Thông tin truyện
Tác giả : Quỷ Cổ NữQuốc gia : Trung Quốc Thể loại : Ma - Kinh dị Số chương : 9 Người đăng : Hồ Vũ Tuấn Anh
Đọc truyện
Serve 1
Tàu hoả đã chuyển bánh, Hinh nhìn qua cửa sổ thấy thầy Côn vẫn đứng đó nhìn theo đoàn tàu đi xa dần. Hinh cảm thấy thực ra mình vẫn rất hạnh phúc, vì được cha mẹ yêu thương, được thày giáo và các bạn quan tâm. Và đương nhiên, mình phải cứng rắn lên, giống như mẹ mình, không đưọc phép dựa dẫm vào bất cứ cái gì. Nhưng chính lúc này mẹ cô cũng đang mong gặp cô, hai mẹ con nương tựa lẫn nhau đấy thôi? Thì ra mẹ cũng có lúc mềm yếu. Hinh chợt nhớ ra rằng trước lúc đi, cô đã quên không nói cho Âu Dương Sảnh biết. Hinh hiểu tính Sảnh, nếu không vì đang phải nghỉ ốm thì có lẽ Sảnh sẽ đi cùng cô về nhà cũng nên. Vào ngày này, khách đi đường dài không đông, vẫn là khoảng thời gian “im lặng trước cơn bão tố” đỉnh cao của đợt vận chuyển khách nhân ngày Quốc tế lao động 1-5, chỗ ngồi đối diện với Hinh còn bỏ trống. Sau khi nhân viên soát vé đi rồi, Hinh ngồi dựa người vào thành cửa sổ, lim dim mắt. Khuôn mặt đầy nếp nhăn của cha cô tối qua lại hiện lên, cô bất giác hai hàng nước mắt rơi lã chã. Cô bỗng thấy có bàn tay quệt nước mắt cho mình, cô mở to mắt và rất hoảng sợ. Chỉ nhìn thấy một chàng thanh niên vội rụt tay lại và nói : - Thì ra là cô vẫn thức! Chính là Tạ Tốn! Hinh sẵng giọng : - Nếu anh còn táy máy nữa tôi sẽ báo công an trên tàu! Mấy hành khách xung quanh hiếu kỳ nghoảnh nhìn sang, Tốn ngượng nghịu cười : - Có gì đâu, chúng tôi là bạn học, cô ấy bực mình với tôi... - Sao anh lại lên tàu? Tốn thở phào ngồi xuống ghế đối diện Hinh, rồi thở dài cứ như là chịu ấm ức : - Cô hỏi hay thật đấy! Điều này có phải còn quan trọng hơn gọi công an? Hinh hỏi không mấy thiện cảm : - Câu hỏi phản vấn là độc quyền của tôi thì phải. Tôi khuyên anh nên thận trọng. Thực ra tôi chẳng bận tâm tại sao anh lại lên tàu! Chỉ thoáng nhìn thừa biết anh là dân hay trốn học! - Hôm nay lên giảng đường lớn, nghe các bạn nữ lớp cô nói là gia đình cô có chuyện, tôi cũng thấy buồn, nghĩ cô đi về nhà một mình buồn vừa không an toàn, nên tôi tức tốc chạy ra ga ngay. Nhưng cũng vẫn hơi muộn, vào đến sân ga thì nghe tàu hú còi. Tôi vội chạy đến và nhảy tót lên đúng lúc tàu chuyển bánh, hệt như cảnh trong phim! Tạ Tốn nói rành rọt đâu ra đấy, hình như anh ta cho rằng Hinh sẽ tin là thật. Hinh tin chắc anh ta đã có ý theo mình, và không hề giấu diếm. Cô thấy bực tức nhưng không thể không có phần cảm động : - Anh thật hay làm bừa, vô duyên vô cớ lại bỏ học vài ngày, coi chừng sẽ bị khoa thi hành kỉ luật! - Mấy lớp chúng ta có hai trăm sinh viên, cả khoa có hàng nghìn người, vắng một mình tôi khác nào sa mạc thiếu đi một hạt cát, ai mà biết được! Và cũng sắp đến ngày 1-5, coi như mình đi du xuân một chuyến! Vả lại, cô hỏi đã phản vấn tôi vài lần rồi, chúng ta tạm coi nhau là bạn được chưa? Là bạn, thì phải xuất hiện đúng lúc cần thiết. Giả sử Âu Dương Sảnh không bị ốm, cô nói xem liêụ cô ấy có đi cùng với cô hay không? Tốn tỏ ra có đầy đủ lí lẽ. - Tại sao anh lại biết Âu Dương Sảnh? - Hai người cứ như là hình với bóng, như là một cặp tình nhân, thì chỉ có thằng ngố mới không chú ý đến! Nếu Sảnh không bị ốm thì tôi chen ngang sao được? Hinh thấy Tốn càng nói càng bỗ bã, cô đá vào chân anh ta : - Nếu anh còn nói nữa, tôi cũng sẽ báo công an! - Ai ai cũng nói thế cả, tôi chỉ học theo để nói cho cô nghe mà thôi! Cô cũng biết, vào lứa tuổi chúng ta, nam nữ tiếp cận nồng nàn với nhau là điều khỏi phải bàn. Nhưng nam với nam hoặc nữ với nữ cặp kè với nhau thì mới là chuyện không bình thường chứ? Cô có thể phớt lờ, nhưng miệng lưỡi thế gian vẫn rất là đáng sợ! Hinh chợt nhớ đến anh chàng sinh viên vẻ mặt lạnh lùng bèn nói : - Chắc anh đã thể nghiệm rồi? Anh bạn kia thì sao? Anh ta trông khá đấy, chỉ hiềm là...hơi lạnh! - Khỏi phải bàn! Anh ấy là bạn thân của tôi từ bé! - Ý anh nói là thanh mai trúc mã? Hinh từ phòng thủ chuyển sang phản công. - Cô thích nói sao thì tuỳ. Bọn tôi còn hơn thế nữa kia, tôi và anh ấy không thể dứt và cũng không thể gỡ! Thế nào, đã đủ say đắm như Quỳnh Dao chưa? Hinh đành phải thật sự bỏ cuộc : - Anh đúng là con lợn, chọc tiết rồi chẳng sợ nước sôi. (ND: câu ngạn ngữ ý nói “ bí quá đâm liều”) Hinh dùng câu ví von rất thô khiến cô cũng phải bật cười. - Hôm nay là lần đầu tiên cô cười thì phải? Tốn bỗng hỏi nghiêm túc. - Thì có can gì đến anh? Hinh lại thấy ỉu xìu. Nhìn ra cửa sổ, thấy cảnh vạn ngoài kia đang trôi đi, nhưng mắt cô thì ngây ra. - Các bạn nữ ở lớp cô nói rằng tối qua cô gặp cha cô, rõ ràng là chuyện hư cấu! - Anh tin hay không thì cũng chẳng can gì đến họ! Hinh nói lạnh lùng. - Tôi nói thật, trong toàn bộ sinh viên ở giảng đường chỉ có mình tôi tin là tối qua cô gặp bác ấy! - Tôi hiểu rồi, vì ở đây chỉ có mình anh đang muốn lấy lòng tôi. Tôi nói gì anh cũng tin. Anh có biết là cha tôi đã bị liệt não từ cách đây một tuần không? Anh nghe đây: đến lúc này, chính tôi cũng không tin là tối hôm qua tôi đã gặp cha. Hinh nghĩ đến lời của thầy Côn, càng nghĩ càng thấy có lý. - Cô muốn nói kháy tôi thế nào cũng được. Tôi vẫn thật sự tin lời cô nói. Có điều người cô đã gặp không phải là cha cô, mà là linh hồn bác ấy. Một tuần, tức là bảy ngày, sau bảy ngày thường là lúc người chết thật sự từ biệt người thân. Cô lại vắng nhà cho nên cha cô mới đến tận trường gặp cô lần cuối - rất hợp lí hợp tình! Và nhất định bác ấy phải để lại cho cô một vật kỉ niệm, điều này không phải là hư cấu chứ? Tốn phân tích đâu ra đấy. Nghe Tốn nói có lý, tâm trạng Hinh thấy nhẹ nhõm đi nhiều. Vậy là đã có người tin mình! Mới vừa rồi, chính cô cũng bắt đầu nghi ngờ mọi điều mình đã nhìn thấy. Nhưng, thế này nghĩa là hãy tin theo chuyện mê tín rằng có ma và có linh hồn? - Theo tôi, ranh giới giữa các mặt đối lập: sự thật và hư cấu, duy vật và mê tín thường không rõ ràng. Tốn tiếp tục nói. Dường như anh đọc được tâm tư của Hinh. Trong lịch sử, có rất nhiều dẫn chứng thuộc loại này. Ví dụ : con người là hiện thực, thần thánh là mê tín. Nhưng cô có nghe nói về thần nhân tạo không? Ví dụ, Hít le... Thôi vậy, phái nữ các cô thường không hứng thú về lịch sử, tôi nói sẽ là đàn gảy tai trâu mất thôi! Hinh cau mày : - Ngạo mạn, thành kiến! Toàn nói vớ vẩn! Tôi nghĩ anh chỉ hiểu biết rất nông cạn, nhưng lại cố làm ra vẻ rất bí hiểm. Đã nhắc đến sự thật và hư cấu, thế thì nên kể câu chuyện bài hát của anh đi. Tôi xin lắng nghe và bảo đảm rằng không phải đàn gảy tai trâu! Nhưng Tốn dứt khoát lắc đầu : - Đây không phải là chỗ kể chuyện, chúng ta sẽ chờ dịp khác. Hinh nghĩ bụng, anh ta đang định “thả dây câu dài” đây mà, nhưng đáng tiếc mình đâu phải “con cá sộp” muốn cắn câu. Cô cười nhạt : - Không kể thì thôi, ai thiết gì! Anh cũng khỏi cần đi cùng tôi về nhà. Tàu dừng ở ga sau thì anh đi về đi. Vẫn chưa đi quá xa đâu! - Có những việc, dấn một buớc rồi thì thật khó quay lại, không tồn tại vấn đề xa gần gì hết! - Tôi chưa hiểu mấy, anh ví dụ xem? - Tình yêu chẳng hạn, các ca khúc thời thượng đã ví von cường điệu “đã yêu rồi, anh bước lên nẻo đường không lối về, đã trao trái tim, thì không đòi về nữa, đã yêu rồi thì chẳng hề đổi ý, đã yêu thì đừng nói câu xin lỗi”...vân vân và vân vân - Anh thử nêu một ví dụ”không cường điệu”xem? Tốn nhíu mày nghĩ một lúc : - Thôi không nói làm gì, tôi sợ cô không chịu đựng nổi! - Cứ nói đi, tôi chuẩn bị sẵn sàng tinh thần, miễn là không nói tục, thì tôi sẽ không trách cứ gì hết! Tốn nói rành rọt từng chữ một : - Ví dụ, người nhảy lầu tự tử, đã nhảy rồi thì lùi lại sao được nữa? Hinh bỗng bật dậy, sắc mặt tái nhợt : - Anh nói thế là ý gì? Không được nói bừa! Nhiều hành khách ngoái nhìn sang, lúc này Hinh mới thấy mình thật là bất nhã. Cô mỉm cười, tỏ ý xin lỗi mọi người rồi lại ngồi xuống. Cô nhìn Tốn đang ngồi đối diện bằng cặp mắt căm giận và lạnh lùng. Cô nhớ rằng mình vừa nói sẽ không trách cứ gì... cô có cảm giác mình đã mắc bẫy anh chàng. - Có phải cô liên tưởng đến vụ mưu sát 405 không? - Thì ra anh cũng nghe về nó?. Hinh nhận thấy Tạ Tốn lúc này có phần tàn nhẫn. - Là một vụ việc kinh điển của trường ta, sao lại không nghe nói đến? Tôi thấy cô tương đối nhạy cảm với đề tài này. Hinh thoáng nghĩ ngợi, rồi nói : - Nếu anh đã tin là có ma thì hãy nói xem tại sao khu kí túc xá của chúng ta gần như năm nào cũng có người chết mà không ai tìm ta được nguyên nhân? Tốn tủm tỉm cười : - Tôi muốn hỏi cô trước đã, cô Sảnh cho là thế nào? Cô ấy là nhà nghề, tôi chẳng muốn múa rìu qua mắt thợ, à, tôi chẳng muốn làm phép ma trước cửa nhà Sảnh! - Sảnh nói rằng có vài khả năng, có hai khả năng lớn nhất. Một là khu nhà có yêu quái gì đó khiến người ta hoang mang, cứ đến ngày 16 tháng 6 nó lại hiển linh một lần, nữ sinh viên nào gặp phải thì thật là thê thảm. Hai là, trong khu nhà đó có ma ẩn náu không tan, nó cần nói ra và cần trút oán hờn, nhưng những người trần mắt thịt như chúng ta thì nghe thấy sao được? Cho nên, con ma chết oan ấy mỗi năm lại làm chết một người để buộc mọi ngưòi phải chú ý. - Cũng chưa gọi là giàu trí tưởng tượng cho lắm! Hinh “xuỳ” một tiếng : - Anh lại còn dám châm biếm kia đấy! Hiện đang là tháng 4, còn cách ngày 16 tháng 6 kia chẳng mấy hôm nữa đâu! Tôi định đến đêm 16 tháng 6 ra tạm trú tại nhà khách đấy - Cô có thể cùng tôi đi xem phim cho hết đêm đó, nếu buồn ngủ thì ngả đầu trên vai tôi! Yên tâm, tôi sẽ giữ vững tư thế quân tử! Hinh đáp : - Anh đã sẵn sàng tư thế tiểu nhân, tiểu hài nhi, mon men đến tầm cao quân tử sao được? Nếu đi xem phim thì cũng được, nhưng phải rủ cả Sảnh và Lôi Lôi cùng đi Tốn lại đổi giọng lành lạnh : - Cô có nghe nói hai nữ sinh nhảy lầu trong hai năm qua, vốn cũng đã thu xếp ra ngoài trường hoặc sang kí túc xá khác để tạm trú không? Nhưng rồi ma đưa lối quỷ dẫn đường thế nào không biết, lúc sáng sớm quay về phòng cũ, vẫn không thoát khỏi thảm cảnh... Hinh chột dạ : - Thật à? Tức là... đề phòng cũng chẳng ăn thua? - Nhưng, nếu cô có một ngưòi bạn trai thân thiết, hai người ôm riết lấy nhau, thì cô ta sẽ chẳng đi lại lung tung như thế. Hinh mặt đỏ bừng đạp mạnh vào chân Tốn, rồi không thèm nói chuyện với anh ta nữa. Bà Kiều Doanh nhìn qua cửa tiền sảnh khu văn phòng đã nhìn thấy con gái từ xa, vội rảo bước ra đón. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau không nói nên lời. - Mẹ à, con muốn đến gặp bố! Hinh cầm nước mắt, khẽ nài nỉ. Bà Doanh cũng biết từ ngày Hinh vào học trường Y, cô đã bạo dạn lên rất nhiều. Bà biết con gái vừa đi suốt 20 tiếng đồng hồ, đang mệt mỏi, nhưng bà vẫn gật đầu đồng ý. Bà trở lên gác cùng các đồng nghiệp bàn bạc sắp xếp công việc, rồi trở xuống. Bà thót tim vì trông thấy cô con gái ngồi nghiêng trong ghế dành cho khách đợi trong tiền sảnh, đang thiu thiu ngủ, chiếc áo jackét vi-ni-lông phủ trên người cô , chính là chiếc áo khoác ngoài ông Diệp Trấn Vũ vẫn mặc trước đây. - Cái áo jackét này...ở đâu ra? Bà Doanh vội lay Hinh dậy. Hinh cũng kinh ngạc : - Con đã cất nó trong cái vali du lịch kia mà, tại sao nó lại ở đây?... Mẹ ơi mẹ có tin hay không thì tuỳ, tối hôm kia con thực sự đã gặp bố! Bố đã để lại cho con chiếc áo này, và nói rằng bố rất có lỗi với mẹ, với gia đình ta... Bà Doanh thấy lòng xốn xang, nhìn đôi mắt con gái hơi có quầng thâm, bà thầm nghĩ có lẽ lần trước nó về nhà rồi trở lại trường, ông Vũ đã linh cảm về tình trạng sức khoẻ của mình nên lẳng lặng nhét cái áo khoác này vào hành lý của nó để làm kỉ niệm. Nó nói chẳng đâu vào đâu thế này, chắc là vì nó quá đau buồn nên mới suy nghĩ lung tung. Thi thể của ông Vũ đang được gửi tại nhà xác của bệnh viện Nhân dân số 3. Bà Kiều Doanh nói với người quen đang làm ở bệnh viện bố trí nhân viên mở cửa nhà xác cho hai mẹ con vào. Họ di chuyển thi thể ông Vũ từ kho lạnh ra, rồi ý tứ lui ra ngoài để hai mẹ con bà cùng người thân nán lại. Bà không đủ can đảm nhìn lại khuôn mặt người chồng cũ, bà nói với Hinh : - Hễ nhìn thi thể bố con, thì mẹ không sao cầm lòng được, con nhìn đi. Con có sợ không? Hinh lắc đầu : - Mẹ cứ ra ngoài kia chờ con, con ở đây một lát. Bà Doanh nhẹ nhàng khép cửa nhà xác, đợi ở bên ngoài. Hinh chậm rãi bước đến tận nơi giơ tay định lật tấm vải trắng đang phủ bên trên. Cô thấy hoang mang. Mình đang sợ hãi gì nhỉ? Và cô đã lật tấm vải ra, nhìn thấy đôi mắt tròn đang mở trừng trừng! Hinh định kêu thét lên, thì một bàn tay từ dưới tấm vải trắng thò ra bịt lấy miệng cô. Chính là ông Diệp Trấn Vũ! - Không được...về...trường! Mặt ông Vũ vẫn nhợt như mặt người chết, tay vẫn lạnh toát như tay người chết, giọng nói nghèn ngẹn như thoát ra từ cổ họng bị rách nát. - Tại sao... môi Hinh mấp máy mà không thành tiếng. - Ánh trăng... - Gì cơ ạ? Ánh trăng là gì cơ ạ? Đây không phải là lần đầu tiên Hinh nghe thấy cái từ này. Cô thấy choáng váng quay cuồng, chơi vơi vô định... Bỗng cánh cửa nhà xác mở toang, tiếng bà mẹ vang lên : - Kìa, con nói là chỉ đứng nhìn một lát, sao lâu thế? Hinh chợt bừng tỉnh, ông Vũ vẫn nằm yên trên bàn, đôi mắt khép chặt. Tất cả dường như mới vừa xảy ra. Hinh ngồi trên tàu hoả trở về trường, nhớ lại chuyến đi cùng Tạ Tốn cách đây hai tuần, cảm thấy cô quạnh vô cùng. Hai tuần lễ trôi đi quá nhanh trong những giọt nước mắt. Nhưng cô hiểu rằng sau những ngày hai mẹ con nương tựa động viên lẫn nhau, cô đã trở nên càng cứng cỏi hơn. Nhưng tại sao cô vẫn thấy buồn phiền vì một nỗi sợ hãi nửa thực nửa hư? Mình có nên tin ở đôi mắt và đôi tai mình không? Nếu khẳng định là phải tin thì có nên tin ở lời dặn dò cuối cùng của cha không? Ánh trăng là gi? Tại sao nó lại không chỉ một lần vang lên trong óc mình? Rõ ràng là cha đã linh cảm rằng, mình trở lại đại học Y Giang Kinh tức là đi vào con đuờng nguy hiểm. Có còn cái gì tiếp cận mình hơn là “vụ mưu sát 405” ? Có lẽ là dấu hiệu báo trước đã thật sự đến lúc giải mã “vụ án mưu sát 405”! Chỉ một mình mình, liệu có được không? Cũng vì xưa này cô đâu dễ gì nản lòng, cô tự cho mình là một cô gái có tính độc lập rất cao. Nhưng tại sao mình vẫn cảm thấy cô đơn? - Chúng ta hãy tiếp tục nói về đề tài lần trước, có được không? Chẳng biết Tạ Tốn đã ngồi đối diện với Hinh từ lúc nào. - Lại là anh à? Cô nhớ rằng Tốn đưa cô về đến nhà, không rẽ vào rồi nói là quay về trường ngay, không muốn làm phiền Hinh và mẹ cô, vì dù sao cũng là “tang gia bối rối” phải lo đủ thứ việc, không cần thiết phải bận tâm tiếp đãi một người lạ là anh. Vậy anh ta đã ở đâu chui ra? - Thực ra tôi không về trường, mấy khi đã có việc xuôi Giang Nam, nên tôi muốn du ngoạn mấy thành phố ở quanh đây. Giang Nam quê hương sông nước, phong cảnh đẹp nhất của tạo hoá, thảo nào đã sinh ra một thiếu nữ như Hinh! Tạ Tốn cứ hay nói toạc những suy nghĩ của mình, khiến Hinh chỉ muốn giơ tay khoá miệng anh ta lại. - Thôi đủ rồi đấy! Đây là chốn đông người, anh hãy nói năng cẩn thận một chút! - Tôi chỉ nói lên những điều tôi nhìn thấy, nào có nói sai gì đâu? Trông thần sắc cô đã khá lên rồi đấy! Một lần nữa tôi lại thấm thía rằng có được người mẹ giàu tình cảm, thực quan trọng. Nếu người mẹ ấy cũng giàu trí tuệ nữa thì lại càng là phúc lớn cho mình. Tôi rất mong được như Hinh. Ánh mắt của Tốn có vẻ hơi khô cứng. - Chẳng lẽ mẹ anh... - Tôi chưa từng gặp mẹ tôi bao giờ - Lần trước chúng ta đang nói đến đâu nhỉ? Hinh cảm thấy có lẽ gia cảnh Tạ Tốn có không ít những chuyện đau buồn, cô vội lảng sang chuyện khác. - Đang nói đến “vụ mưu sát 405” - Tôi nhớ ra rồi, anh hỏi về ý kiến của Sảnh, còn tôi thì chưa kịp trả lời. Tốn trở lại trầm ngâm : - Tôi vẫn đang suy ngẫm rằng bên trong chắc phải có quá trình lịch sử gì đó. Hinh than vãn : - Tôi ngỡ anh có ý tưởng gì cao siêu, hoá ra chỉ là độc một câu dông dài! Tất nhiên là có quá trình lịch sử. Từ năm 1977 bắt đầu có chuyện, đến nay đã 15-16 năm trời. Sảnh cũng đã hỏi kỹ: trước đó không có chuyện kì quái gì hết. - Hỏi, thì ăn thua gì? Những tin đồn đại ngoài vỉa hè có bao giờ trở thành lịch sử chân chính được? Đương nhiên cũng có những sử gia còn nhầm lẫn nghiêm trọng hơn. Tôi đoán rằng chuỗi lịch sử kia đang bị vùi lấp rất sâu, nếu không đi khai quật nó thì bóng đêm chết chóc của vụ án mưu sát 405 sẽ bao trùm mãi mãi! - Anh đừng nên hù doạ nhau nữa! Nhưng, phải đến đâu để khai quật cái mà anh gọi là lịch sử ấy? Tốn nhún vai : - Tôi chỉ là một gã đần độn, xin chịu không thể thưa. Chỉ có thế dựa vào chính cô mà thôi! Tốn bỗng đưa người ra phía trước, chỉ tay vào đầu : - Thực ra, tất cả đều là ở đây. Cô là người thông minh thì hãy nghĩ kỹ đi! Nếu cho rằng tự nghĩ không ra thì phải dựa vào ý chí, phải kiên nhẫn suy nghĩ không ngừng nghỉ! Hinh bỗng nhớ đến thầy Chương Vân Côn : - Cái dáng chỉ tay vào đầu để nói của anh vừa rồi, rất giống thầy giáo trẻ dạy môn giải phẫu học. Chính thầy ấy đã nói: những chuyện quái dị của tôi đều từ cái đầu tôi mà ra! Tốn ngả đầu trên cánh tay, nghiêng người tựa vào lưng ghế, nói : - Nếu cô còn không tin cả chính mình, thì tôi chỉ còn cách tặng cô hai chữ: tuyệt vọng! Anh bỗng đứng lên, vươn người ra phía trước, đôi mắt sáng rực nhìn thẳng vào Hinh : - Sắp đến ga Vô Tích, ở đó có thắng cảnh Thái Hồ, chúng ta sẽ xuống tàu đi chơi một ngày, được không? Hinh nhìn đôi mắt Tạ Tốn đầy vẻ chân thành và nhiệt tình của tuổi trẻ. Lời mời tuy có phần bất ngờ, song cô dường có ý nhận lời. Nhưng cô lại nhớ đến lời dặn dò của cha lúc nằm trên giường đặt xác chết... Bây giờ chưa phải lúc vui chơi. - Có lẽ không được. Lâu nay có nhiều chuyện kì lạ xảy ra với tôi, tôi thấy mình nên làm một cái gì đó, giống như lời anh vừa nói, đi khám phá bí mật vụ án mưu sát 405 chẳng hạn, là điều mà tôi và Sảnh từ khi vào trường đến nay vẫn băn khoăn mà không tìm ra manh mối. Tôi vẫn nghĩ đến cuộc viếng thăm của cha tôi có lẽ là một điềm dự báo. Cho nên từ lúc này tôi phải gấp rút tìm ra lời giải, không thể để cho các nữ sinh vô tội phải lần lượt ra đi. - Cứu vớt chúng sinh, rất vinh quang vĩ đại đấy chứ! Tốn nói đượm vẻ chế nhạo. - Người phải chết rất có thể là tôi!Hết chương 6
Chọn chương để xem
Serve 1
Tàu hoả đã chuyển bánh, Hinh nhìn qua cửa sổ thấy thầy Côn vẫn đứng đó nhìn theo đoàn tàu đi xa dần. Hinh cảm thấy thực ra mình vẫn rất hạnh phúc, vì được cha mẹ yêu thương, được thày giáo và các bạn quan tâm.
Và đương nhiên, mình phải cứng rắn lên, giống như mẹ mình, không đưọc phép dựa dẫm vào bất cứ cái gì.
Nhưng chính lúc này mẹ cô cũng đang mong gặp cô, hai mẹ con nương tựa lẫn nhau đấy thôi? Thì ra mẹ cũng có lúc mềm yếu.
Hinh chợt nhớ ra rằng trước lúc đi, cô đã quên không nói cho Âu Dương Sảnh biết. Hinh hiểu tính Sảnh, nếu không vì đang phải nghỉ ốm thì có lẽ Sảnh sẽ đi cùng cô về nhà cũng nên.
Vào ngày này, khách đi đường dài không đông, vẫn là khoảng thời gian “im lặng trước cơn bão tố” đỉnh cao của đợt vận chuyển khách nhân ngày Quốc tế lao động 1-5, chỗ ngồi đối diện với Hinh còn bỏ trống. Sau khi nhân viên soát vé đi rồi, Hinh ngồi dựa người vào thành cửa sổ, lim dim mắt. Khuôn mặt đầy nếp nhăn của cha cô tối qua lại hiện lên, cô bất giác hai hàng nước mắt rơi lã chã.
Cô bỗng thấy có bàn tay quệt nước mắt cho mình, cô mở to mắt và rất hoảng sợ. Chỉ nhìn thấy một chàng thanh niên vội rụt tay lại và nói :
- Thì ra là cô vẫn thức!
Chính là Tạ Tốn!
Hinh sẵng giọng :
- Nếu anh còn táy máy nữa tôi sẽ báo công an trên tàu!
Mấy hành khách xung quanh hiếu kỳ nghoảnh nhìn sang, Tốn ngượng nghịu cười :
- Có gì đâu, chúng tôi là bạn học, cô ấy bực mình với tôi...
- Sao anh lại lên tàu?
Tốn thở phào ngồi xuống ghế đối diện Hinh, rồi thở dài cứ như là chịu ấm ức :
- Cô hỏi hay thật đấy! Điều này có phải còn quan trọng hơn gọi công an?
Hinh hỏi không mấy thiện cảm :
- Câu hỏi phản vấn là độc quyền của tôi thì phải. Tôi khuyên anh nên thận trọng. Thực ra tôi chẳng bận tâm tại sao anh lại lên tàu! Chỉ thoáng nhìn thừa biết anh là dân hay trốn học!
- Hôm nay lên giảng đường lớn, nghe các bạn nữ lớp cô nói là gia đình cô có chuyện, tôi cũng thấy buồn, nghĩ cô đi về nhà một mình buồn vừa không an toàn, nên tôi tức tốc chạy ra ga ngay. Nhưng cũng vẫn hơi muộn, vào đến sân ga thì nghe tàu hú còi. Tôi vội chạy đến và nhảy tót lên đúng lúc tàu chuyển bánh, hệt như cảnh trong phim!
Tạ Tốn nói rành rọt đâu ra đấy, hình như anh ta cho rằng Hinh sẽ tin là thật.
Hinh tin chắc anh ta đã có ý theo mình, và không hề giấu diếm. Cô thấy bực tức nhưng không thể không có phần cảm động :
- Anh thật hay làm bừa, vô duyên vô cớ lại bỏ học vài ngày, coi chừng sẽ bị khoa thi hành kỉ luật!
- Mấy lớp chúng ta có hai trăm sinh viên, cả khoa có hàng nghìn người, vắng một mình tôi khác nào sa mạc thiếu đi một hạt cát, ai mà biết được! Và cũng sắp đến ngày 1-5, coi như mình đi du xuân một chuyến! Vả lại, cô hỏi đã phản vấn tôi vài lần rồi, chúng ta tạm coi nhau là bạn được chưa? Là bạn, thì phải xuất hiện đúng lúc cần thiết. Giả sử Âu Dương Sảnh không bị ốm, cô nói xem liêụ cô ấy có đi cùng với cô hay không?
Tốn tỏ ra có đầy đủ lí lẽ.
- Tại sao anh lại biết Âu Dương Sảnh?
- Hai người cứ như là hình với bóng, như là một cặp tình nhân, thì chỉ có thằng ngố mới không chú ý đến! Nếu Sảnh không bị ốm thì tôi chen ngang sao được?
Hinh thấy Tốn càng nói càng bỗ bã, cô đá vào chân anh ta :
- Nếu anh còn nói nữa, tôi cũng sẽ báo công an!
- Ai ai cũng nói thế cả, tôi chỉ học theo để nói cho cô nghe mà thôi! Cô cũng biết, vào lứa tuổi chúng ta, nam nữ tiếp cận nồng nàn với nhau là điều khỏi phải bàn. Nhưng nam với nam hoặc nữ với nữ cặp kè với nhau thì mới là chuyện không bình thường chứ? Cô có thể phớt lờ, nhưng miệng lưỡi thế gian vẫn rất là đáng sợ!
Hinh chợt nhớ đến anh chàng sinh viên vẻ mặt lạnh lùng bèn nói :
- Chắc anh đã thể nghiệm rồi? Anh bạn kia thì sao? Anh ta trông khá đấy, chỉ hiềm là...hơi lạnh!
- Khỏi phải bàn! Anh ấy là bạn thân của tôi từ bé!
- Ý anh nói là thanh mai trúc mã? Hinh từ phòng thủ chuyển sang phản công.
- Cô thích nói sao thì tuỳ. Bọn tôi còn hơn thế nữa kia, tôi và anh ấy không thể dứt và cũng không thể gỡ! Thế nào, đã đủ say đắm như Quỳnh Dao chưa?
Hinh đành phải thật sự bỏ cuộc :
- Anh đúng là con lợn, chọc tiết rồi chẳng sợ nước sôi. (ND: câu ngạn ngữ ý nói “ bí quá đâm liều”) Hinh dùng câu ví von rất thô khiến cô cũng phải bật cười.
- Hôm nay là lần đầu tiên cô cười thì phải? Tốn bỗng hỏi nghiêm túc.
- Thì có can gì đến anh?
Hinh lại thấy ỉu xìu. Nhìn ra cửa sổ, thấy cảnh vạn ngoài kia đang trôi đi, nhưng mắt cô thì ngây ra.
- Các bạn nữ ở lớp cô nói rằng tối qua cô gặp cha cô, rõ ràng là chuyện hư cấu!
- Anh tin hay không thì cũng chẳng can gì đến họ! Hinh nói lạnh lùng.
- Tôi nói thật, trong toàn bộ sinh viên ở giảng đường chỉ có mình tôi tin là tối qua cô gặp bác ấy!
- Tôi hiểu rồi, vì ở đây chỉ có mình anh đang muốn lấy lòng tôi. Tôi nói gì anh cũng tin. Anh có biết là cha tôi đã bị liệt não từ cách đây một tuần không? Anh nghe đây: đến lúc này, chính tôi cũng không tin là tối hôm qua tôi đã gặp cha.
Hinh nghĩ đến lời của thầy Côn, càng nghĩ càng thấy có lý.
- Cô muốn nói kháy tôi thế nào cũng được. Tôi vẫn thật sự tin lời cô nói. Có điều người cô đã gặp không phải là cha cô, mà là linh hồn bác ấy. Một tuần, tức là bảy ngày, sau bảy ngày thường là lúc người chết thật sự từ biệt người thân. Cô lại vắng nhà cho nên cha cô mới đến tận trường gặp cô lần cuối - rất hợp lí hợp tình! Và nhất định bác ấy phải để lại cho cô một vật kỉ niệm, điều này không phải là hư cấu chứ?
Tốn phân tích đâu ra đấy.
Nghe Tốn nói có lý, tâm trạng Hinh thấy nhẹ nhõm đi nhiều. Vậy là đã có người tin mình! Mới vừa rồi, chính cô cũng bắt đầu nghi ngờ mọi điều mình đã nhìn thấy. Nhưng, thế này nghĩa là hãy tin theo chuyện mê tín rằng có ma và có linh hồn?
- Theo tôi, ranh giới giữa các mặt đối lập: sự thật và hư cấu, duy vật và mê tín thường không rõ ràng. Tốn tiếp tục nói. Dường như anh đọc được tâm tư của Hinh. Trong lịch sử, có rất nhiều dẫn chứng thuộc loại này. Ví dụ : con người là hiện thực, thần thánh là mê tín. Nhưng cô có nghe nói về thần nhân tạo không? Ví dụ, Hít le... Thôi vậy, phái nữ các cô thường không hứng thú về lịch sử, tôi nói sẽ là đàn gảy tai trâu mất thôi!
Hinh cau mày :
- Ngạo mạn, thành kiến! Toàn nói vớ vẩn! Tôi nghĩ anh chỉ hiểu biết rất nông cạn, nhưng lại cố làm ra vẻ rất bí hiểm. Đã nhắc đến sự thật và hư cấu, thế thì nên kể câu chuyện bài hát của anh đi. Tôi xin lắng nghe và bảo đảm rằng không phải đàn gảy tai trâu!
Nhưng Tốn dứt khoát lắc đầu :
- Đây không phải là chỗ kể chuyện, chúng ta sẽ chờ dịp khác.
Hinh nghĩ bụng, anh ta đang định “thả dây câu dài” đây mà, nhưng đáng tiếc mình đâu phải “con cá sộp” muốn cắn câu. Cô cười nhạt :
- Không kể thì thôi, ai thiết gì! Anh cũng khỏi cần đi cùng tôi về nhà. Tàu dừng ở ga sau thì anh đi về đi. Vẫn chưa đi quá xa đâu!
- Có những việc, dấn một buớc rồi thì thật khó quay lại, không tồn tại vấn đề xa gần gì hết!
- Tôi chưa hiểu mấy, anh ví dụ xem?
- Tình yêu chẳng hạn, các ca khúc thời thượng đã ví von cường điệu “đã yêu rồi, anh bước lên nẻo đường không lối về, đã trao trái tim, thì không đòi về nữa, đã yêu rồi thì chẳng hề đổi ý, đã yêu thì đừng nói câu xin lỗi”...vân vân và vân vân
- Anh thử nêu một ví dụ”không cường điệu”xem?
Tốn nhíu mày nghĩ một lúc :
- Thôi không nói làm gì, tôi sợ cô không chịu đựng nổi!
- Cứ nói đi, tôi chuẩn bị sẵn sàng tinh thần, miễn là không nói tục, thì tôi sẽ không trách cứ gì hết!
Tốn nói rành rọt từng chữ một :
- Ví dụ, người nhảy lầu tự tử, đã nhảy rồi thì lùi lại sao được nữa?
Hinh bỗng bật dậy, sắc mặt tái nhợt :
- Anh nói thế là ý gì? Không được nói bừa!
Nhiều hành khách ngoái nhìn sang, lúc này Hinh mới thấy mình thật là bất nhã. Cô mỉm cười, tỏ ý xin lỗi mọi người rồi lại ngồi xuống. Cô nhìn Tốn đang ngồi đối diện bằng cặp mắt căm giận và lạnh lùng. Cô nhớ rằng mình vừa nói sẽ không trách cứ gì... cô có cảm giác mình đã mắc bẫy anh chàng.
- Có phải cô liên tưởng đến vụ mưu sát 405 không?
- Thì ra anh cũng nghe về nó?. Hinh nhận thấy Tạ Tốn lúc này có phần tàn nhẫn.
- Là một vụ việc kinh điển của trường ta, sao lại không nghe nói đến? Tôi thấy cô tương đối nhạy cảm với đề tài này.
Hinh thoáng nghĩ ngợi, rồi nói :
- Nếu anh đã tin là có ma thì hãy nói xem tại sao khu kí túc xá của chúng ta gần như năm nào cũng có người chết mà không ai tìm ta được nguyên nhân?
Tốn tủm tỉm cười :
- Tôi muốn hỏi cô trước đã, cô Sảnh cho là thế nào? Cô ấy là nhà nghề, tôi chẳng muốn múa rìu qua mắt thợ, à, tôi chẳng muốn làm phép ma trước cửa nhà Sảnh!
- Sảnh nói rằng có vài khả năng, có hai khả năng lớn nhất. Một là khu nhà có yêu quái gì đó khiến người ta hoang mang, cứ đến ngày 16 tháng 6 nó lại hiển linh một lần, nữ sinh viên nào gặp phải thì thật là thê thảm. Hai là, trong khu nhà đó có ma ẩn náu không tan, nó cần nói ra và cần trút oán hờn, nhưng những người trần mắt thịt như chúng ta thì nghe thấy sao được? Cho nên, con ma chết oan ấy mỗi năm lại làm chết một người để buộc mọi ngưòi phải chú ý.
- Cũng chưa gọi là giàu trí tưởng tượng cho lắm!
Hinh “xuỳ” một tiếng :
- Anh lại còn dám châm biếm kia đấy! Hiện đang là tháng 4, còn cách ngày 16 tháng 6 kia chẳng mấy hôm nữa đâu! Tôi định đến đêm 16 tháng 6 ra tạm trú tại nhà khách đấy
- Cô có thể cùng tôi đi xem phim cho hết đêm đó, nếu buồn ngủ thì ngả đầu trên vai tôi! Yên tâm, tôi sẽ giữ vững tư thế quân tử!
Hinh đáp :
- Anh đã sẵn sàng tư thế tiểu nhân, tiểu hài nhi, mon men đến tầm cao quân tử sao được? Nếu đi xem phim thì cũng được, nhưng phải rủ cả Sảnh và Lôi Lôi cùng đi
Tốn lại đổi giọng lành lạnh :
- Cô có nghe nói hai nữ sinh nhảy lầu trong hai năm qua, vốn cũng đã thu xếp ra ngoài trường hoặc sang kí túc xá khác để tạm trú không? Nhưng rồi ma đưa lối quỷ dẫn đường thế nào không biết, lúc sáng sớm quay về phòng cũ, vẫn không thoát khỏi thảm cảnh...
Hinh chột dạ :
- Thật à? Tức là... đề phòng cũng chẳng ăn thua?
- Nhưng, nếu cô có một ngưòi bạn trai thân thiết, hai người ôm riết lấy nhau, thì cô ta sẽ chẳng đi lại lung tung như thế.
Hinh mặt đỏ bừng đạp mạnh vào chân Tốn, rồi không thèm nói chuyện với anh ta nữa.
Bà Kiều Doanh nhìn qua cửa tiền sảnh khu văn phòng đã nhìn thấy con gái từ xa, vội rảo bước ra đón. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau không nói nên lời.
- Mẹ à, con muốn đến gặp bố! Hinh cầm nước mắt, khẽ nài nỉ.
Bà Doanh cũng biết từ ngày Hinh vào học trường Y, cô đã bạo dạn lên rất nhiều. Bà biết con gái vừa đi suốt 20 tiếng đồng hồ, đang mệt mỏi, nhưng bà vẫn gật đầu đồng ý. Bà trở lên gác cùng các đồng nghiệp bàn bạc sắp xếp công việc, rồi trở xuống. Bà thót tim vì trông thấy cô con gái ngồi nghiêng trong ghế dành cho khách đợi trong tiền sảnh, đang thiu thiu ngủ, chiếc áo jackét vi-ni-lông phủ trên người cô , chính là chiếc áo khoác ngoài ông Diệp Trấn Vũ vẫn mặc trước đây.
- Cái áo jackét này...ở đâu ra? Bà Doanh vội lay Hinh dậy.
Hinh cũng kinh ngạc :
- Con đã cất nó trong cái vali du lịch kia mà, tại sao nó lại ở đây?... Mẹ ơi mẹ có tin hay không thì tuỳ, tối hôm kia con thực sự đã gặp bố! Bố đã để lại cho con chiếc áo này, và nói rằng bố rất có lỗi với mẹ, với gia đình ta...
Bà Doanh thấy lòng xốn xang, nhìn đôi mắt con gái hơi có quầng thâm, bà thầm nghĩ có lẽ lần trước nó về nhà rồi trở lại trường, ông Vũ đã linh cảm về tình trạng sức khoẻ của mình nên lẳng lặng nhét cái áo khoác này vào hành lý của nó để làm kỉ niệm. Nó nói chẳng đâu vào đâu thế này, chắc là vì nó quá đau buồn nên mới suy nghĩ lung tung.
Thi thể của ông Vũ đang được gửi tại nhà xác của bệnh viện Nhân dân số 3. Bà Kiều Doanh nói với người quen đang làm ở bệnh viện bố trí nhân viên mở cửa nhà xác cho hai mẹ con vào. Họ di chuyển thi thể ông Vũ từ kho lạnh ra, rồi ý tứ lui ra ngoài để hai mẹ con bà cùng người thân nán lại. Bà không đủ can đảm nhìn lại khuôn mặt người chồng cũ, bà nói với Hinh :
- Hễ nhìn thi thể bố con, thì mẹ không sao cầm lòng được, con nhìn đi. Con có sợ không?
Hinh lắc đầu :
- Mẹ cứ ra ngoài kia chờ con, con ở đây một lát.
Bà Doanh nhẹ nhàng khép cửa nhà xác, đợi ở bên ngoài. Hinh chậm rãi bước đến tận nơi giơ tay định lật tấm vải trắng đang phủ bên trên. Cô thấy hoang mang. Mình đang sợ hãi gì nhỉ?
Và cô đã lật tấm vải ra, nhìn thấy đôi mắt tròn đang mở trừng trừng!
Hinh định kêu thét lên, thì một bàn tay từ dưới tấm vải trắng thò ra bịt lấy miệng cô. Chính là ông Diệp Trấn Vũ!
- Không được...về...trường! Mặt ông Vũ vẫn nhợt như mặt người chết, tay vẫn lạnh toát như tay người chết, giọng nói nghèn ngẹn như thoát ra từ cổ họng bị rách nát.
- Tại sao... môi Hinh mấp máy mà không thành tiếng.
- Ánh trăng...
- Gì cơ ạ? Ánh trăng là gì cơ ạ?
Đây không phải là lần đầu tiên Hinh nghe thấy cái từ này. Cô thấy choáng váng quay cuồng, chơi vơi vô định...
Bỗng cánh cửa nhà xác mở toang, tiếng bà mẹ vang lên :
- Kìa, con nói là chỉ đứng nhìn một lát, sao lâu thế?
Hinh chợt bừng tỉnh, ông Vũ vẫn nằm yên trên bàn, đôi mắt khép chặt. Tất cả dường như mới vừa xảy ra.
Hinh ngồi trên tàu hoả trở về trường, nhớ lại chuyến đi cùng Tạ Tốn cách đây hai tuần, cảm thấy cô quạnh vô cùng.
Hai tuần lễ trôi đi quá nhanh trong những giọt nước mắt. Nhưng cô hiểu rằng sau những ngày hai mẹ con nương tựa động viên lẫn nhau, cô đã trở nên càng cứng cỏi hơn. Nhưng tại sao cô vẫn thấy buồn phiền vì một nỗi sợ hãi nửa thực nửa hư?
Mình có nên tin ở đôi mắt và đôi tai mình không? Nếu khẳng định là phải tin thì có nên tin ở lời dặn dò cuối cùng của cha không?
Ánh trăng là gi? Tại sao nó lại không chỉ một lần vang lên trong óc mình?
Rõ ràng là cha đã linh cảm rằng, mình trở lại đại học Y Giang Kinh tức là đi vào con đuờng nguy hiểm.
Có còn cái gì tiếp cận mình hơn là “vụ mưu sát 405” ?
Có lẽ là dấu hiệu báo trước đã thật sự đến lúc giải mã “vụ án mưu sát 405”! Chỉ một mình mình, liệu có được không? Cũng vì xưa này cô đâu dễ gì nản lòng, cô tự cho mình là một cô gái có tính độc lập rất cao.
Nhưng tại sao mình vẫn cảm thấy cô đơn?
- Chúng ta hãy tiếp tục nói về đề tài lần trước, có được không? Chẳng biết Tạ Tốn đã ngồi đối diện với Hinh từ lúc nào.
- Lại là anh à?
Cô nhớ rằng Tốn đưa cô về đến nhà, không rẽ vào rồi nói là quay về trường ngay, không muốn làm phiền Hinh và mẹ cô, vì dù sao cũng là “tang gia bối rối” phải lo đủ thứ việc, không cần thiết phải bận tâm tiếp đãi một người lạ là anh. Vậy anh ta đã ở đâu chui ra?
- Thực ra tôi không về trường, mấy khi đã có việc xuôi Giang Nam, nên tôi muốn du ngoạn mấy thành phố ở quanh đây. Giang Nam quê hương sông nước, phong cảnh đẹp nhất của tạo hoá, thảo nào đã sinh ra một thiếu nữ như Hinh!
Tạ Tốn cứ hay nói toạc những suy nghĩ của mình, khiến Hinh chỉ muốn giơ tay khoá miệng anh ta lại.
- Thôi đủ rồi đấy! Đây là chốn đông người, anh hãy nói năng cẩn thận một chút!
- Tôi chỉ nói lên những điều tôi nhìn thấy, nào có nói sai gì đâu? Trông thần sắc cô đã khá lên rồi đấy! Một lần nữa tôi lại thấm thía rằng có được người mẹ giàu tình cảm, thực quan trọng. Nếu người mẹ ấy cũng giàu trí tuệ nữa thì lại càng là phúc lớn cho mình. Tôi rất mong được như Hinh. Ánh mắt của Tốn có vẻ hơi khô cứng.
- Chẳng lẽ mẹ anh...
- Tôi chưa từng gặp mẹ tôi bao giờ
- Lần trước chúng ta đang nói đến đâu nhỉ?
Hinh cảm thấy có lẽ gia cảnh Tạ Tốn có không ít những chuyện đau buồn, cô vội lảng sang chuyện khác.
- Đang nói đến “vụ mưu sát 405”
- Tôi nhớ ra rồi, anh hỏi về ý kiến của Sảnh, còn tôi thì chưa kịp trả lời.
Tốn trở lại trầm ngâm :
- Tôi vẫn đang suy ngẫm rằng bên trong chắc phải có quá trình lịch sử gì đó.
Hinh than vãn :
- Tôi ngỡ anh có ý tưởng gì cao siêu, hoá ra chỉ là độc một câu dông dài! Tất nhiên là có quá trình lịch sử. Từ năm 1977 bắt đầu có chuyện, đến nay đã 15-16 năm trời. Sảnh cũng đã hỏi kỹ: trước đó không có chuyện kì quái gì hết.
- Hỏi, thì ăn thua gì? Những tin đồn đại ngoài vỉa hè có bao giờ trở thành lịch sử chân chính được? Đương nhiên cũng có những sử gia còn nhầm lẫn nghiêm trọng hơn. Tôi đoán rằng chuỗi lịch sử kia đang bị vùi lấp rất sâu, nếu không đi khai quật nó thì bóng đêm chết chóc của vụ án mưu sát 405 sẽ bao trùm mãi mãi!
- Anh đừng nên hù doạ nhau nữa! Nhưng, phải đến đâu để khai quật cái mà anh gọi là lịch sử ấy?
Tốn nhún vai :
- Tôi chỉ là một gã đần độn, xin chịu không thể thưa. Chỉ có thế dựa vào chính cô mà thôi!
Tốn bỗng đưa người ra phía trước, chỉ tay vào đầu :
- Thực ra, tất cả đều là ở đây. Cô là người thông minh thì hãy nghĩ kỹ đi! Nếu cho rằng tự nghĩ không ra thì phải dựa vào ý chí, phải kiên nhẫn suy nghĩ không ngừng nghỉ!
Hinh bỗng nhớ đến thầy Chương Vân Côn :
- Cái dáng chỉ tay vào đầu để nói của anh vừa rồi, rất giống thầy giáo trẻ dạy môn giải phẫu học. Chính thầy ấy đã nói: những chuyện quái dị của tôi đều từ cái đầu tôi mà ra!
Tốn ngả đầu trên cánh tay, nghiêng người tựa vào lưng ghế, nói :
- Nếu cô còn không tin cả chính mình, thì tôi chỉ còn cách tặng cô hai chữ: tuyệt vọng!
Anh bỗng đứng lên, vươn người ra phía trước, đôi mắt sáng rực nhìn thẳng vào Hinh :
- Sắp đến ga Vô Tích, ở đó có thắng cảnh Thái Hồ, chúng ta sẽ xuống tàu đi chơi một ngày, được không?
Hinh nhìn đôi mắt Tạ Tốn đầy vẻ chân thành và nhiệt tình của tuổi trẻ. Lời mời tuy có phần bất ngờ, song cô dường có ý nhận lời. Nhưng cô lại nhớ đến lời dặn dò của cha lúc nằm trên giường đặt xác chết... Bây giờ chưa phải lúc vui chơi.
- Có lẽ không được. Lâu nay có nhiều chuyện kì lạ xảy ra với tôi, tôi thấy mình nên làm một cái gì đó, giống như lời anh vừa nói, đi khám phá bí mật vụ án mưu sát 405 chẳng hạn, là điều mà tôi và Sảnh từ khi vào trường đến nay vẫn băn khoăn mà không tìm ra manh mối. Tôi vẫn nghĩ đến cuộc viếng thăm của cha tôi có lẽ là một điềm dự báo. Cho nên từ lúc này tôi phải gấp rút tìm ra lời giải, không thể để cho các nữ sinh vô tội phải lần lượt ra đi.
- Cứu vớt chúng sinh, rất vinh quang vĩ đại đấy chứ! Tốn nói đượm vẻ chế nhạo.
- Người phải chết rất có thể là tôi!
Và đương nhiên, mình phải cứng rắn lên, giống như mẹ mình, không đưọc phép dựa dẫm vào bất cứ cái gì.
Nhưng chính lúc này mẹ cô cũng đang mong gặp cô, hai mẹ con nương tựa lẫn nhau đấy thôi? Thì ra mẹ cũng có lúc mềm yếu.
Hinh chợt nhớ ra rằng trước lúc đi, cô đã quên không nói cho Âu Dương Sảnh biết. Hinh hiểu tính Sảnh, nếu không vì đang phải nghỉ ốm thì có lẽ Sảnh sẽ đi cùng cô về nhà cũng nên.
Vào ngày này, khách đi đường dài không đông, vẫn là khoảng thời gian “im lặng trước cơn bão tố” đỉnh cao của đợt vận chuyển khách nhân ngày Quốc tế lao động 1-5, chỗ ngồi đối diện với Hinh còn bỏ trống. Sau khi nhân viên soát vé đi rồi, Hinh ngồi dựa người vào thành cửa sổ, lim dim mắt. Khuôn mặt đầy nếp nhăn của cha cô tối qua lại hiện lên, cô bất giác hai hàng nước mắt rơi lã chã.
Cô bỗng thấy có bàn tay quệt nước mắt cho mình, cô mở to mắt và rất hoảng sợ. Chỉ nhìn thấy một chàng thanh niên vội rụt tay lại và nói :
- Thì ra là cô vẫn thức!
Chính là Tạ Tốn!
Hinh sẵng giọng :
- Nếu anh còn táy máy nữa tôi sẽ báo công an trên tàu!
Mấy hành khách xung quanh hiếu kỳ nghoảnh nhìn sang, Tốn ngượng nghịu cười :
- Có gì đâu, chúng tôi là bạn học, cô ấy bực mình với tôi...
- Sao anh lại lên tàu?
Tốn thở phào ngồi xuống ghế đối diện Hinh, rồi thở dài cứ như là chịu ấm ức :
- Cô hỏi hay thật đấy! Điều này có phải còn quan trọng hơn gọi công an?
Hinh hỏi không mấy thiện cảm :
- Câu hỏi phản vấn là độc quyền của tôi thì phải. Tôi khuyên anh nên thận trọng. Thực ra tôi chẳng bận tâm tại sao anh lại lên tàu! Chỉ thoáng nhìn thừa biết anh là dân hay trốn học!
- Hôm nay lên giảng đường lớn, nghe các bạn nữ lớp cô nói là gia đình cô có chuyện, tôi cũng thấy buồn, nghĩ cô đi về nhà một mình buồn vừa không an toàn, nên tôi tức tốc chạy ra ga ngay. Nhưng cũng vẫn hơi muộn, vào đến sân ga thì nghe tàu hú còi. Tôi vội chạy đến và nhảy tót lên đúng lúc tàu chuyển bánh, hệt như cảnh trong phim!
Tạ Tốn nói rành rọt đâu ra đấy, hình như anh ta cho rằng Hinh sẽ tin là thật.
Hinh tin chắc anh ta đã có ý theo mình, và không hề giấu diếm. Cô thấy bực tức nhưng không thể không có phần cảm động :
- Anh thật hay làm bừa, vô duyên vô cớ lại bỏ học vài ngày, coi chừng sẽ bị khoa thi hành kỉ luật!
- Mấy lớp chúng ta có hai trăm sinh viên, cả khoa có hàng nghìn người, vắng một mình tôi khác nào sa mạc thiếu đi một hạt cát, ai mà biết được! Và cũng sắp đến ngày 1-5, coi như mình đi du xuân một chuyến! Vả lại, cô hỏi đã phản vấn tôi vài lần rồi, chúng ta tạm coi nhau là bạn được chưa? Là bạn, thì phải xuất hiện đúng lúc cần thiết. Giả sử Âu Dương Sảnh không bị ốm, cô nói xem liêụ cô ấy có đi cùng với cô hay không?
Tốn tỏ ra có đầy đủ lí lẽ.
- Tại sao anh lại biết Âu Dương Sảnh?
- Hai người cứ như là hình với bóng, như là một cặp tình nhân, thì chỉ có thằng ngố mới không chú ý đến! Nếu Sảnh không bị ốm thì tôi chen ngang sao được?
Hinh thấy Tốn càng nói càng bỗ bã, cô đá vào chân anh ta :
- Nếu anh còn nói nữa, tôi cũng sẽ báo công an!
- Ai ai cũng nói thế cả, tôi chỉ học theo để nói cho cô nghe mà thôi! Cô cũng biết, vào lứa tuổi chúng ta, nam nữ tiếp cận nồng nàn với nhau là điều khỏi phải bàn. Nhưng nam với nam hoặc nữ với nữ cặp kè với nhau thì mới là chuyện không bình thường chứ? Cô có thể phớt lờ, nhưng miệng lưỡi thế gian vẫn rất là đáng sợ!
Hinh chợt nhớ đến anh chàng sinh viên vẻ mặt lạnh lùng bèn nói :
- Chắc anh đã thể nghiệm rồi? Anh bạn kia thì sao? Anh ta trông khá đấy, chỉ hiềm là...hơi lạnh!
- Khỏi phải bàn! Anh ấy là bạn thân của tôi từ bé!
- Ý anh nói là thanh mai trúc mã? Hinh từ phòng thủ chuyển sang phản công.
- Cô thích nói sao thì tuỳ. Bọn tôi còn hơn thế nữa kia, tôi và anh ấy không thể dứt và cũng không thể gỡ! Thế nào, đã đủ say đắm như Quỳnh Dao chưa?
Hinh đành phải thật sự bỏ cuộc :
- Anh đúng là con lợn, chọc tiết rồi chẳng sợ nước sôi. (ND: câu ngạn ngữ ý nói “ bí quá đâm liều”) Hinh dùng câu ví von rất thô khiến cô cũng phải bật cười.
- Hôm nay là lần đầu tiên cô cười thì phải? Tốn bỗng hỏi nghiêm túc.
- Thì có can gì đến anh?
Hinh lại thấy ỉu xìu. Nhìn ra cửa sổ, thấy cảnh vạn ngoài kia đang trôi đi, nhưng mắt cô thì ngây ra.
- Các bạn nữ ở lớp cô nói rằng tối qua cô gặp cha cô, rõ ràng là chuyện hư cấu!
- Anh tin hay không thì cũng chẳng can gì đến họ! Hinh nói lạnh lùng.
- Tôi nói thật, trong toàn bộ sinh viên ở giảng đường chỉ có mình tôi tin là tối qua cô gặp bác ấy!
- Tôi hiểu rồi, vì ở đây chỉ có mình anh đang muốn lấy lòng tôi. Tôi nói gì anh cũng tin. Anh có biết là cha tôi đã bị liệt não từ cách đây một tuần không? Anh nghe đây: đến lúc này, chính tôi cũng không tin là tối hôm qua tôi đã gặp cha.
Hinh nghĩ đến lời của thầy Côn, càng nghĩ càng thấy có lý.
- Cô muốn nói kháy tôi thế nào cũng được. Tôi vẫn thật sự tin lời cô nói. Có điều người cô đã gặp không phải là cha cô, mà là linh hồn bác ấy. Một tuần, tức là bảy ngày, sau bảy ngày thường là lúc người chết thật sự từ biệt người thân. Cô lại vắng nhà cho nên cha cô mới đến tận trường gặp cô lần cuối - rất hợp lí hợp tình! Và nhất định bác ấy phải để lại cho cô một vật kỉ niệm, điều này không phải là hư cấu chứ?
Tốn phân tích đâu ra đấy.
Nghe Tốn nói có lý, tâm trạng Hinh thấy nhẹ nhõm đi nhiều. Vậy là đã có người tin mình! Mới vừa rồi, chính cô cũng bắt đầu nghi ngờ mọi điều mình đã nhìn thấy. Nhưng, thế này nghĩa là hãy tin theo chuyện mê tín rằng có ma và có linh hồn?
- Theo tôi, ranh giới giữa các mặt đối lập: sự thật và hư cấu, duy vật và mê tín thường không rõ ràng. Tốn tiếp tục nói. Dường như anh đọc được tâm tư của Hinh. Trong lịch sử, có rất nhiều dẫn chứng thuộc loại này. Ví dụ : con người là hiện thực, thần thánh là mê tín. Nhưng cô có nghe nói về thần nhân tạo không? Ví dụ, Hít le... Thôi vậy, phái nữ các cô thường không hứng thú về lịch sử, tôi nói sẽ là đàn gảy tai trâu mất thôi!
Hinh cau mày :
- Ngạo mạn, thành kiến! Toàn nói vớ vẩn! Tôi nghĩ anh chỉ hiểu biết rất nông cạn, nhưng lại cố làm ra vẻ rất bí hiểm. Đã nhắc đến sự thật và hư cấu, thế thì nên kể câu chuyện bài hát của anh đi. Tôi xin lắng nghe và bảo đảm rằng không phải đàn gảy tai trâu!
Nhưng Tốn dứt khoát lắc đầu :
- Đây không phải là chỗ kể chuyện, chúng ta sẽ chờ dịp khác.
Hinh nghĩ bụng, anh ta đang định “thả dây câu dài” đây mà, nhưng đáng tiếc mình đâu phải “con cá sộp” muốn cắn câu. Cô cười nhạt :
- Không kể thì thôi, ai thiết gì! Anh cũng khỏi cần đi cùng tôi về nhà. Tàu dừng ở ga sau thì anh đi về đi. Vẫn chưa đi quá xa đâu!
- Có những việc, dấn một buớc rồi thì thật khó quay lại, không tồn tại vấn đề xa gần gì hết!
- Tôi chưa hiểu mấy, anh ví dụ xem?
- Tình yêu chẳng hạn, các ca khúc thời thượng đã ví von cường điệu “đã yêu rồi, anh bước lên nẻo đường không lối về, đã trao trái tim, thì không đòi về nữa, đã yêu rồi thì chẳng hề đổi ý, đã yêu thì đừng nói câu xin lỗi”...vân vân và vân vân
- Anh thử nêu một ví dụ”không cường điệu”xem?
Tốn nhíu mày nghĩ một lúc :
- Thôi không nói làm gì, tôi sợ cô không chịu đựng nổi!
- Cứ nói đi, tôi chuẩn bị sẵn sàng tinh thần, miễn là không nói tục, thì tôi sẽ không trách cứ gì hết!
Tốn nói rành rọt từng chữ một :
- Ví dụ, người nhảy lầu tự tử, đã nhảy rồi thì lùi lại sao được nữa?
Hinh bỗng bật dậy, sắc mặt tái nhợt :
- Anh nói thế là ý gì? Không được nói bừa!
Nhiều hành khách ngoái nhìn sang, lúc này Hinh mới thấy mình thật là bất nhã. Cô mỉm cười, tỏ ý xin lỗi mọi người rồi lại ngồi xuống. Cô nhìn Tốn đang ngồi đối diện bằng cặp mắt căm giận và lạnh lùng. Cô nhớ rằng mình vừa nói sẽ không trách cứ gì... cô có cảm giác mình đã mắc bẫy anh chàng.
- Có phải cô liên tưởng đến vụ mưu sát 405 không?
- Thì ra anh cũng nghe về nó?. Hinh nhận thấy Tạ Tốn lúc này có phần tàn nhẫn.
- Là một vụ việc kinh điển của trường ta, sao lại không nghe nói đến? Tôi thấy cô tương đối nhạy cảm với đề tài này.
Hinh thoáng nghĩ ngợi, rồi nói :
- Nếu anh đã tin là có ma thì hãy nói xem tại sao khu kí túc xá của chúng ta gần như năm nào cũng có người chết mà không ai tìm ta được nguyên nhân?
Tốn tủm tỉm cười :
- Tôi muốn hỏi cô trước đã, cô Sảnh cho là thế nào? Cô ấy là nhà nghề, tôi chẳng muốn múa rìu qua mắt thợ, à, tôi chẳng muốn làm phép ma trước cửa nhà Sảnh!
- Sảnh nói rằng có vài khả năng, có hai khả năng lớn nhất. Một là khu nhà có yêu quái gì đó khiến người ta hoang mang, cứ đến ngày 16 tháng 6 nó lại hiển linh một lần, nữ sinh viên nào gặp phải thì thật là thê thảm. Hai là, trong khu nhà đó có ma ẩn náu không tan, nó cần nói ra và cần trút oán hờn, nhưng những người trần mắt thịt như chúng ta thì nghe thấy sao được? Cho nên, con ma chết oan ấy mỗi năm lại làm chết một người để buộc mọi ngưòi phải chú ý.
- Cũng chưa gọi là giàu trí tưởng tượng cho lắm!
Hinh “xuỳ” một tiếng :
- Anh lại còn dám châm biếm kia đấy! Hiện đang là tháng 4, còn cách ngày 16 tháng 6 kia chẳng mấy hôm nữa đâu! Tôi định đến đêm 16 tháng 6 ra tạm trú tại nhà khách đấy
- Cô có thể cùng tôi đi xem phim cho hết đêm đó, nếu buồn ngủ thì ngả đầu trên vai tôi! Yên tâm, tôi sẽ giữ vững tư thế quân tử!
Hinh đáp :
- Anh đã sẵn sàng tư thế tiểu nhân, tiểu hài nhi, mon men đến tầm cao quân tử sao được? Nếu đi xem phim thì cũng được, nhưng phải rủ cả Sảnh và Lôi Lôi cùng đi
Tốn lại đổi giọng lành lạnh :
- Cô có nghe nói hai nữ sinh nhảy lầu trong hai năm qua, vốn cũng đã thu xếp ra ngoài trường hoặc sang kí túc xá khác để tạm trú không? Nhưng rồi ma đưa lối quỷ dẫn đường thế nào không biết, lúc sáng sớm quay về phòng cũ, vẫn không thoát khỏi thảm cảnh...
Hinh chột dạ :
- Thật à? Tức là... đề phòng cũng chẳng ăn thua?
- Nhưng, nếu cô có một ngưòi bạn trai thân thiết, hai người ôm riết lấy nhau, thì cô ta sẽ chẳng đi lại lung tung như thế.
Hinh mặt đỏ bừng đạp mạnh vào chân Tốn, rồi không thèm nói chuyện với anh ta nữa.
Bà Kiều Doanh nhìn qua cửa tiền sảnh khu văn phòng đã nhìn thấy con gái từ xa, vội rảo bước ra đón. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau không nói nên lời.
- Mẹ à, con muốn đến gặp bố! Hinh cầm nước mắt, khẽ nài nỉ.
Bà Doanh cũng biết từ ngày Hinh vào học trường Y, cô đã bạo dạn lên rất nhiều. Bà biết con gái vừa đi suốt 20 tiếng đồng hồ, đang mệt mỏi, nhưng bà vẫn gật đầu đồng ý. Bà trở lên gác cùng các đồng nghiệp bàn bạc sắp xếp công việc, rồi trở xuống. Bà thót tim vì trông thấy cô con gái ngồi nghiêng trong ghế dành cho khách đợi trong tiền sảnh, đang thiu thiu ngủ, chiếc áo jackét vi-ni-lông phủ trên người cô , chính là chiếc áo khoác ngoài ông Diệp Trấn Vũ vẫn mặc trước đây.
- Cái áo jackét này...ở đâu ra? Bà Doanh vội lay Hinh dậy.
Hinh cũng kinh ngạc :
- Con đã cất nó trong cái vali du lịch kia mà, tại sao nó lại ở đây?... Mẹ ơi mẹ có tin hay không thì tuỳ, tối hôm kia con thực sự đã gặp bố! Bố đã để lại cho con chiếc áo này, và nói rằng bố rất có lỗi với mẹ, với gia đình ta...
Bà Doanh thấy lòng xốn xang, nhìn đôi mắt con gái hơi có quầng thâm, bà thầm nghĩ có lẽ lần trước nó về nhà rồi trở lại trường, ông Vũ đã linh cảm về tình trạng sức khoẻ của mình nên lẳng lặng nhét cái áo khoác này vào hành lý của nó để làm kỉ niệm. Nó nói chẳng đâu vào đâu thế này, chắc là vì nó quá đau buồn nên mới suy nghĩ lung tung.
Thi thể của ông Vũ đang được gửi tại nhà xác của bệnh viện Nhân dân số 3. Bà Kiều Doanh nói với người quen đang làm ở bệnh viện bố trí nhân viên mở cửa nhà xác cho hai mẹ con vào. Họ di chuyển thi thể ông Vũ từ kho lạnh ra, rồi ý tứ lui ra ngoài để hai mẹ con bà cùng người thân nán lại. Bà không đủ can đảm nhìn lại khuôn mặt người chồng cũ, bà nói với Hinh :
- Hễ nhìn thi thể bố con, thì mẹ không sao cầm lòng được, con nhìn đi. Con có sợ không?
Hinh lắc đầu :
- Mẹ cứ ra ngoài kia chờ con, con ở đây một lát.
Bà Doanh nhẹ nhàng khép cửa nhà xác, đợi ở bên ngoài. Hinh chậm rãi bước đến tận nơi giơ tay định lật tấm vải trắng đang phủ bên trên. Cô thấy hoang mang. Mình đang sợ hãi gì nhỉ?
Và cô đã lật tấm vải ra, nhìn thấy đôi mắt tròn đang mở trừng trừng!
Hinh định kêu thét lên, thì một bàn tay từ dưới tấm vải trắng thò ra bịt lấy miệng cô. Chính là ông Diệp Trấn Vũ!
- Không được...về...trường! Mặt ông Vũ vẫn nhợt như mặt người chết, tay vẫn lạnh toát như tay người chết, giọng nói nghèn ngẹn như thoát ra từ cổ họng bị rách nát.
- Tại sao... môi Hinh mấp máy mà không thành tiếng.
- Ánh trăng...
- Gì cơ ạ? Ánh trăng là gì cơ ạ?
Đây không phải là lần đầu tiên Hinh nghe thấy cái từ này. Cô thấy choáng váng quay cuồng, chơi vơi vô định...
Bỗng cánh cửa nhà xác mở toang, tiếng bà mẹ vang lên :
- Kìa, con nói là chỉ đứng nhìn một lát, sao lâu thế?
Hinh chợt bừng tỉnh, ông Vũ vẫn nằm yên trên bàn, đôi mắt khép chặt. Tất cả dường như mới vừa xảy ra.
Hinh ngồi trên tàu hoả trở về trường, nhớ lại chuyến đi cùng Tạ Tốn cách đây hai tuần, cảm thấy cô quạnh vô cùng.
Hai tuần lễ trôi đi quá nhanh trong những giọt nước mắt. Nhưng cô hiểu rằng sau những ngày hai mẹ con nương tựa động viên lẫn nhau, cô đã trở nên càng cứng cỏi hơn. Nhưng tại sao cô vẫn thấy buồn phiền vì một nỗi sợ hãi nửa thực nửa hư?
Mình có nên tin ở đôi mắt và đôi tai mình không? Nếu khẳng định là phải tin thì có nên tin ở lời dặn dò cuối cùng của cha không?
Ánh trăng là gi? Tại sao nó lại không chỉ một lần vang lên trong óc mình?
Rõ ràng là cha đã linh cảm rằng, mình trở lại đại học Y Giang Kinh tức là đi vào con đuờng nguy hiểm.
Có còn cái gì tiếp cận mình hơn là “vụ mưu sát 405” ?
Có lẽ là dấu hiệu báo trước đã thật sự đến lúc giải mã “vụ án mưu sát 405”! Chỉ một mình mình, liệu có được không? Cũng vì xưa này cô đâu dễ gì nản lòng, cô tự cho mình là một cô gái có tính độc lập rất cao.
Nhưng tại sao mình vẫn cảm thấy cô đơn?
- Chúng ta hãy tiếp tục nói về đề tài lần trước, có được không? Chẳng biết Tạ Tốn đã ngồi đối diện với Hinh từ lúc nào.
- Lại là anh à?
Cô nhớ rằng Tốn đưa cô về đến nhà, không rẽ vào rồi nói là quay về trường ngay, không muốn làm phiền Hinh và mẹ cô, vì dù sao cũng là “tang gia bối rối” phải lo đủ thứ việc, không cần thiết phải bận tâm tiếp đãi một người lạ là anh. Vậy anh ta đã ở đâu chui ra?
- Thực ra tôi không về trường, mấy khi đã có việc xuôi Giang Nam, nên tôi muốn du ngoạn mấy thành phố ở quanh đây. Giang Nam quê hương sông nước, phong cảnh đẹp nhất của tạo hoá, thảo nào đã sinh ra một thiếu nữ như Hinh!
Tạ Tốn cứ hay nói toạc những suy nghĩ của mình, khiến Hinh chỉ muốn giơ tay khoá miệng anh ta lại.
- Thôi đủ rồi đấy! Đây là chốn đông người, anh hãy nói năng cẩn thận một chút!
- Tôi chỉ nói lên những điều tôi nhìn thấy, nào có nói sai gì đâu? Trông thần sắc cô đã khá lên rồi đấy! Một lần nữa tôi lại thấm thía rằng có được người mẹ giàu tình cảm, thực quan trọng. Nếu người mẹ ấy cũng giàu trí tuệ nữa thì lại càng là phúc lớn cho mình. Tôi rất mong được như Hinh. Ánh mắt của Tốn có vẻ hơi khô cứng.
- Chẳng lẽ mẹ anh...
- Tôi chưa từng gặp mẹ tôi bao giờ
- Lần trước chúng ta đang nói đến đâu nhỉ?
Hinh cảm thấy có lẽ gia cảnh Tạ Tốn có không ít những chuyện đau buồn, cô vội lảng sang chuyện khác.
- Đang nói đến “vụ mưu sát 405”
- Tôi nhớ ra rồi, anh hỏi về ý kiến của Sảnh, còn tôi thì chưa kịp trả lời.
Tốn trở lại trầm ngâm :
- Tôi vẫn đang suy ngẫm rằng bên trong chắc phải có quá trình lịch sử gì đó.
Hinh than vãn :
- Tôi ngỡ anh có ý tưởng gì cao siêu, hoá ra chỉ là độc một câu dông dài! Tất nhiên là có quá trình lịch sử. Từ năm 1977 bắt đầu có chuyện, đến nay đã 15-16 năm trời. Sảnh cũng đã hỏi kỹ: trước đó không có chuyện kì quái gì hết.
- Hỏi, thì ăn thua gì? Những tin đồn đại ngoài vỉa hè có bao giờ trở thành lịch sử chân chính được? Đương nhiên cũng có những sử gia còn nhầm lẫn nghiêm trọng hơn. Tôi đoán rằng chuỗi lịch sử kia đang bị vùi lấp rất sâu, nếu không đi khai quật nó thì bóng đêm chết chóc của vụ án mưu sát 405 sẽ bao trùm mãi mãi!
- Anh đừng nên hù doạ nhau nữa! Nhưng, phải đến đâu để khai quật cái mà anh gọi là lịch sử ấy?
Tốn nhún vai :
- Tôi chỉ là một gã đần độn, xin chịu không thể thưa. Chỉ có thế dựa vào chính cô mà thôi!
Tốn bỗng đưa người ra phía trước, chỉ tay vào đầu :
- Thực ra, tất cả đều là ở đây. Cô là người thông minh thì hãy nghĩ kỹ đi! Nếu cho rằng tự nghĩ không ra thì phải dựa vào ý chí, phải kiên nhẫn suy nghĩ không ngừng nghỉ!
Hinh bỗng nhớ đến thầy Chương Vân Côn :
- Cái dáng chỉ tay vào đầu để nói của anh vừa rồi, rất giống thầy giáo trẻ dạy môn giải phẫu học. Chính thầy ấy đã nói: những chuyện quái dị của tôi đều từ cái đầu tôi mà ra!
Tốn ngả đầu trên cánh tay, nghiêng người tựa vào lưng ghế, nói :
- Nếu cô còn không tin cả chính mình, thì tôi chỉ còn cách tặng cô hai chữ: tuyệt vọng!
Anh bỗng đứng lên, vươn người ra phía trước, đôi mắt sáng rực nhìn thẳng vào Hinh :
- Sắp đến ga Vô Tích, ở đó có thắng cảnh Thái Hồ, chúng ta sẽ xuống tàu đi chơi một ngày, được không?
Hinh nhìn đôi mắt Tạ Tốn đầy vẻ chân thành và nhiệt tình của tuổi trẻ. Lời mời tuy có phần bất ngờ, song cô dường có ý nhận lời. Nhưng cô lại nhớ đến lời dặn dò của cha lúc nằm trên giường đặt xác chết... Bây giờ chưa phải lúc vui chơi.
- Có lẽ không được. Lâu nay có nhiều chuyện kì lạ xảy ra với tôi, tôi thấy mình nên làm một cái gì đó, giống như lời anh vừa nói, đi khám phá bí mật vụ án mưu sát 405 chẳng hạn, là điều mà tôi và Sảnh từ khi vào trường đến nay vẫn băn khoăn mà không tìm ra manh mối. Tôi vẫn nghĩ đến cuộc viếng thăm của cha tôi có lẽ là một điềm dự báo. Cho nên từ lúc này tôi phải gấp rút tìm ra lời giải, không thể để cho các nữ sinh vô tội phải lần lượt ra đi.
- Cứu vớt chúng sinh, rất vinh quang vĩ đại đấy chứ! Tốn nói đượm vẻ chế nhạo.
- Người phải chết rất có thể là tôi!
Hết chương 6