Thứ Sáu, 1 tháng 1, 1971

Văn học Việt Nam : Buổi chiều xám

Thông tin truyện

Buổi chiều xám Năm xuất bản : đang cập nhật
Tác giả : Nguyên Hồng
Quốc gia : Việt Nam Thể loại : Văn học Việt Nam Số chương : 1  Người đăng : Hồ Vũ Tuấn Anh
Đọc truyện

Serve 1

Xan bỏ hẳn kính ra, cất vào túi áo, rồi ngước mắt trông. Xan hơi bàng hoàng vì sự hiện diện đột ngột này.  Trên đầu Xan, mây chì càng thấp xuống, và chung quanh Xan, cảnh vật càng thẫm lại. Gió thổi mạnh hơn. Bụi đường cùng lá cây cuộn lên thành tưng đám dày, chạy rào rào và quằn quại như những chim chóc chạy trốn trước cơn bão. Cái lạnh càng thấy rõ nữa trong cảm giác Xan. Xan rít tiếng khe khẽ:  - Không biết còn rét đến bao giờ hở?  Câu hỏi này làm Xan cúi mặt xuống, không dám nhìn ra xa và nhìn kỹ chung quanh nữa. Từ những thân thể trần truồng, co quắp, những cái dáng đi lẩy bẩy mờ mờ, và những cặp mắt ngơ ngác của những đám người nhan nhản ở hai bên đường và các xó hè, đến những cây cối, nhà cửa và thời may đều âm âm hỏi theo Xan: "Đến bao giờ nữa hở? Đên bao giờ nữa hở?" Cái không khí u uất về chiều này! Cái cảnh tượng nhợt nhạt của chiến tranh này! Cái hoang mang của sự sống qua những đói rét, tàn phá và chết này!  Nghĩ tới đấy, thót cái, tim Xam như bị kẹp mạnh bởi một cái kìm, và ngực San như bị ai đứng dậm lên.  Lại như có từng núi gạo đương đốt cháy ngùn ngùn ở trước mặt Xan. Lại như có từng đống xác chết vây bọc lấy Xan trong đó có cả cha mẹ, anh em, vợ con, và bao nhiêu người quen biết của Xan, mấy tháng trước đây còn vạm vỡ, nhanh nhẹn không thể tưởng tượng được. Và không !... không !... có cả Xan nữa.  Xan giờ đây ở nhà in, nay vẫn còn khét mùi dầu, mắt vẫn còn những trang giấy dập thử lấp loáng dưới ánh đèn điện và trong đầu vẫn còn âm ỉ những tiếng máy. Xan, một kẻ trong cái hạng người cũng chỉ có hai bàn tay làm việc mà tiền lương chưa cuối tháng đã hết, gạo trữ không, ruộng cày cấy thì thật hoàn toàn không bao giờ biết đến. Ình... Ình... Ình... Sầm...  Một cái "cam nhông" lao qua mặt Xan và rồi dừng lại trước một máy nước. Không bóp còi và phóng bừa cho tới cả lúc rẽ vào đám đông, cái xe quái gở nọ chi tí nữa là hất tung Xan đi hoặc đè nát Xan.  Ngã dúi vào một cột đèn, Xan, khi đứng lên, không phủi quần áo vội mà chỉ trừng mặt nhìn. Sự căm tức lại chẹn lấy cổ Xan. Đó là cái xe của quân đội Nhật lù lù như một coi voi, bụi bậm bám đầy, với mấy chục lính lố nhố, súng dựng ở trước ngực, tay cầm rung rung như sắp vung lên bắn vào người ta.  Sau một câu chửi hổn hển, Xan đã toan đi, nhưng thấy mấy tên lính phốc xuống đất, sấn vào đẩy dúi những người chực nước mà tranh lấy cái vòi, thì Xan nảy ra một ý nghĩ bèn thôi. Xan muốn, với tất cả đau xót trong lòng, chứng kiến một lần nữa sự dã man mà đồng bào Xan phải chịu, để xem nó còn tới mức nào trên những kiếp người hiền lành nhẫn nhục này. Ê ê ê... hô hô hô... Những tiếng doạ nạt, xua đuổi và cười đùa càng làm cho không khí đặc sệt lại. Chỗ này là một cái chợ chuyên họp về chiều, cả các thứ hàng ế với các người làm ăn đầu tắt mặt tối. Bị cái xe cam nhông chắn gần hết lối đi, xe cộ, gồng gánh ứ lại, chen chúc nhau ầm ĩ. Trong khi ấy, những kẻ chực nước và rửa ráy đun nấu hễ được dịp ghé vào vòi nước là lại xô đẩy nhau, thùng xích loảng xoảng, chửi bới lộn bậy. Bọn lính phần bị vướng, phần tinh nghịch, lại đẩy lại đạp, lại giơ thùng vung lên để cùng cười ran trước những trẻ con vỗ tay, reo hò...  Xan tưởng đầu óc đến nứt mất. Xan càng rừng rực cả tâm trí. Chói vào tai Xan, ở những xe đằng đầu đường kia, lại luôn luôn có những toán lính ngồi lên, nhảy xuống, dậm thình thịch và cười hát hô hô. Cuối cùng, chúng thúc cái nắp mui xe lên. Thế là mấy tên lính nữa lại ùa xuống. Nhưng trút được mấy tên lính xuống xe thì sự đùa nghịch đã bớt. Hơn chục tên lính còn ở trên xe lại dựng súng lăm lăm trong tay.  Xan bỗng ngạc nhiên vì nhận ra một tên lính hình thù rất lạ trong số lính im lặng ấy.  Hắn - Không ! một thứ người ở một rừng núi nào bên Triều Tiên, Trung Quốc hay ở một xứ nào khác thì mới phải, chứ người Nhật sao lại thế. Hắn cũng lùn, nhưng đó là một thứ lùn dày và bè ra của một thân thể to chắc. Cái mũ hắn đội chỉ vừa dính có chỏm đầu, mà đầu thì tóc xoăn tít mọc trùm cả gáy! Mặt hắn chỉ để nhận thấy có hai con mắt, hai con mắt quăm quắm dưới đám lông mày lấm tấm bạc, hai con mắt rất sáng, rất tợn nhưng không làm người ta sợ, còn thì chỉ thấy râu ria xồm xoàm.  Một con khỉ độc!  "Con khỉ độc" này lại mặc cái quần thùng thình như cái váy, thắt lưng da trễ ra để hở cái rốn và lông bụng. Nó không lồng xuống đám đông để phá phách mà đứng ngây ra nhìn.   Trời tối gần hết. Chỉ còn một khoảng bằng cái hang nhỏ đỏ bầm ở góc phía tây. Dưới cái ánh sáng thoi thóp này, một ngọn núi tím đục cố ngoi lên giữa lớp sương nhờ nhờ như khói. Bao nhiêu ngọn cây và nóc nhà về phía tây cũng đều như có khói quấn quít. Và từ cái biển khói ấy, tiếng chim gọi nhau, tiếng lá xao động, tiếng gió vi vu thoang thoảng đưa lại hoá thành một thứ tiếng xào xạc heo hút vô cùng.  Cặp mắt nhìn quằm quặm của "con khỉ độc" bỗng chớp chớp.  Gian hàng tạp hóa ngay chỗ ô tô đã bật đèn. Từ cái cửa sáng trưng đi ra, một người đàn bà bế một đứa nhỏ cuống quít chỉ trỏ:  - Kìa mợ đã về!... Em nín đi... chóng ngoan... Mợ về kìa.  Đứa bé càng giãy đạp. Nó đòi bế hẳn ra hè để được thấy hẳn nếu thật mợ nó về. Người đàn bà bế nó phải chiều theo. Y càng ríu rít nựng nịu nó, vỗ về nó. Cảnh nhộn nhịp và những tiếng ồn ào dần dần quyến rũ đứa bé. Nó không những nín hẳn, lại còn cười khanh khách và sà xuống nô với con chị, thậm chí đưa tay vẫy vẫy đùa cợt. Người đàn bà bế nó mấy lần phải nhào theo đà đứa bé mà y bế có vẻ nặng lắm. Không phải vì trời rét nó quấn chăn bông và mặc nhiều áo nên nó làm người đàn bà khó bế. Da dẻ hồng hào, mắt sáng và xếch, môi tươi, cổ tay như bột nặn, đầu đội mũ len hồng bịt kín tai, kiểu mũ tàu bay, đứa bé tự nói rằng, nó là một thằng cu khoẻ mạnh lắm. Người đàn bà mỗi khi nâng nó lên hay xốc lại nó thì cả người đều chuyển động. Hai bắp tay béo mẫn của y gân lên, ngực y rung rung nổi căng, mặt y đỏ bừng.  Xan chợt giật mình. "Con khỉ độc" bỗng quẳng súng lên mặt hòm nước, nhảy bịch xuống đất, xổ đến người đàn bà, hai cánh tay lông lá đưa ra như sắp ôm lấy.  Người đàn bà rú lên, quay ngoắt đi.  Khủng khiếp vì cái hình thù quái đản ấy, đứa bé cũng choé lên một tiếng rồi nhắm mắt lại, gục mặt xuống vai người bế.  Chết rồi. Khốn nạn!... Khốn nạn!  Xan mím môi lại, quắc mắt lên, chờ một cảnh đùa nghịch dâm đãng sắp xảy ra giữa người vú em béo trẻ và "con khỉ độc", mà kẻ sợ đến mất trí là một đứa trẻ ngây thơ đương cười nô hồn nhiên.  Khốn nạn! Khốn nạn!...  Sự khốn nạn đã đến cùng tột rồi! Đi bắn giết người, đi cướp đất nước, đi bóc lột của cải, vơ vét thóc gạo trong khi mùa màng mất và sự đói kém tàn hại hàng triệu sinh linh chưa đủ hay sao lại còn hãm hiếp đàn bà một cách công nhiên nữa. A! Đồng bào xem! hơn hai mươi triệu linh hồn máu mủ với Xan còn phải đợi những điều kiện nào mới vùng dậy, đập tan những thống khổ? Nhưng không! Không phải Xan loá mắt. "Con khỉ độc" đã đến sát người vú em rồi, mà cánh tay lông lá của hắn vẫn còn giơ ra chực ôm lấy. Đã thế, thấy người vú em luống cuống, chực chạy trốn vào nhà thì hắn lùi lại. Hắn khép bớt một cánh tay, và hắn vừa gật đầu vừa cười rất tươi bằng hai con mắt sáng nhấp nháy:  - Ê ê ê... tý ty ty... tý ty ty...  Lần này, vừa nói, hắn vừa tiến sát lại người vú. Một tay hắn níu lấy cánh tay bế em của người vú, một tay hắn vẫy vẫy đứa bé mà hắn ghé hẳn mặt nó vào mặt hắn, vừa nháy nháy mắt, vừa gật đầu, khẩn khoản ra hiệu với đứa bé đừng sợ gì nữa, hãy theo hắn bế ẵm.  Trẻ con và người lớn đã đổ xô đến. Tất cả đều bấm nhau chỉ trỏ "con khỉ độc". Không để người vú trao đứa bé cho mình, "con khỉ độc" ôm giằng lấy nó mà ấp vào người. Hắn vỗ về nó, cười khà khà, rồi xốc cao nó lên trên mặt mình nhăn nhó gật đầu, nháy mắt. Thế rồi, sau khi bàn chân bé xíu đi bít tất hồng nhảy nhảy trên cái mặt xồm xoàm nọ thì những tiếng cười nức nở rức lên. "Con khỉ độc" lại rít miệng vào trán, vào má đứa bé. Cái tã bông cài kim băng bị tuột. Hai bắp đùi mập mạp của đứa bé lồ lộ tất cả lần da thịt mơn mởn. "Con khỉ độc" liền ngoạm lấy, nhay nhay, suốt từ háng xuống gót, lại từ gót lên háng, sau đó thì rúc vào cái dái quả ớt của đứa bé mà hít lấy hít để.  Như có một ánh sáng khác, một bầu trời khác mở ra trước mắt Xan. Một buổi chiều ở đảo Phù Tang xa nước Xan kia. Ngọn núi Phú Sĩ phơi lơ lửng vừng trán trắng xoá giữa những sương lung linh cuồn cuộn nở. Hoa hạnh đào phơi phới ngợp trời. Một người cha đi làm về từ một xưởng máy mịt mù than bụi hay ở, ở một cánh đồng đất nâu xới, mịn tơi như bột. Quần áo hãy còn nhớp nháp, tay vẫn còn đen thui, y đã ôm chầm lấy con bé trong tay vợ đứng đón ở trước cửa cái nhà gỗ nhỏ. Y cũng đã hôn hít, cũng đã trao tất cả tình thương yêu và lòng hy vọng đời mình vào da thịt của con, cái giọt máu của y xẻ ra...  Ba năm, năm năm, mười năm rồi! Hay lâu hơn nữa cũng nên, cái buổi chiều ấy mới trở lại. Mà biết đâu, biết đâu nó lại sẽ không mất hẳn với một con người đã bị chiến tranh lôi đi, không còn biết tới đâu, không còn biết đến bao giờ, mà cả dân tộc của bọn đi xâm chiếm và dân tộc bị xâm chiếm, đều ê chề, tàn hại.  Xan lạnh tê cả người.  Xan thôi không nhìn người lính nọ, đưa mắt trông lên tốp lính đứng trên xe. Nét hung bạo trên những con mắt một mí và những gương mặt lầm lầm kia không còn nữa, chỉ còn là những bộ mặt phờ phạc, ngây độn dưới ánh chiều hấp hối đã gần lẫn hẳn với bóng tối. Quần áo mầu nước dưa đen xỉn lại, vá víu, xốc xếch, nó cũng bẩn thỉu tồi tàn chỉ kém một tí những quần áo rách rưới của những người chung quanh. Sự thiếu thốn khổ sở đã kêu lên cả ở những con người này với những tiếng kêu bị bóp một cách chặt chẽ hơn, quyết liệt hơn, mà nếu kẻ kêu để bọn cầm đầu hay bên ngoài nghe thấy thì cái chết đến ngay lập tức.  Trong giây phút, Xan tưởng đến bao cảnh choáng lộng đã diễn ra, làm bao kẻ phải nghẹn ngào khao khát. Những dãy ôtô bóng lộn, những cờ bay phấp phới, những vàng ngọc chói ngời, và những toà nhà sực nức hương hoa của những ngày đại hội, của những dạ tiệc. Tiếng hát, tiếng đàn, tiếng kèn... âm nhạc lúc tưng bừng, lúc lả lướt, lúc loạn xạ, mê tơi đã cất lên, át những tiếng rên âm u của đói và chết. Cảnh hoan lạc đã được cực điểm trang hoàng để làm quên một cuộc chiến tranh bẩn thỉu, quên rằng ngoài mặt trận kia khói và lửa đang ngút trời, từng lớp, từng lớp những người bỗng thành bia thịt, những máy bắn, chém người không tiếc tay, giày xéo lên xác chết để làm giầu cho một lũ lái súng, khát vàng và máu. Cách buổi chiều ấy không đầy hai tuần, Xan đương coi máy chạy thì nghe được một chuyện sau đây: "Một đêm kia ở một ga nhỏ trong một hàng cao lâu đã đóng cửa, có một viên võ quan Nhật còn rất trẻ và người lính già vào gọi cà phê. Cả hai uống xong rồi, vẫn ngồi thừ trên bàn, chẳng ai nói với ai một lời. Chợt người lính già choàng dậy. Y móc ở trong túi áo ra một bức thư, một tấm hình và một con búp bê nhỏ. Y đặt tất cả lên bàn, mếu máo nhìn, rồi khóc nức nở. Xem bức thư, ngắm tấm hình và mân mê thứ đồ chơi của trẻ nọ, viên quan cũng nước mắt đầm đìa và cũng gục mặt xuống bàn mà nức nở.  Đoàng... đoàng... hai tiếng súng vang lên.  Mọi người đều kinh hoàng. Người lính rút súng lục của viên quan ra lúc nào không biết ghé vào thái dương mình bóp cò. Viên quan nhanh mắt, giằng được súng. Người lính già liền tuột vội lưỡi lê, chạy vụt ra chỗ khác mà tự rạch nát cổ và xỉa be bét vào ngực mình. Lính đóng ở gần đấy đổ đến, thì sau một phát đạn suốt qua thái dương với khẩu súng của chính mình, viên quan trẻ tự bắn, chết gục xuống bên cái thây sũng máu của người lính già tuỳ tùng". Như có một mũi kim chỏi vào tâm trí Xan. Máy đương rầm rầm dưới tay Xan mà Xan cũng thần mặt ra nhìn. Cái hình thù đầy bè bè và cái bộ mặt râu ria xồm xoàm, mắt quăm quắm của tên lính mà Xan gặp buổi chiều hôm nọ đã tưởng quên đi, giờ lại hiện ra trước mắt Xan. Xan lại thấy hai cánh tay lông lá thú vật ấy giơ ra đón đứa bé bụ bẫm, và cả cái mũi, cái miệng râu ria che kín của hắn cứ rít vào tay, vào trán, vào má, vào đùi, nhất là vào háng, vào dái đứa bé. Xan lại tưởng đến một buổi chiểu xa xôi, gần mờ mịt kia, mà "con khỉ độc" ấy, một người cha cũng như Xan, đã ôm ấp, hôn hít lần cuối cùng rồi dứt ruột ra đi. Nước mắt Xan không vỡ ra nhưng một cảm giác đau xé ran lên khắp trí tưởng Xan. Xan thở hổn hển và vội nhăn mặt lại vì một câu hỏi:  Người lính Nhật già kia có phải là "con khỉ độc" không?...  Hay cả "con khỉ độc" ấy cũng chết rồi.  Chết vì buồn nhớ, chán nản và đau khổ.
Hết
Hết - Xem truyện : Cái chết của con Mực

Serve 1

Trên đầu Xan, mây chì càng thấp xuống, và chung quanh Xan, cảnh vật càng thẫm lại. Gió thổi mạnh hơn. Bụi đường cùng lá cây cuộn lên thành tưng đám dày, chạy rào rào và quằn quại như những chim chóc chạy trốn trước cơn bão.
Cái lạnh càng thấy rõ nữa trong cảm giác Xan. Xan rít tiếng khe khẽ: 

- Không biết còn rét đến bao giờ hở? 
Câu hỏi này làm Xan cúi mặt xuống, không dám nhìn ra xa và nhìn kỹ chung quanh nữa. Từ những thân thể trần truồng, co quắp, những cái dáng đi lẩy bẩy mờ mờ, và những cặp mắt ngơ ngác của những đám người nhan nhản ở hai bên đường và các xó hè, đến những cây cối, nhà cửa và thời may đều âm âm hỏi theo Xan:
"Đến bao giờ nữa hở? Đên bao giờ nữa hở?"

Cái không khí u uất về chiều này! Cái cảnh tượng nhợt nhạt của chiến tranh này! Cái hoang mang của sự sống qua những đói rét, tàn phá và chết này! 

Nghĩ tới đấy, thót cái, tim Xam như bị kẹp mạnh bởi một cái kìm, và ngực San như bị ai đứng dậm lên. 
Lại như có từng núi gạo đương đốt cháy ngùn ngùn ở trước mặt Xan. Lại như có từng đống xác chết vây bọc lấy Xan trong đó có cả cha mẹ, anh em, vợ con, và bao nhiêu người quen biết của Xan, mấy tháng trước đây còn vạm vỡ, nhanh nhẹn không thể tưởng tượng được.
Và không !... không !... có cả Xan nữa. 

Xan giờ đây ở nhà in, nay vẫn còn khét mùi dầu, mắt vẫn còn những trang giấy dập thử lấp loáng dưới ánh đèn điện và trong đầu vẫn còn âm ỉ những tiếng máy. Xan, một kẻ trong cái hạng người cũng chỉ có hai bàn tay làm việc mà tiền lương chưa cuối tháng đã hết, gạo trữ không, ruộng cày cấy thì thật hoàn toàn không bao giờ biết đến.

Ình... Ình... Ình... Sầm... 

Một cái "cam nhông" lao qua mặt Xan và rồi dừng lại trước một máy nước. Không bóp còi và phóng bừa cho tới cả lúc rẽ vào đám đông, cái xe quái gở nọ chi tí nữa là hất tung Xan đi hoặc đè nát Xan. 
Ngã dúi vào một cột đèn, Xan, khi đứng lên, không phủi quần áo vội mà chỉ trừng mặt nhìn. Sự căm tức lại chẹn lấy cổ Xan.
Đó là cái xe của quân đội Nhật lù lù như một coi voi, bụi bậm bám đầy, với mấy chục lính lố nhố, súng dựng ở trước ngực, tay cầm rung rung như sắp vung lên bắn vào người ta. 
Sau một câu chửi hổn hển, Xan đã toan đi, nhưng thấy mấy tên lính phốc xuống đất, sấn vào đẩy dúi những người chực nước mà tranh lấy cái vòi, thì Xan nảy ra một ý nghĩ bèn thôi. Xan muốn, với tất cả đau xót trong lòng, chứng kiến một lần nữa sự dã man mà đồng bào Xan phải chịu, để xem nó còn tới mức nào trên những kiếp người hiền lành nhẫn nhục này.

Ê ê ê... hô hô hô...
Những tiếng doạ nạt, xua đuổi và cười đùa càng làm cho không khí đặc sệt lại. Chỗ này là một cái chợ chuyên họp về chiều, cả các thứ hàng ế với các người làm ăn đầu tắt mặt tối. Bị cái xe cam nhông chắn gần hết lối đi, xe cộ, gồng gánh ứ lại, chen chúc nhau ầm ĩ. Trong khi ấy, những kẻ chực nước và rửa ráy đun nấu hễ được dịp ghé vào vòi nước là lại xô đẩy nhau, thùng xích loảng xoảng, chửi bới lộn bậy. Bọn lính phần bị vướng, phần tinh nghịch, lại đẩy lại đạp, lại giơ thùng vung lên để cùng cười ran trước những trẻ con vỗ tay, reo hò... 

Xan tưởng đầu óc đến nứt mất.
Xan càng rừng rực cả tâm trí.

Chói vào tai Xan, ở những xe đằng đầu đường kia, lại luôn luôn có những toán lính ngồi lên, nhảy xuống, dậm thình thịch và cười hát hô hô. Cuối cùng, chúng thúc cái nắp mui xe lên. Thế là mấy tên lính nữa lại ùa xuống. Nhưng trút được mấy tên lính xuống xe thì sự đùa nghịch đã bớt. Hơn chục tên lính còn ở trên xe lại dựng súng lăm lăm trong tay. 
Xan bỗng ngạc nhiên vì nhận ra một tên lính hình thù rất lạ trong số lính im lặng ấy. 
Hắn - Không ! một thứ người ở một rừng núi nào bên Triều Tiên, Trung Quốc hay ở một xứ nào khác thì mới phải, chứ người Nhật sao lại thế. Hắn cũng lùn, nhưng đó là một thứ lùn dày và bè ra của một thân thể to chắc. Cái mũ hắn đội chỉ vừa dính có chỏm đầu, mà đầu thì tóc xoăn tít mọc trùm cả gáy! Mặt hắn chỉ để nhận thấy có hai con mắt, hai con mắt quăm quắm dưới đám lông mày lấm tấm bạc, hai con mắt rất sáng, rất tợn nhưng không làm người ta sợ, còn thì chỉ thấy râu ria xồm xoàm. 
Một con khỉ độc! 
"Con khỉ độc" này lại mặc cái quần thùng thình như cái váy, thắt lưng da trễ ra để hở cái rốn và lông bụng. Nó không lồng xuống đám đông để phá phách mà đứng ngây ra nhìn.

 
Trời tối gần hết. Chỉ còn một khoảng bằng cái hang nhỏ đỏ bầm ở góc phía tây. Dưới cái ánh sáng thoi thóp này, một ngọn núi tím đục cố ngoi lên giữa lớp sương nhờ nhờ như khói. Bao nhiêu ngọn cây và nóc nhà về phía tây cũng đều như có khói quấn quít. Và từ cái biển khói ấy, tiếng chim gọi nhau, tiếng lá xao động, tiếng gió vi vu thoang thoảng đưa lại hoá thành một thứ tiếng xào xạc heo hút vô cùng. 
Cặp mắt nhìn quằm quặm của "con khỉ độc" bỗng chớp chớp. 
Gian hàng tạp hóa ngay chỗ ô tô đã bật đèn. Từ cái cửa sáng trưng đi ra, một người đàn bà bế một đứa nhỏ cuống quít chỉ trỏ: 
- Kìa mợ đã về!... Em nín đi... chóng ngoan... Mợ về kìa. 
Đứa bé càng giãy đạp. Nó đòi bế hẳn ra hè để được thấy hẳn nếu thật mợ nó về. Người đàn bà bế nó phải chiều theo. Y càng ríu rít nựng nịu nó, vỗ về nó. Cảnh nhộn nhịp và những tiếng ồn ào dần dần quyến rũ đứa bé. Nó không những nín hẳn, lại còn cười khanh khách và sà xuống nô với con chị, thậm chí đưa tay vẫy vẫy đùa cợt. Người đàn bà bế nó mấy lần phải nhào theo đà đứa bé mà y bế có vẻ nặng lắm.
Không phải vì trời rét nó quấn chăn bông và mặc nhiều áo nên nó làm người đàn bà khó bế. Da dẻ hồng hào, mắt sáng và xếch, môi tươi, cổ tay như bột nặn, đầu đội mũ len hồng bịt kín tai, kiểu mũ tàu bay, đứa bé tự nói rằng, nó là một thằng cu khoẻ mạnh lắm. Người đàn bà mỗi khi nâng nó lên hay xốc lại nó thì cả người đều chuyển động. Hai bắp tay béo mẫn của y gân lên, ngực y rung rung nổi căng, mặt y đỏ bừng. 

Xan chợt giật mình.
"Con khỉ độc" bỗng quẳng súng lên mặt hòm nước, nhảy bịch xuống đất, xổ đến người đàn bà, hai cánh tay lông lá đưa ra như sắp ôm lấy. 

Người đàn bà rú lên, quay ngoắt đi. 
Khủng khiếp vì cái hình thù quái đản ấy, đứa bé cũng choé lên một tiếng rồi nhắm mắt lại, gục mặt xuống vai người bế. 
Chết rồi. Khốn nạn!... Khốn nạn! 

Xan mím môi lại, quắc mắt lên, chờ một cảnh đùa nghịch dâm đãng sắp xảy ra giữa người vú em béo trẻ và "con khỉ độc", mà kẻ sợ đến mất trí là một đứa trẻ ngây thơ đương cười nô hồn nhiên. 
Khốn nạn! Khốn nạn!... 

Sự khốn nạn đã đến cùng tột rồi! Đi bắn giết người, đi cướp đất nước, đi bóc lột của cải, vơ vét thóc gạo trong khi mùa màng mất và sự đói kém tàn hại hàng triệu sinh linh chưa đủ hay sao lại còn hãm hiếp đàn bà một cách công nhiên nữa. A! Đồng bào xem! hơn hai mươi triệu linh hồn máu mủ với Xan còn phải đợi những điều kiện nào mới vùng dậy, đập tan những thống khổ?
Nhưng không! Không phải Xan loá mắt.
"Con khỉ độc" đã đến sát người vú em rồi, mà cánh tay lông lá của hắn vẫn còn giơ ra chực ôm lấy. Đã thế, thấy người vú em luống cuống, chực chạy trốn vào nhà thì hắn lùi lại. Hắn khép bớt một cánh tay, và hắn vừa gật đầu vừa cười rất tươi bằng hai con mắt sáng nhấp nháy: 
- Ê ê ê... tý ty ty... tý ty ty... 
Lần này, vừa nói, hắn vừa tiến sát lại người vú. Một tay hắn níu lấy cánh tay bế em của người vú, một tay hắn vẫy vẫy đứa bé mà hắn ghé hẳn mặt nó vào mặt hắn, vừa nháy nháy mắt, vừa gật đầu, khẩn khoản ra hiệu với đứa bé đừng sợ gì nữa, hãy theo hắn bế ẵm. 
Trẻ con và người lớn đã đổ xô đến. Tất cả đều bấm nhau chỉ trỏ "con khỉ độc".
Không để người vú trao đứa bé cho mình, "con khỉ độc" ôm giằng lấy nó mà ấp vào người. Hắn vỗ về nó, cười khà khà, rồi xốc cao nó lên trên mặt mình nhăn nhó gật đầu, nháy mắt. Thế rồi, sau khi bàn chân bé xíu đi bít tất hồng nhảy nhảy trên cái mặt xồm xoàm nọ thì những tiếng cười nức nở rức lên. "Con khỉ độc" lại rít miệng vào trán, vào má đứa bé. Cái tã bông cài kim băng bị tuột. Hai bắp đùi mập mạp của đứa bé lồ lộ tất cả lần da thịt mơn mởn. "Con khỉ độc" liền ngoạm lấy, nhay nhay, suốt từ háng xuống gót, lại từ gót lên háng, sau đó thì rúc vào cái dái quả ớt của đứa bé mà hít lấy hít để. 
Như có một ánh sáng khác, một bầu trời khác mở ra trước mắt Xan. Một buổi chiều ở đảo Phù Tang xa nước Xan kia. Ngọn núi Phú Sĩ phơi lơ lửng vừng trán trắng xoá giữa những sương lung linh cuồn cuộn nở. Hoa hạnh đào phơi phới ngợp trời. Một người cha đi làm về từ một xưởng máy mịt mù than bụi hay ở, ở một cánh đồng đất nâu xới, mịn tơi như bột. Quần áo hãy còn nhớp nháp, tay vẫn còn đen thui, y đã ôm chầm lấy con bé trong tay vợ đứng đón ở trước cửa cái nhà gỗ nhỏ. Y cũng đã hôn hít, cũng đã trao tất cả tình thương yêu và lòng hy vọng đời mình vào da thịt của con, cái giọt máu của y xẻ ra... 

Ba năm, năm năm, mười năm rồi! Hay lâu hơn nữa cũng nên, cái buổi chiều ấy mới trở lại. Mà biết đâu, biết đâu nó lại sẽ không mất hẳn với một con người đã bị chiến tranh lôi đi, không còn biết tới đâu, không còn biết đến bao giờ, mà cả dân tộc của bọn đi xâm chiếm và dân tộc bị xâm chiếm, đều ê chề, tàn hại. 
Xan lạnh tê cả người. 

Xan thôi không nhìn người lính nọ, đưa mắt trông lên tốp lính đứng trên xe. Nét hung bạo trên những con mắt một mí và những gương mặt lầm lầm kia không còn nữa, chỉ còn là những bộ mặt phờ phạc, ngây độn dưới ánh chiều hấp hối đã gần lẫn hẳn với bóng tối. Quần áo mầu nước dưa đen xỉn lại, vá víu, xốc xếch, nó cũng bẩn thỉu tồi tàn chỉ kém một tí những quần áo rách rưới của những người chung quanh. Sự thiếu thốn khổ sở đã kêu lên cả ở những con người này với những tiếng kêu bị bóp một cách chặt chẽ hơn, quyết liệt hơn, mà nếu kẻ kêu để bọn cầm đầu hay bên ngoài nghe thấy thì cái chết đến ngay lập tức. 
Trong giây phút, Xan tưởng đến bao cảnh choáng lộng đã diễn ra, làm bao kẻ phải nghẹn ngào khao khát. Những dãy ôtô bóng lộn, những cờ bay phấp phới, những vàng ngọc chói ngời, và những toà nhà sực nức hương hoa của những ngày đại hội, của những dạ tiệc. Tiếng hát, tiếng đàn, tiếng kèn... âm nhạc lúc tưng bừng, lúc lả lướt, lúc loạn xạ, mê tơi đã cất lên, át những tiếng rên âm u của đói và chết. Cảnh hoan lạc đã được cực điểm trang hoàng để làm quên một cuộc chiến tranh bẩn thỉu, quên rằng ngoài mặt trận kia khói và lửa đang ngút trời, từng lớp, từng lớp những người bỗng thành bia thịt, những máy bắn, chém người không tiếc tay, giày xéo lên xác chết để làm giầu cho một lũ lái súng, khát vàng và máu.


Cách buổi chiều ấy không đầy hai tuần, Xan đương coi máy chạy thì nghe được một chuyện sau đây:

"Một đêm kia ở một ga nhỏ trong một hàng cao lâu đã đóng cửa, có một viên võ quan Nhật còn rất trẻ và người lính già vào gọi cà phê. Cả hai uống xong rồi, vẫn ngồi thừ trên bàn, chẳng ai nói với ai một lời. Chợt người lính già choàng dậy. Y móc ở trong túi áo ra một bức thư, một tấm hình và một con búp bê nhỏ. Y đặt tất cả lên bàn, mếu máo nhìn, rồi khóc nức nở. Xem bức thư, ngắm tấm hình và mân mê thứ đồ chơi của trẻ nọ, viên quan cũng nước mắt đầm đìa và cũng gục mặt xuống bàn mà nức nở. 
Đoàng... đoàng... hai tiếng súng vang lên. 
Mọi người đều kinh hoàng. Người lính rút súng lục của viên quan ra lúc nào không biết ghé vào thái dương mình bóp cò. Viên quan nhanh mắt, giằng được súng. Người lính già liền tuột vội lưỡi lê, chạy vụt ra chỗ khác mà tự rạch nát cổ và xỉa be bét vào ngực mình. Lính đóng ở gần đấy đổ đến, thì sau một phát đạn suốt qua thái dương với khẩu súng của chính mình, viên quan trẻ tự bắn, chết gục xuống bên cái thây sũng máu của người lính già tuỳ tùng".
Như có một mũi kim chỏi vào tâm trí Xan. Máy đương rầm rầm dưới tay Xan mà Xan cũng thần mặt ra nhìn. Cái hình thù đầy bè bè và cái bộ mặt râu ria xồm xoàm, mắt quăm quắm của tên lính mà Xan gặp buổi chiều hôm nọ đã tưởng quên đi, giờ lại hiện ra trước mắt Xan. Xan lại thấy hai cánh tay lông lá thú vật ấy giơ ra đón đứa bé bụ bẫm, và cả cái mũi, cái miệng râu ria che kín của hắn cứ rít vào tay, vào trán, vào má, vào đùi, nhất là vào háng, vào dái đứa bé. Xan lại tưởng đến một buổi chiểu xa xôi, gần mờ mịt kia, mà "con khỉ độc" ấy, một người cha cũng như Xan, đã ôm ấp, hôn hít lần cuối cùng rồi dứt ruột ra đi.
Nước mắt Xan không vỡ ra nhưng một cảm giác đau xé ran lên khắp trí tưởng Xan. Xan thở hổn hển và vội nhăn mặt lại vì một câu hỏi: 

Người lính Nhật già kia có phải là "con khỉ độc" không?... 

Hay cả "con khỉ độc" ấy cũng chết rồi. 
Chết vì buồn nhớ, chán nản và đau khổ.


Hết
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close