Thứ Sáu, 1 tháng 1, 1971

Gói thuốc lá - Thế Lữ - Chương 3 - Truyện trinh thám hình sự

Thông tin truyện

Gói thuốc lá Chương 3 : Điếu Thuốc Lá
Tác giả : Thế Lữ
Quốc gia : Việt Nam Thể loại : Trinh thám - Kinh dị Số chương : 12  Người đăng : Hồ Vũ Tuấn Anh
Đọc truyện

Serve 1

Phong không trả lời ngay . Anh lấy gói thuốc lá ra, rút một điếu ngậm trong miệng, đánh diêm và trước khi châm hút, anh se sẽ nói, giọng rất nghiêm trang:  - Ta phải đề phòng. Hung thủ là tay quỷ quyệt hết sức.  - Nhưng hung thủ là ai mới được chứ?  - Anh tò mò quá, lại bép xép nữa nên tôi không nói.  - Chả có nhẽ anh biết sớm thế?  Phong quắc mắt, nắm lấy tay Bình, mặt có sắc giận:  - Anh định bảo tôi nói vu vơ, tôi đoán bậy hẳn? Ồ! Anh không đúng đắn tí nào. Tôi có nói bậy bao giờ đâu. - Ừ, thế ai giết Đường? Anh không tin tôi hay sao mà phải giấu tôi?  Phong im lặng một lúc lâu, đoạn nhìn Bình hỏi:  - Anh có hiểu thế nào là phép thải trừ không?  - Hiểu.  - Nhưng anh không hiểu rõ. Vậy tôi nói anh nghe. Trong số các người ta biết trong vụ án mạng này, ta trừ đi những người không thể giết được Đường là ta biết hung thủ. Ta biết ai? Anh kể ra.  - Huy, Thạc, ông cụ thân sinh ra Huy, thằng nhỏ nhà ông cụ, người lạ mặt ông cụ thấy đến lúc chín giờ tối, tức là người Thổ mà anh Đường vẫn sợ báo thù.  - Còn nữa chứ?  - Còn ai? À! Còn bà cụ thân sinh ra Huy và con Sen, nhưng họ đi về quê ba hôm nay.  - Nhưng vẫn còn, anh kể chưa hết.  - Còn ai?  Phong bình tĩnh nói:  - Còn ông Văn Bình và Lê Phong. Bình chực cười thì Phong ngăn lại:  - Anh hồ đồ đến thế thì làm nên việc gì? Đã kể thì phải kể hết, vì còn thải trừ kia mà... Được rồi! Bây giờ ta thải trừ. Anh nói cho tôi nghe những tên người anh không ngờ là có thể giết Đường được. Hay để tôi nói. Trước hết, ông cụ thầy anh Huy. Vì tôi biết ông cụ, nếu muốn giết Đường sẽ dùng những lúc khác ít nguy hiểm cho mình hơn là lúc ở nhà, trong khi mọi người vắng mặt. Vả lại không có cớ gì để cho ông lão hiền lành ấy phạm tội ác được. Lúc nãy anh đã thuật rõ lời ông cụ nói và những cử chỉ sợ hãi. Một kẻ giết người khéo sẽ khôn ngoan và bình tĩnh hơn hoặc run sợ một cách ngoa mắt hơn. Vậy ông cụ ta phải "thả" ra ngoài vòng. Còn Huy anh nghĩ sao?  Bình đáp: - Huy, cũng như Thạc, cũng như anh và tôi, đều đi xem xi-nê cả . - Xi-nê ở rạp Majestic. Nghĩa là muốn giết thì tôi, hoặc anh, hoặc hai anh kia phải vắng mặt ở đó ít nhất nửa giờ hay hơn, vậy mà chúng ta cùng ngồi với nhau, tôi ngồi giữa Thạc và Huy, anh ngồi bên phải Thạc, có đứng lên ra ngoài cũng chỉ vắng mặt mất ba phút là cùng.  - Kết luận: Bình, Thạc, Phong, Huy cùng ra ngoài cùng. Còn thằng nhỏ? - Thằng nhỏ là một thằng ngốc, đến ăn cắp cũng không biết đường. Tôi nuôi nó trước khi nhường cho ông cụ nhà Huy. Nó đần nhưng trung thành, hầu hạ giỏi.  - Vậy cũng ra ngoài vòng nốt. Bằng ấy người ở ngoài vòng thì chỉ còn một người khác phải không?  Lê Phong gật.  - Mà người khác ấy là người Thổ. Phong lại gật.  Bình nói tiếp luôn:   Người Thổ ấy tức là người giết Đường.  Phong lắc đầu:  - Không!  - Thế nào? Chỉ còn người Thổ này mà anh cũng không cho là hung thủ? Thế những câu tiếng Thổ, với bao nhiêu cử chỉ khả nghi của hắn lúc ông cụ mở cửa? Phong vẫn một mực:  - Nếu hắn là hung thủ tất hắn đã trốn.  - Sao anh lại biết hắn chưa trốn?  - Thế ra tôi phải cung khai với anh hết. Anh đáo để thực. Sao? Vì hồi mười giờ rưỡi hắn đến đây. - Đến lúc anh không có nhà?  - Ừ. Hắn lại để cho tôi mấy chữ này.  Phong mở ví lấy ra một cái danh thiếp to khổ thì Bình chợt kêu lên:  - Cũng một kiểu danh thiếp trên cuốn sách nhà Đường!  - Ừ, thì đã sao?   Mà trên danh thiếp ấy có những chữ kỳ dị. Phong không đổi giọng:  - Những chữ cái lấy trong văn vần Quốc ngữ hay Pháp ngữ, chữ kỳ dị ở chỗ nào? Có phải những chữ X. A . E . G . I phải không? - Phải. Tôi không nhớ rõ thứ tự đúng như trên danh thiếp, nhưng chỉ có bằng ấy chữ thôi.  - Ừ, thế rồi sao?  - Còn sao? Đây cũng cùng một khổ với cái danh thiếp ở trước mặt Đường.  - Nhưng anh đọc xem đã nào.  Bình cầm lấy mảnh thiếp Phong đưa và đọc.  "Nông An Tăng. Muốn giáp mặt ông Lê Phong để hỏi về một việc tối cần, nhưng không gặp thì xin để đến mai vậy" Phong nói:  - Tăng đến đây hồi mười giờ rưỡi, nghĩa là vào lúc Đường có thể bị giết rồi. Một kẻ vừa mới giết người xong liệu dám đến để "giáp mặt" tôi được không?  Bình cãi:  - Sao không? Một tên giết người quỷ quyệt thì sợ gì anh! Mà biết đâu hắn không đến để thú tội?  - Tôi không phải là nhà "chuyên trách". Muốn thú tội, ở chỗ khác vẫn tiện hơn đây. Vả lại... Nhưng thôi, nếu anh chưa tin, tí nữa tôi cho anh gặp hắn.  Bình tròn xoe mắt, hỏi:  - Ai? Tăng ấy à?  - Ừ.  - Mà tí nữa gặp?  - Phải.  - Ở đâu?  - Ở đây. Tôi đã cho người đi tìm hắn rồi, tìm từ lúc tôi chưa biết rằng Đường bị giết. Nếu hắn là hung thủ thì... Bỗng Phong lắng tai nghe. Một lát, có tiếng chuông kêu rồi tiếng giày lên thang gác. Phong đưa mắt cho Bình giữ ý , rồi cất bức thư của Đường đi.  Sau tiếng gõ cửa, một người trẻ tuổi mặc âu phục xám bước vào. Hắn ta trạc gần ba mươi, nét mặt đều, da hơi ngăm đen, hai con mắt nhỏ, sâu chớp luôn, và có vẻ lanh lẹn.  Phong đứng dậy, tiến đến phía cửa là chỗ hắn đứng, nhìn hắn một lát rồi hỏi đột ngột:  - Sao ông Tăng lại biết tôi là bạn của Đường?  Người kia sững sờ đưa mắt trông Lê Phong và trông Văn Bình , rồi trông khắp nhà một lượt. Hắn có vẻ luống cuống, mãi sau mới nói:  - Có nhiều người bảo tôi Đường là bạn của ông. Câu nói sõi nhưng người ta vẫn thấy những tiếng lơ lớ giọng Thổ.  Phong hỏi luôn:  - Ông xuống Hà Nội mấy hôm nay rồi?  - Xuống năm hôm. Mai tôi không ở đây nữa. Chiều mai tôi đi Lạng Sơn. - Ông hỏi thăm biết nhà ông Đường từ mấy hôm nay?  - Từ hôm kia. - Ông biết tin ông Đường ốm rồi chứ?  - Biết.  Phong nhìn vào tận mặt toan hỏi nữa, nhưng anh bỗng quay lại lườm Văn Bình. Anh cau mặt vì thấy Văn Bình tỏ ra vẻ thù ghét người Thổ một cách rõ ràng quá.  Phong lui về phía bàn giấy, thong thả kéo ghế đưa thuốc lá mời người Thổ và bảo hắn ngồi. Người này ngẩn ngơ theo lời, ngồi, đỡ lấy que diêm Phong vừa bật.  Nửa phút im lặng, trong đó Bình đóan Lê Phong đương dò xét vẻ mặt và cử chỉ người đối diện với mình.  - Ông nhớ rõ ông làm trong khoảng chín giờ đến giờ chứ?  Người Thổ nhìn Phong một cái nhanh, rồi vừa trông xuống vừa đáp:  - Vâng. Nhớ. Lúc mười giờ hơn, tôi đến đây. - Để hỏi tôi. Tôi biết. Việc đó sẽ nói sau. Bây giờ ông phải nghe tôi. Tí nữa, ông đến 44 bis Richaud với tôi.  - Đến ... nhà ông ... Đường à? - Phải. Và ông phải trả lời rất thực thà. Rất thực thà, không được giấu giếm một tí gì hết, ông nghe chưa?  Người Thổ bắt đầu lo ngại, hắn ta vừa mới hỏi:  - Nhưng mà... Thì Phong đưa tay cản lại và luôn thể trông đồng hồ:  - Chỉ có cách ấy là ông tránh khỏi tù tội. Đường đã cho tôi biết hết mọi việc, và chắc người ta còn tìm ra nhiều điều buộc tội ông nữa sau khi xét giấy má của Đường.  Người Thổ lúc ấy không giấu nỗi sự sợ hãi, hắn ta liếc trộm Lê Phong và Văn Bình luôn mấy lượt, lẩm bẩm hỏi không ra tiếng: - Thế ra , người ta biết rồi sao?  - Phải, cho nên ông không được nói dối, ông phải khai thực. Ông đã biết Đường bị giết rồi chứ?  Phong nhìn chỗ khác khi hỏi câu đó, nhưng lúc trông lại thì mặt người Thổ đờ ra . Miệng hắn ta mở hé như chực nói gì, hai ngón tay cầm điếu thuốc kẹp chặt lại nhau để cố giữ bình tĩnh . Thái độ ấy chỉ thoáng lộ ra trong chốc lát, nhưng Văn Bình không để lọt qua sự nhận xét chăm chú của mình.  Phong nói luôn, làm như không chú ý đến nét mặt thay đổi của người Thổ: - Ông Tăng hiểu rõ chứ? Đêm hôm nay, ông Đường bị giết một cách bí mật, mà có nhiều chứng cớ buộc cho ông là hung thủ . Tôi thì nhận được một bức thư gần như thư tố cáo, mà người nhà ở phố Richaud thì nghe thấy những tiếng Thổ khả nghi. - Nhưng mà... thưa ông Lê Phong, tôi không giết Đường. Đường chết chỉ vì... - Chỉ vì Đường bị giết. Không! Không thể cãi lối ấy được. Muốn bênh vực mình, ông chỉ có cách nghe tôi mà cùng đến Richaud với tôi ngay bây giờ. - Đến Richaud, bây giờ?  - Phải, nếu ông quả thực không phải là thủ phạm.  Phong xem đồng hồ lần nữa, rồi vừa nói, vừa đứng lên.  - Hiện giờ, trong nhà xảy ra vụ án mạng người ta đã bắt đầu cuộc thẩm xét. Ông thanh tra mật thám tôi đã biết tiếng là người cương quyết. Ông có tài bắt người ta thú nhận tội một cách rất khôn khéo. Vậy, ông phải đi ngay với tôi. Đi với tôi, ông hiểu chưa? Và ông phải nhớ không được giấu giếm một sợi tơ, sợi tóc nào hết.  Người Thổ không nói gì cả. Hắn ngẫm nghĩ đến một phút mới thong thả đứng dậy. Nét mặt đã trấn tĩnh, hắn se sẽ bảo Lê Phong:  - Tôi xin đi với ông.  Và lẳng lặng bước ra trước.  Bình theo liền gót hắn.  Phong quay lại gọi thằng Biên là tên đầy tớ "tâm phúc", anh sai đi gọi người Thổ lúc nãy, hỏi nó mấy câu rồi cũng xuống sau.  Người Thổ ra đến ngoài, trỏ chiếc xe hơi nhỏ bên đường:  - Xin mời ông lên xe tôi. Bình nghi ngờ:  - Xe của ông sao?  - Vâng. Nhưng hiện giờ tôi bối rối quá. Nếu ông hay ông Lê Phong cầm lái được... Bình nhanh nhẩu:  - Để tôi cầm lái cho.  Anh vừa chực mở cửa xe thì người Thổ, xuất kỳ bất ý, vặn ngoặt cánh tay anh lại, đấm một nắm tay dữ dội dưới gáy, và nhảy tót lên chỗ ngồi. Bình lấy lại được thăng bằng hết sức víu lấy không cho hắn mở máy, và gọi rối rít:  - Lê Phong ! Lê Phong !  Người Thổ tống thêm cho Bình một quả dưới cằm, thì vừa lúc Phong xông đến . Nhưng Phong vội kêu lên một tiếng, lùi lại giữ lấy một bên mắt. Người Thổ vừa ném mẩu thuốc lá cháy dở mà hắn vẫn ngậm ở miệng vào trúng con mắt của anh.  Bình loạng choạng cố đứng dậy được thì chiếc xe hơi đã chạy xa, và rẽ về đường tay phải. Phong tay vẫn úp trên mặt hỏi thăm:  - Văn Bình không việc gì chứ?  - Chỉ trẹo hàm. Còn anh?  - Chỉ suýt mù. Nó trả lại tôi điếu thuốc lá tôi mời lúc nãy. Anh lấy khăn chấm mắt, chớp đi chớp lại rồi cười:  - Võ thượng du đấy! Tôi chỉ tiếc ra chậm một chút, không thì... Bình vừa sửa lại áo, vừa trách Phong:  - Đấy, anh còn bênh nó nữa đi. Cũng may là nó không có khí giới đấy.  Phong vẫn cười, có vẻ thấy việc vừa rồi khôi hài hơn là nghiêm trọng. Anh vẫy hai cái xe ở cuối phố đến rồi bảo Bình: - Đi.  - Đi đâu?  - Đến Hàng Trống?  - Sao lại đến Hàng Trống?  - Đến kiện một tên Thổ và nhờ cảnh sát đánh tê-lê-phôn đi các ngả. Đánh tê-lê- phôn lấy lệ chứ không chắc đã có ích. Rồi sau ta đến Richaud.  - Nhưng anh có nhận được số xe nó không?  - A . X . 332. Nhưng chưa chắc đã có ích.  - Sao vậy?  - Nó không để cho ai bắt được trước bảy hôm nữa.  - Sao vậy?  - Vì... số định như vậy. Bảy hôm nữa là chậm, tôi sẽ bắt được nó để báo thù cho cái quai hàm lệch lạc của anh và con mắt suýt mù của tôi.  - Lúc này mà anh còn nói đùa.  - Kìa, ai nói đùa. Bảy hôm nữa, tôi sẽ tóm cổ người bạn lạ lùng của chúng ta.
Hết chương 3
Hết : Chương 3 - Xem tiếp : Chương 4
Chọn chương để xem
Chương : 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12

Serve 1

Phong không trả lời ngay . Anh lấy gói thuốc lá ra, rút một điếu ngậm trong miệng, đánh diêm và trước khi châm hút, anh se sẽ nói, giọng rất nghiêm trang: 
- Ta phải đề phòng. Hung thủ là tay quỷ quyệt hết sức. 
- Nhưng hung thủ là ai mới được chứ? 
- Anh tò mò quá, lại bép xép nữa nên tôi không nói. 
- Chả có nhẽ anh biết sớm thế? 
Phong quắc mắt, nắm lấy tay Bình, mặt có sắc giận: 
- Anh định bảo tôi nói vu vơ, tôi đoán bậy hẳn? Ồ! Anh không đúng đắn tí nào. Tôi có nói bậy bao giờ đâu.
- Ừ, thế ai giết Đường? Anh không tin tôi hay sao mà phải giấu tôi? 
Phong im lặng một lúc lâu, đoạn nhìn Bình hỏi: 
- Anh có hiểu thế nào là phép thải trừ không? 
- Hiểu. 
- Nhưng anh không hiểu rõ. Vậy tôi nói anh nghe. Trong số các người ta biết trong vụ án mạng này, ta trừ đi những người không thể giết được Đường là ta biết hung thủ. Ta biết ai? Anh kể ra. 
- Huy, Thạc, ông cụ thân sinh ra Huy, thằng nhỏ nhà ông cụ, người lạ mặt ông cụ thấy đến lúc chín giờ tối, tức là người Thổ mà anh Đường vẫn sợ báo thù. 
- Còn nữa chứ? 
- Còn ai? À! Còn bà cụ thân sinh ra Huy và con Sen, nhưng họ đi về quê ba hôm nay. 
- Nhưng vẫn còn, anh kể chưa hết. 
- Còn ai? 
Phong bình tĩnh nói: 
- Còn ông Văn Bình và Lê Phong.
Bình chực cười thì Phong ngăn lại: 
- Anh hồ đồ đến thế thì làm nên việc gì? Đã kể thì phải kể hết, vì còn thải trừ kia mà... Được rồi! Bây giờ ta thải trừ. Anh nói cho tôi nghe những tên người anh không ngờ là có thể giết Đường được. Hay để tôi nói. Trước hết, ông cụ thầy anh Huy. Vì tôi biết ông cụ, nếu muốn giết Đường sẽ dùng những lúc khác ít nguy hiểm cho mình hơn là lúc ở nhà, trong khi mọi người vắng mặt. Vả lại không có cớ gì để cho ông lão hiền lành ấy phạm tội ác được. Lúc nãy anh đã thuật rõ lời ông cụ nói và những cử chỉ sợ hãi. Một kẻ giết người khéo sẽ khôn ngoan và bình tĩnh hơn hoặc run sợ một cách ngoa mắt hơn. Vậy ông cụ ta phải "thả" ra ngoài vòng. Còn Huy anh nghĩ sao? 
Bình đáp:
- Huy, cũng như Thạc, cũng như anh và tôi, đều đi xem xi-nê cả .
- Xi-nê ở rạp Majestic. Nghĩa là muốn giết thì tôi, hoặc anh, hoặc hai anh kia phải vắng mặt ở đó ít nhất nửa giờ hay hơn, vậy mà chúng ta cùng ngồi với nhau, tôi ngồi giữa Thạc và Huy, anh ngồi bên phải Thạc, có đứng lên ra ngoài cũng chỉ vắng mặt mất ba phút là cùng. 
- Kết luận: Bình, Thạc, Phong, Huy cùng ra ngoài cùng. Còn thằng nhỏ?
- Thằng nhỏ là một thằng ngốc, đến ăn cắp cũng không biết đường. Tôi nuôi nó trước khi nhường cho ông cụ nhà Huy. Nó đần nhưng trung thành, hầu hạ giỏi. 
- Vậy cũng ra ngoài vòng nốt. Bằng ấy người ở ngoài vòng thì chỉ còn một người khác phải không? 
Lê Phong gật. 
- Mà người khác ấy là người Thổ.
Phong lại gật. 
Bình nói tiếp luôn: 

 Người Thổ ấy tức là người giết Đường. 
Phong lắc đầu: 
- Không! 
- Thế nào? Chỉ còn người Thổ này mà anh cũng không cho là hung thủ? Thế những câu tiếng Thổ, với bao nhiêu cử chỉ khả nghi của hắn lúc ông cụ mở cửa?
Phong vẫn một mực: 
- Nếu hắn là hung thủ tất hắn đã trốn. 
- Sao anh lại biết hắn chưa trốn? 
- Thế ra tôi phải cung khai với anh hết. Anh đáo để thực. Sao? Vì hồi mười giờ rưỡi hắn đến đây.
- Đến lúc anh không có nhà? 
- Ừ. Hắn lại để cho tôi mấy chữ này. 
Phong mở ví lấy ra một cái danh thiếp to khổ thì Bình chợt kêu lên: 
- Cũng một kiểu danh thiếp trên cuốn sách nhà Đường! 
- Ừ, thì đã sao? 

 Mà trên danh thiếp ấy có những chữ kỳ dị.
Phong không đổi giọng: 
- Những chữ cái lấy trong văn vần Quốc ngữ hay Pháp ngữ, chữ kỳ dị ở chỗ nào? Có phải những chữ X. A . E . G . I phải không?
- Phải. Tôi không nhớ rõ thứ tự đúng như trên danh thiếp, nhưng chỉ có bằng ấy chữ thôi. 
- Ừ, thế rồi sao? 
- Còn sao? Đây cũng cùng một khổ với cái danh thiếp ở trước mặt Đường. 
- Nhưng anh đọc xem đã nào. 
Bình cầm lấy mảnh thiếp Phong đưa và đọc. 

"Nông An Tăng.
Muốn giáp mặt ông Lê Phong để hỏi về một việc tối cần, nhưng không gặp thì xin để đến mai vậy"
Phong nói: 
- Tăng đến đây hồi mười giờ rưỡi, nghĩa là vào lúc Đường có thể bị giết rồi. Một kẻ vừa mới giết người xong liệu dám đến để "giáp mặt" tôi được không? 
Bình cãi: 
- Sao không? Một tên giết người quỷ quyệt thì sợ gì anh! Mà biết đâu hắn không đến để thú tội? 
- Tôi không phải là nhà "chuyên trách". Muốn thú tội, ở chỗ khác vẫn tiện hơn đây. Vả lại... Nhưng thôi, nếu anh chưa tin, tí nữa tôi cho anh gặp hắn. 
Bình tròn xoe mắt, hỏi: 
- Ai? Tăng ấy à? 
- Ừ. 
- Mà tí nữa gặp? 
- Phải. 
- Ở đâu? 
- Ở đây. Tôi đã cho người đi tìm hắn rồi, tìm từ lúc tôi chưa biết rằng Đường bị giết. Nếu hắn là hung thủ thì...
Bỗng Phong lắng tai nghe. Một lát, có tiếng chuông kêu rồi tiếng giày lên thang gác. Phong đưa mắt cho Bình giữ ý , rồi cất bức thư của Đường đi. 
Sau tiếng gõ cửa, một người trẻ tuổi mặc âu phục xám bước vào. Hắn ta trạc gần ba mươi, nét mặt đều, da hơi ngăm đen, hai con mắt nhỏ, sâu chớp luôn, và có vẻ lanh lẹn. 
Phong đứng dậy, tiến đến phía cửa là chỗ hắn đứng, nhìn hắn một lát rồi hỏi đột ngột: 
- Sao ông Tăng lại biết tôi là bạn của Đường? 
Người kia sững sờ đưa mắt trông Lê Phong và trông Văn Bình , rồi trông khắp nhà một lượt. Hắn có vẻ luống cuống, mãi sau mới nói: 
- Có nhiều người bảo tôi Đường là bạn của ông. Câu nói sõi nhưng người ta vẫn thấy những tiếng lơ lớ giọng Thổ. 
Phong hỏi luôn: 
- Ông xuống Hà Nội mấy hôm nay rồi? 
- Xuống năm hôm. Mai tôi không ở đây nữa. Chiều mai tôi đi Lạng Sơn.
- Ông hỏi thăm biết nhà ông Đường từ mấy hôm nay? 
- Từ hôm kia.
- Ông biết tin ông Đường ốm rồi chứ? 
- Biết. 
Phong nhìn vào tận mặt toan hỏi nữa, nhưng anh bỗng quay lại lườm Văn Bình. Anh cau mặt vì thấy Văn Bình tỏ ra vẻ thù ghét người Thổ một cách rõ ràng quá. 
Phong lui về phía bàn giấy, thong thả kéo ghế đưa thuốc lá mời người Thổ và bảo hắn ngồi. Người này ngẩn ngơ theo lời, ngồi, đỡ lấy que diêm Phong vừa bật. 
Nửa phút im lặng, trong đó Bình đóan Lê Phong đương dò xét vẻ mặt và cử chỉ người đối diện với mình. 
- Ông nhớ rõ ông làm trong khoảng chín giờ đến giờ chứ? 
Người Thổ nhìn Phong một cái nhanh, rồi vừa trông xuống vừa đáp: 
- Vâng. Nhớ. Lúc mười giờ hơn, tôi đến đây.
- Để hỏi tôi. Tôi biết. Việc đó sẽ nói sau. Bây giờ ông phải nghe tôi. Tí nữa, ông đến 44 bis Richaud với tôi. 
- Đến ... nhà ông ... Đường à?
- Phải. Và ông phải trả lời rất thực thà. Rất thực thà, không được giấu giếm một tí gì hết, ông nghe chưa? 
Người Thổ bắt đầu lo ngại, hắn ta vừa mới hỏi: 
- Nhưng mà...
Thì Phong đưa tay cản lại và luôn thể trông đồng hồ: 
- Chỉ có cách ấy là ông tránh khỏi tù tội. Đường đã cho tôi biết hết mọi việc, và chắc người ta còn tìm ra nhiều điều buộc tội ông nữa sau khi xét giấy má của Đường. 
Người Thổ lúc ấy không giấu nỗi sự sợ hãi, hắn ta liếc trộm Lê Phong và Văn Bình luôn mấy lượt, lẩm bẩm hỏi không ra tiếng:
- Thế ra , người ta biết rồi sao? 
- Phải, cho nên ông không được nói dối, ông phải khai thực. Ông đã biết Đường bị giết rồi chứ? 
Phong nhìn chỗ khác khi hỏi câu đó, nhưng lúc trông lại thì mặt người Thổ đờ ra . Miệng hắn ta mở hé như chực nói gì, hai ngón tay cầm điếu thuốc kẹp chặt lại nhau để cố giữ bình tĩnh . Thái độ ấy chỉ thoáng lộ ra trong chốc lát, nhưng Văn Bình không để lọt qua sự nhận xét chăm chú của mình. 
Phong nói luôn, làm như không chú ý đến nét mặt thay đổi của người Thổ:
- Ông Tăng hiểu rõ chứ? Đêm hôm nay, ông Đường bị giết một cách bí mật, mà có nhiều chứng cớ buộc cho ông là hung thủ . Tôi thì nhận được một bức thư gần như thư tố cáo, mà người nhà ở phố Richaud thì nghe thấy những tiếng Thổ khả nghi.
- Nhưng mà... thưa ông Lê Phong, tôi không giết Đường. Đường chết chỉ vì...
- Chỉ vì Đường bị giết. Không! Không thể cãi lối ấy được. Muốn bênh vực mình, ông chỉ có cách nghe tôi mà cùng đến Richaud với tôi ngay bây giờ.
- Đến Richaud, bây giờ? 
- Phải, nếu ông quả thực không phải là thủ phạm. 
Phong xem đồng hồ lần nữa, rồi vừa nói, vừa đứng lên. 
- Hiện giờ, trong nhà xảy ra vụ án mạng người ta đã bắt đầu cuộc thẩm xét. Ông thanh tra mật thám tôi đã biết tiếng là người cương quyết. Ông có tài bắt người ta thú nhận tội một cách rất khôn khéo. Vậy, ông phải đi ngay với tôi. Đi với tôi, ông hiểu chưa? Và ông phải nhớ không được giấu giếm một sợi tơ, sợi tóc nào hết. 
Người Thổ không nói gì cả. Hắn ngẫm nghĩ đến một phút mới thong thả đứng dậy. Nét mặt đã trấn tĩnh, hắn se sẽ bảo Lê Phong: 
- Tôi xin đi với ông. 
Và lẳng lặng bước ra trước. 
Bình theo liền gót hắn. 
Phong quay lại gọi thằng Biên là tên đầy tớ "tâm phúc", anh sai đi gọi người Thổ lúc nãy, hỏi nó mấy câu rồi cũng xuống sau. 
Người Thổ ra đến ngoài, trỏ chiếc xe hơi nhỏ bên đường: 
- Xin mời ông lên xe tôi.
Bình nghi ngờ: 
- Xe của ông sao? 
- Vâng. Nhưng hiện giờ tôi bối rối quá. Nếu ông hay ông Lê Phong cầm lái được...
Bình nhanh nhẩu: 
- Để tôi cầm lái cho. 
Anh vừa chực mở cửa xe thì người Thổ, xuất kỳ bất ý, vặn ngoặt cánh tay anh lại, đấm một nắm tay dữ dội dưới gáy, và nhảy tót lên chỗ ngồi. Bình lấy lại được thăng bằng hết sức víu lấy không cho hắn mở máy, và gọi rối rít: 
- Lê Phong ! Lê Phong ! 
Người Thổ tống thêm cho Bình một quả dưới cằm, thì vừa lúc Phong xông đến . Nhưng Phong vội kêu lên một tiếng, lùi lại giữ lấy một bên mắt. Người Thổ vừa ném mẩu thuốc lá cháy dở mà hắn vẫn ngậm ở miệng vào trúng con mắt của anh. 
Bình loạng choạng cố đứng dậy được thì chiếc xe hơi đã chạy xa, và rẽ về đường tay phải.
Phong tay vẫn úp trên mặt hỏi thăm: 

- Văn Bình không việc gì chứ? 
- Chỉ trẹo hàm. Còn anh? 
- Chỉ suýt mù. Nó trả lại tôi điếu thuốc lá tôi mời lúc nãy.
Anh lấy khăn chấm mắt, chớp đi chớp lại rồi cười: 
- Võ thượng du đấy! Tôi chỉ tiếc ra chậm một chút, không thì...
Bình vừa sửa lại áo, vừa trách Phong: 
- Đấy, anh còn bênh nó nữa đi. Cũng may là nó không có khí giới đấy. 
Phong vẫn cười, có vẻ thấy việc vừa rồi khôi hài hơn là nghiêm trọng. Anh vẫy hai cái xe ở cuối phố đến rồi bảo Bình:
- Đi. 
- Đi đâu? 
- Đến Hàng Trống? 
- Sao lại đến Hàng Trống? 
- Đến kiện một tên Thổ và nhờ cảnh sát đánh tê-lê-phôn đi các ngả. Đánh tê-lê- phôn lấy lệ chứ không chắc đã có ích. Rồi sau ta đến Richaud. 
- Nhưng anh có nhận được số xe nó không? 
- A . X . 332. Nhưng chưa chắc đã có ích. 
- Sao vậy? 
- Nó không để cho ai bắt được trước bảy hôm nữa.
 - Sao vậy? 
- Vì... số định như vậy. Bảy hôm nữa là chậm, tôi sẽ bắt được nó để báo thù cho cái quai hàm lệch lạc của anh và con mắt suýt mù của tôi. 
- Lúc này mà anh còn nói đùa. 
- Kìa, ai nói đùa. Bảy hôm nữa, tôi sẽ tóm cổ người bạn lạ lùng của chúng ta.

Hết chương 3
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close