái lưỡi đỏ tươi ra, cười theo cái kiểu của hắn. Và Bấc thấy Phrăngxoa, tay vung 1 chiếc rìu, nhảy bổ vào bầy chó hỗn loạn. Ba người khác cầm dùi cui xông đến giúp anh đánh đuổi chúng. Họ không phải mất nhiều thì giờ. Chỉ trong vòng hai phút, kể từ khi Cơli ngã xuống, những con cuối cùng trong bầy hung đồ xâu xé Cơli đã bị dùi cui đánh xua đi hết. Nhưng Cơli nằm đó, mềm nhũn và tắt thở, gần như bị xé hẳn ra từng mảnh, trong đám tuyết nát nhừ và vấy máu.
Anh chàng người lai da ngăm đen đứng sát bên xác Cơli, đang nguyền rủa khủng khiếp.
Quang cảnh đó đã thường lởn vởn trở lại trong trí Bấc, làm cho nó không yên trong giấc ngủ. A thì ra cái lối như vậy đấy. Lối chơi không quân tử. Một khi anh ngã xuống, thế là anh hết đời. Được rồi, nó sẽ cố gắng giữ cho mình không bao giờ ngã xuống.
Kìa Xpít lại thè lưỡi ra mà cười.
Kể từ lúc ấy, Bấc mãi mãi ghét cay, ghét đắng Xpít.
Bấc chưa kịp trấn tĩnh sau cơn bàng hoàng vì cái chết thê thảm của Cơli, thì một điều khác lại làm cho nó sửng sốt. Phrăngxoa buộc vào mình nó một mớ bộ xâu những đai da và khoá gài bằng sắt. Đó là một bộ đại cương, giống như các thứ mà Bấc đã nhìn thấy các chú bồi ngựa đặt lên lưng ngựa hồi Bấc còn ở nhà. Và hồi ấy Bấc đã nhìn thấy lũ ngựa làm việc gì, thì nay Bấc cũng lại bị bắt làm việc ấy.
Bấc phải kéo chiếc xe trượt tuyết có Phrăngxoa ngồi trên, đi đến một khu rừng sát mép thung lũng, rồi trở về với chiếc xe chất đầy củi.
Mặc dù danh giá của Bấc bị tổn thương, đau xót khi bị biến thành một con vật kéo xe như vậy. Nhưng Bấc đủ khôn ngoan để tự kiềm chế, không chống đối lại. Nó xác định quyết tâm làm công việc ấy, và đã làm hết sức mình, mặc dù tất cả đều mới mẻ và lạ lùng.
Phrăngxoa là con người nghiêm khắc, đòi hỏi sự tuân lệnh ngay lập tức, và nhờ có chiếc roi da nên mệnh lệnh được tuân theo ngay lập tức. Trong khi đó thì Đêvơ, con chó ở vị trí kéo sát xe đã có kinh nghiệm trong vai trò này, lại đớp vào hông của Bấc mỗi khi Bấc phạm sai lầm.
Về phần Xpít, con chó ở vị trí dẫn đầu, cũng có kinh nghiệm trong nghề, nhưng vì hắn không phải lúc nào cũng chạm được tới Bấc, nên thỉnh thoảng hắn lại gừ lên những tiếng gay gắt để quở trách Bấc, hoặc láu cá đâm bổ, dồn cả trọng lượng của hắn vào các dây kéo, để bắt Bấc trở lại đúng vào hướng mà Bấc phải đi.
Bấc đã học tập công việc một cách dễ dàng. Và dưới sự phối hợp dạy nghề của hai con chó kia cùng với Phrăngxoa, Bấc đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Trước khi trở về đến trại, nó đã nắm được những điều cần thiết, đủ để biết đứng lại khi nghe tiếng "họ", biết đi tới khi nghe tiếng "mơts", biết ngoặt rộng ở những khuỷu đường vòng, và biết tránh khỏi chạm phải con chó ở vị trí sát ngay trước xe mỗi khi chiếc xe trượt chở nặng đổ dốc lao xuống sát gót chúng.
- Ba con chó rất giỏi! Phrăngxoa bảo Perôn
- Còn con Bấc kia, nó kéo chết thôi. Nó tiếp thu những điều đó rất nhanh.
Buổi chiều hôm đó, Perôn trở về với hai con chó nữa vì anh đang cần gấp rút lên đường với đống công văn thư từ của anh. Anh gọi chúng là "Bili" và "Jô". Chúng là hai anh em ruột. Cả 2 đều là nòi chó Eskimo chính cống. Tuy là cùng một mẹ, nhưng chúng khác nhau như đêm với ngày. Một điều đáng chê trách ở Bili là cái nết quá đỗi nhu nhược. Còn Jô thì hoàn toàn trái ngược, hay cáu bẳn và hẹp hòi, thường xuyên gầm gừ và có cái nhìn ác ý.
Bấc tiếp đón chúng bằng thái độ bạn bè. Đêvơ thì phớt lờ chúng, còn Xpít thì xông vào hạch hoẹ hết tên này đến tên kia.
Bili thì vẫy đuôi cầu hoà Xpít. Khi cảm thấy cầu hòa không ăn thua, nó quay mình bỏ chạy và kêu lên (cũng kêu lên với giọng cầu hoà) khi hàm răng sắc nhọn của Xpít rạch vào sườn nó.
Nhưng còn Jô thì bất chấp Xpít lượn quanh như thế nào. Nó trụ hai chân sau, rồi thoăn thoắt quay vòng để đối đầu với Xpít. Bờm cổ Jô dựng đứng lên, tai kéo xếch ra đằng sau, mép giần giật nhăn nhở gầm rít, hai hàm răng liên hồi vập vào nhau đến mức nhanh nhất, và mắt loé lên một ánh nhìn hiểm ác, biểu thị sẵn sàng chấp nhận cuộc giao tranh. Trông diện mạo của nó đến phải khiếp, làm cho Xpít buộc phải thôi không còn dám ghép nó vào khuôn phép gì nữa. Nhưng để gỡ lại thể diện Xpít lại quay sang tên Bili lành như đất và hay kêu van kia, rượt đuôỉ nó đến tận cùng khu trại.
Đến tối hôm ấy, Perôn kiếm được thêm một con chó nữa, một lão chó Eskimo già, mình dài, gầy guộc, có vẻ dữ tợn, với bộ mặt đầy những vết sẹo chinh chiến. Lão chỉ còn một con mắt độc nhất, trong đó luôn rực lên dấu hiệu của sự can đảm, khiến kẻ khác phải kính nể. Người ta gọi lão là "Xônlếch", có nghĩa là "Kẻ tức giận".
Cũng giống như Đêvơ, lão không đòi hỏi ai cái gì cả, không cho ai cái gì cả, không trong mong vào cái gì cả. Và khi lão bước chậm rãi, khoan thai đi vào chính giữa đám chó kia, thì ngay cả Xpít cũng để cho lão yên, không dây vào lão. Lão có một tính đặc biệt, thật không may mà Bấc đã phát hiện ra, đó là lão không thích bất cứ kẻ nào sán gần đến bên con mắt mù của lão. Bấc đã phạm phải điều này một cách vô tình và Bấc bắt đầu nhận thức được sự vô ý của mình là để Xônlếch lao bổ vào nó và dữ dội cắn vào vai nó rạch thành nhiều vết sâu đến tận xương và dài có đến ba inch. Thế là mãi mãi về sau, Bấc kiêng không đi qua bên mắt mù của lão nữa. Quan hệ giữa Bấc với lão từ đây không còn điều gì rắc rối.
Mong muốn hiển nhiên của Xônlếch cũng giống như của Đêvơ, chỉ là được để yên 1 mình, đừng ai động đến, mặc dù, như sau này Bấc đã thấy, mỗi gã đều có một ham muốn khác, một ham muốn mang tính chất còn sinh tử hơn nhiều.
Đêm ấy, Bấc đi ngủ một cách vô cùng vất vả. Chiếc lều, có ngọn nến chiếu sáng, rực lên ấm cúng giữa cảnh đồng trắng toát. Bấc bước vào đó. Ấy là điều dĩ nhiên thôi. Thế nhưng, khi nó bước vào, cả Perôn lẫn Phrăngxoa đều tới tấp tấn công nó bằng những dụng cụ nấu ăn và những lời chửi rủa, mãi cho đến khi nó trấn tĩnh lại được sau cơn sững sờ kinh ngạc và bỏ chạy nhục nhã trở ra ngoài trời giá lạnh. Một cơn gió sét thổi qua, làm nó tê buốt và chọc một thứ nọc độc nhức nhối vào vết thương trên vai. Nó nằm dài trên tuyết, cố làm sao để ngủ, nhưng chẳng mấy chốc sương giá đã đánh bật nó đứng dậy run lẩy bẩy. Khốn khổ và thất vọng, nó lang thang đi quanh quẩn giữa những chiếc lều, nhưng chỉ thấy chỗ nào cũng rét cả. Rải rác đây đó, một vài con chó hoang xông đến lao vào nó. Nhưng nó dựng bờm cổ lên, gầm rít (ấy là nó học kinh nghiệm cũng khá nhanh) và thế là chúng để cho nó tiếp tục đi qua yên ổn.
Cuối cùng, nó nẩy ra một ý. Nó sẽ trở lui và xem thử các bạn trong đàn nó xử sự như thế nào? Lạ lùng thay, chúng nó đều đi đâu mất cả. Nó lại lang thang quanh quẩn qua giữa khu lều trại thênh thang để đi tìm bọn chúng, nhưng rồi nó lại trở về không. Hay là chúng nó ở trong lều?. Không, không thể như vậy được, vì nếu chúng ở trong lều thì bản thân nó đã không bị đuổi ra ngoài như vậy. Thế thì chúng nó có thể ở đâu? Đuôi cụp xuống, toàn thân run lẩy bẩy. Quả là rất đau khổ tuyệt vọng, nó tha thẩn bước vòng quanh chiếu lều.
Bỗng nhiên, tuyết tụt xuống dưới hai chân trước của nó, làm nó rụt chân xuống. Có một cái gì đó quằn quại dưới bàn chân Bấc. Nó vội nhảy lui, lông dựng ngược cả lên, gầm gừ, kinh sợ trước vật không nhìn thấy và không nhận ra được đó. Nhưng một tiếng ư ử nhỏ, thân thiện cất lên làm nó vững dạ, nên nó lại bước tới xem xét. Một luồng hơi ấm toả nhẹ bốc lên mũi nó và ở đấy, Bili đang nằm cuộn lại dưới tuyết thành một cục tròn, kín gió ấm áp. Bili kêu lí nhí bằng cái giọng xoa dịu, vặn vẹo mình mẩy để bày tỏ thiện chí của nó, và lại còn dám đánh bạo, như là một hành động đút lót để cầu hoà, liếm mặt Bấc bằng cái lưỡi ươn ướt ấm áp của nó.
Lại một bài học nữa!
À, thì ra chúng làm cái kiểu như thế này đấy! Với niềm tự tin, Bấc chọn một chỗ, rồi, rất rối rít và lãng phí sức, Bấc tiến hành đào cho mình 1 cái lỗ. Thế là, trong nháy mắt, hơi ấm của thân thể Bấc toả đầy trong hố kín, và nó ngủ thiếp đi. Ngày hôm ấy thật là quá dài và gay go gian khổ, nên nó ngủ rất ngon và khoan khoái, mặc dù thỉnh thoảng nó lại gầm gừ, sủa và giật mình vì nằm mơ thấy những điều dữ dội.
Mãi cho đến khi những tiếng ồn ào của khu trại đang thức dậy khuấy động làm Bấc tỉnh giấc thì nó mới mở mắt. Thoạt đầu nó không biết là mình đang ở đâu. Cả đêm tuyết rơi lấp kín nó. Những bức tường tuyết áp vào nó khắp bốn bên, khiến trong lòng nó đột nhiên rộ lên một nỗi hoảng sợ ghê gớm, nỗi thảng thốt của con thú hoang dã sợ mắc vào bẫy. Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ Bấc kéo cuộc đời của nó lui trở về với cuộc đời của tổ tiên nó. Bởi vì Bấc là một con chó đã trở thành văn minh, hay nói đúng hơn là một con chó quá đỗi văn minh, vậy nếu chỉ qua kinh nghiệm của bản thân nó thôi thì làm sao biết được cái bẫy là gì, và do đó từ nhận thức của bản thân nó thì không thể nào lại sợ bẫy. Các bắp thịt trong toàn thân nó co giật từng hồi theo linh tính, lông trên cổ và vai nó dựng ngược cả lên, và cùng với một tiếng gầm hung tợn, nó bật nhảy vọt thẳng đứng lên, ra giữa ánh ban ngày chói loà, tuyết bay tung ra xung quanh nó làm thành một đám bụi ngời sáng. Trước khi bốn chân chạm đất, nó đã kịp nhìn thấy khu trại trắng toát trải ra trước mắt và hiểu ngay là nó đang ở đâu. Và nó nhớ lại tất cả, từ cái buổi nó đi dạo chơi cùng Menuel cho đến cái hố nó tự đào cho mình đêm qua.
Một tiếng reo của Phrăngxoa chào đón sự xuất hiện của nó. Anh chàng đánh xe chó kêu to gọi Perôn:
- Này tớ đã bảo mà ! Cái con Bấc học gì cũng cực kỳ nhanh.
Perôn trang trọng gật đầu.
Là nhân viên giao liên cho chính phủ Canada, mang chuyển những công văn giấy tờ quan trọng, anh ta lo tìm cho được những con chó tốt nhất, và anh đặc biệt hài lòng khi kiếm được Bấc.
Trong vòng một tiếng, đàn chó được tăng cường thêm ba con chó Eskimo nữa, vị chi tổng số là 9 con. Nhanh chóng, tất cả bọn chúng đều nai nịt đai cương và ngoặt lên con đường đi về phía hẻm núi sông Đaiê.
Bấc hài lòng khi được lên đường, và mặc dù công việc gay go nặng nhọc, nó nhận thấy rằng nó cũng không đặc biệt khinh ghét gì loại công việc như thế này. Bấc rất ngạc nhiên khi thấy hứng lên một không khí hăm hở háo hức trong cả đàn chó, và sự hăm hở ấy cũng đã lây sang cả nó.
Nhưng có 1 điều còn đáng ngạc nhiên hơn, đó là sự thay đổi ở hai con Đevơ và Xônlếch. Chúng đã trở thành những con chó khác hẳn, hoàn toàn biến đổi sau khi thắng bộ đai cương. Tất cả những gì là thụ động và hờ hững không còn thấy ở chúng. Chúng nhanh nhẩu và linh lợi hẳn lên, lo lắng cho công việc được chu toàn, và dễ nổi cáu một cách dữ tợn với bất kỳ cái gì trở ngại hoặc rối rắm làm chậm trễ công việc ấy. Lao động cực nhọc trong vòng dây kéo hình như là ý nghĩa tuyệt đỉnh của sự tồn tại của chung, là tất cả lẽ sống của chúng, và là điều duy nhất mà chúng ham mê.
Đêvơ là con chó ở vị trí kéo sát xe. Kéo đằng trước nó là Bấc rồi đến Xônlếch. Số còn lại buộc tiếp thành xâu dài, một hàng dọc, thẳng về phía trước cho đến con chó đầu đàn. Xpít là con chó chiếm vị trí đầu đàn ấy.
Bấc đã được đặt một cách có chủ ý vào giữa Đêvơ và Xônlếch, để hai gã này kèm cặp cho nó. Nó là cậu học trò có năng khiếu, thì chúng cũng là những ông thầy giỏi, không bao giờ cho phép nó nhùng nhằng lâu trong một cái lỗi nào đó. Và bằng đôi hàm răng sắc nhọn, chúng đã buộc nó phải tuân theo sự dạy bảo của chúng. Đêvơ công bằng và rất thông thạo. Gã chả bao giờ trị Bấc một cách vô cớ, nhưng gã cũng không bao giờ bỏ qua mà không trị Bấc khi cần thiết. Và vì có cái roi của Phrăngxoa ủng hộ Đêvơ, nên Bấc thấy là thà chịu sửa mình đi thì còn lợi hơn là trả đũa lại. Có lần sau một phút tạm dừng, Bấc làm rối dây kéo và gây nên chậm trễ không đi ngay được, thế là cả Đêvơ và Xônlếch xông vào nó và đã cho nó một trận ra trò. Kết quả là lại càng làm rối tung cả lên. Nhưng sau đó, Bấc hết sức cẩn thận tránh không vướng vào dây kéo nữa. Và trước khi ngày lao động kết thúc, Bấc đã trở nên thành thạo đến mức, các bạn nghề của nó thôi không còn rầy la nó nữa. Chiếc roi da của Phrăngxoa quất xuống ít hơn, và thậm chí Bấc còn vinh dự được Perôn nâng các bàn chân lên xem xét cẩn thận.
Ngày hôm ấy là một ngày chạy cật lực, trèo qua hẻm núi, xuyên qua những thị trấn nhỏ Sip và Xkên, vượt qua bìa rừng cuối cùng, qua những sông băng và những khối tuyết gió dồn dày hàng trăm bộ, rồi leo lên ngọn đèo Chincút sừng sững, vạch phân thuỷ chắn ngang giữa vùng nước biển và vùng nước ngọt và đứng như mộ vị hung thần trợn trừng hăm doạ, canh giữ miền đất phương Bắc buồn tẻ và hiu quạnh. Chiếc xe chạy khá nhanh xuống dọc dãy hồ lấp kín những miệng núi lửa đã tắt.
Khuya hôm ấy, đoàn người và chó kéo nhau vào một khu trại khổng lồ ở đầu hồ Bennét. Tại đấy có hàng ngàn người đi tìm vàng đang đóng thuyền để dự phòng băng tan trong mùa xuân. Bấc đã trải qua một cuộc thi đấu kiệt sức vì từ quá sớm, nó đã bị lôi cổ ra trong bóng đêm lạnh buốt và bị thẳng vào chiếc xe trượt tuyết cùng lũ bạn của nó.
Hôm ấy chúng chạy 40 dặm, vì vệt đường đã có sẵn, băng tuyết đã được nện chặt. Nhưng ngày hôm sau, và nhiều ngày tiếp sau nữa, đoàn người và chó phải tự mở đường đi, nên làm việc mệt nhọc hơn mà lại đi chậm hơn.
Theo lệ thường, Perôn dẫn đầu trước đàn chó, dùng liếp đi tuyết nện chặt tuyết lại để cho chó kéo xe dễ dàng hơn. Phrăngxoa ở vị trí cần điều khiển chiếc xe. Thỉnh thoảng Phrăngxoa đổi chỗ cho Perôn, nhưng không thường xuyên. Perôn đang rất vội, và anh lại tự hào là người thông thạo nghề băng tuyết. Sự thông thạo ấy không thể thiếu được lúc nào, bởi vì lớp băng mùa thu rất mỏng, và ở nơi nào nước bên dưới chảy xiết thì nơi đó không đóng tí băng nào cả.
Ngày lại ngày qua, những ngày nối nhau bất tận. Bấc lao động nhọc nhằn trong vòng đai cương. Hôm nào cũng vậy, trời còn tối mò mà đã nhổ trại, và khi tia sáng nhợt nhạt đầu tiên của buổi bình minh vừa hé ra thì đã thấy chúng rong ruổi trên con đường mòn, trút lại sau thêm những dặm đường mới. Và hôm nào cũng vậy, sau khi trời đã tôi sập xuống mới dừng lại đóng trại. Lũ chó ăn phần cá ít ỏi của mình, rồi bò lê ra ngủ trong tuyết. Bấc đói cào cả ruột. Phần thức ăn của nó mỗi ngày là một suất cá hồi khô, nặng chừng một pao rưỡi, thật chả thấm vào đâu. Nó không bao giờ ăn đủ, thường xuyên bị cơn đói dằn vặt. ấy thế mà những con chó kia, vì không nặng cân bằng nó và sinh ra chính là để sống cuộc sống này, nên tuy chỉ được khẩu phần cá nặng một pao thôi, nhưng vẫn giữ được trạng thái bình thường.
Bấc nhanh chóng mất cái tính kén cá, chọn canh, vốn là đặc tính sinh hoạt của nó trước kia. Cu cậu khảnh ăn, nên lũ bạn của nó ăn xong trước, lại xông đến cướp luôn cả phần của nó đang ăn dở. Nó cũng không chống giữ được. Trong khi cu cậu đánh đuổi đi hai, ba tên thì phần thức ăn của nó lại lọt vào họng những tên khác. Để khắc phục, nó cố ăn nhanh bằng chúng. Rồi thì, vì cơn đói bức bách quá thể, nó đành hạ mình đi làm cái việc, cuỗm lấy những thứ không phải của nó. Nó đã để ý theo dõi và học tập. Một hôm nó nhìn thấy Paicơ, một trong những con chó mới nhập đàn, một tên láu cá thường giả ốm để trốn việc và là một tên kẻ cắp tinh quái, khôn khéo thó được lát thịt lợn muối lúc Perôn vừa quay lưng đi. Thế là ngày hôm sau, Bấc diễn lại tiết mục ấy y hệt, mà lại tha đi cả khúc thịt. Tiếng la ó ầm lên, nhưng chẳng ai nghi ngờ Bấc, trong khi Đớp, một con chó ngờ nghệch, vụng về, luôn bị bắt gặp ở nơi có chuyện, lại bị trừng trị về cái tội mà Bấc đã phạm.
Vụ ăn cắp đầu tiên này, là dấu hiệu chứng tỏ, Bấc đã thích ứng được để tồn tại trong cái môi trường cừu địch của vùng đất phương Bắc này. Sự việc đó biểu hiện khả năng thích nghi của Bấc, có thể tự điều chỉnh cho hợp với những hoàn cảnh biến đổi. Thiếu khả năng ấy đồng nghĩa với việc rơi vào cái chết nhanh chóng và khủng khiếp. Sự việc đó lại còn biểu hiện sự suy sụp, tan nát của bản chất có đạo đức của nó, một thứ phù phiếm rỗng tuếch và là một điều bất lợi trong cuộc đấu tranh sinh tồn tàn nhẫn này. Ở vùng đất phương Nam, dưới luật lệ của tình yêu và tình bạn, việc tôn trọng của cải cá nhân và cảm xúc riêng tư của kẻ khác là đúng. Nhưng ở cái vùng đất phương Bắc này, dưới luật lệ của dùi cui và răng nanh, thì kẻ nào lưu tâm đến những điều đó là kẻ khờ dại. Và nếu như Bấc cứ tuân thủ những điều đó thì chắc hẳn Bấc đã không thể thành công.
Cũng chả phải Bấc đã suy luận ra được rành rọt như vậy. Nó đã phù hợp được, có thế thôi. Nó đã làm cho nó thích nghi được với lối sống mới một cách không tự giác. Trong cả cuộc đời của nó trước kia, nó chưa hề chạy trốn khỏi một cuộc chiến đấu, dù nó ở vào thế bất lợi như thế nào đi nữa. Nhưng chiếc dùi cui của người mặc áo nịt đỏ đã ngấm vào trong đầu nó một thứ đạo lý cơ bản hơn và nguyên thuỷ hơn. Lúc còn là một con vật văn minh, nó đã có thể sẵn sàng chết vì nghĩa, ví dụ như để bảo vệ cho ngọn roi điều khiển của ngài Thẩm phán Milơ chẳng hạn. Thế nhưng bây giờ thì Bấc đã bị phi văn minh hoá trọn vẹn rồi, bởi vì rõ ràng là bây giờ nó có khả năng chạy trốn khỏi việc bảo vệ cho một đòi hỏi về đạo đức, cốt để cứu lấy sinh mạng của mình cái đã. Nó ăn cắp không phải vì thích thú gì thói ăn cắp, mà là vì cái dạ dày của nó kêu gào. Nó không đánh cướp một cách lộ liễu, mà xoáy trộm hết sức bí mật và ranh mãnh, vì nó lưu tâm đến dùi cui và răng nanh. Nói tóm lại, những điều đó, nó đã làm là bởi vì làm thì lại dễ hơn là không làm.
Sự phát triển của nó (hay có thể nói là sự thoái hoá của nó) diễn biến thật nhanh chóng. Những bắp thịt của nó trở nên cứng như sắt, và nó thành ra chai sạn đối với mọi nỗi đau thông thường. Nó đã tận dụng được tối đa mọi thứ, cả ở bên ngoài nó lẫn bên trong nó. Nó có thể ăn bất kỳ cái gì dù cái đó gớm ghiếc hoặc khó tiêu đến đâu đi nữa. Và sau khi đã nuốt xuống, những dịch vị trong dạ dày nó chiết xuất ra cho đến kiệt ti chất dinh dưỡng nhỏ nhất cuối cùng, máu của nó mang chất dinh dưỡng ấy đến tận nơi xa nhất trong cơ thể nó, cấu tạo thành những mô cứng rắn nhất, bền dai nhất. Thị lực và tài đánh hơi của nó trở nên sắc sảo phi thường, và tai nó trở nên thính đến nỗi trong khi ngủ nó vẫn nghe được những tiếng động nhỏ nhất và biết là tiếng động ấy báo điềm lành hay dữ. Nó đã học được cách cắn vỡ lớp băng giá đóng chặt giữa các ngón chân, và khi khát, mà trên hố nước có một váng băng dày che kín, nó biết chồm thẳng mình, lên gân cứng đơ hai chân trước mà đập cho vỡ mặt băng ra. Điều rõ nét nhất ở nó lúc này, là cái tài đánh hơi triệu chứng gió, và dự kiến được ngọn gió trước một đêm. Dù trời lặng gió đến mấy đi nữa, khi nó đào ổ nằm cạnh gốc cây hoặc bên bờ đất, thì đến khi cơn gió nổi lên chắc chắn là chỗ ngủ của nó đã nằm đúng ở phía dưới gió, được che kín và ấm áp.
Nhưng không phải nó chỉ hiểu biết qua kinh nghiệm mà chính là do những bản năng tắt lịm từ lâu đời, nay lại trỗi dậy. Những thế hệ thuần hoá rơi rụng ra khỏi nó. Một cách mơ hồ, nó nhớ lại tận buổi sơ khai của nòi giống, nhớ lại tự cái thời những con chó hoang ào ạt từng bầy chạy lùng mồi khắp những khu rừng nguyên thuỷ và giết chết con thịt mà chúng đuổi đến cùng đường. Bấc không phải khổ công học đánh nhau với những miếng đòn cắn bập, cắn toạc và cái táp nhanh như chớp của chó sói. Những tổ tiên đã bị lãng quên của nó xưa kia vốn đã đánh nhau theo cách ấy. Những tổ tiên hoang dã ấy đã nhen nhóm lại bên trong nó cuộc sống cổ xưa, và những mánh khoé xưa kia của chúng đã thành dấu, in sâu vào huyết thống di truyền của nòi giống, thì nay cũng chính là những mánh khoé của bản thân nó. Những cái đó đã đến với tự nhiên, nó chả phải nhọc công gắng sức học tập hoặc khám phá ra, dường như luôn luôn đã là của nó tự những bao giờ. Và mỗi khi, trong bóng đêm lạnh lẽo nín lặng, nó nghếch mõm lên một vì sao mà hú dài như chó sói, thì ấy chính là tổ tiên nó, những nắm bụi tàn trong cõi chết, đã nghếch mõm lên các vì sao mà hú về qua bao nhiêu thế kỷ và qua bản thân nó. Nhịp điệu trong tiếng hú của nó cũng chính là nhịp điệu trong tiếng hú của chúng, những nhịp điệu diễn tả nỗi niềm thống khổ của chúng và điều mà đối với chúng là ý nghĩa của tĩnh mịch, lạnh lẽo và bóng tối âm thầm.
Vậy là, như một dấu hiệu biểu hiện sự sống của một vật bị chi phối, tiếng hát tự ngàn xưa đã trỗi dậy qua bản thân Bấc. Và Bấc đã trở lại với chính nó về bản chất. Mà nó trở lại được như vậy cũng bởi vì con người đã tìm thấy một thứ kim loại màu vàng ở phương Bắc, và bởi vì Menuơn là một gã phu vườn mà đồng lương không thể bao nổi nhu cầu của vợ cùng mọi món chi tiêu vặt vãnh của bản thân gã.
Hết chương 2