Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Văn học nước ngoài : Giã từ vũ khí - Chương 37


Thông tin liên quan

Giã từ vũ khí Tác giả : Ernest Hemingway Thể loại : Truyện kinh dị Nguồn : Truyen.blogspot.com Quốc gia : Mỹ Blog : Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay Người đăng : Hồ Vũ Tuấn Anh Ngày đăng : 21/12/2010


Chương 15
Tôi bơi thuyền trong đêm tối, gió thổi tạt vào mặt. Mưa đã ngừng, chỉ thỉnh thoảng có những hạt nhỏ rơi xuống thôi. Và thỉnh thoảng mới đổ ào xuống một luồng. Trời tối đen, gió thổi mạnh. Tôi nhìn ra Catherine ngồi ở sau lái nhưng không thể nhìn thấy chỗ nước mà mái chèo nhúng xuống. Mái chèo rất dài mà không có mảnh da để giữ cho nó khỏi trượt ra ngoài. Tôi kéo lui cây dầm, đoạn nâng lên rồi ấn cây dầm xuống về phía trước, rồi lại kéo lui, và cứ thế mà cố bơi. Tôi biết tay tôi đã sưng lên và tôi cố trì hoãn giây phút ấy lâu chừng nào hay chừng ấy. Chiếc thuyền nhẹ nhàng trôi xuôi theo dòng nước đen ngòm. Tôi không trông thấy gì cả và mong rằng chúng tôi đến sớm được vùng bên kia của Pallanza. Chúng tôi chưa bao giờ thấy Pallanza. Gió thổi ngang hồ, chúng tôi đi qua Pallanza, vùng này ẩn khuất trong màn đêm nên không thấy ánh đèn nào cả. Nhưng rồi sau đó chúng tôi cũng nhìn thấy vài ngọn đèn xa xa phía trên hồ và sát bờ hồ. Chỗ đó là Intra. Nhưng rất lâu sau đó chúng tôi lại không trông thấy một ánh đèn nào, bờ bến nào ở đâu cả. Chúng tôi bị sóng cản và kiên nhẫn tiến trong bóng đêm. Thỉnh thoảng một con sóng nâng thuyền lên làm chiếc dầm hụt ra khỏi mặt nước. Hồ bị động nhưng điều đó không cản được tôi chèo. Bất thình lình chúng tôi thấy mình ở sát bờ, bên cạnh một khối đá dựng đứng. Sóng vỗ vào đá, bắn nước tung lên rồi rơi xuống. Một tay tôi bơi mạnh, còn chiếc dầm bên trái thì cản nước về phía sau. Chúng tôi lại bơi ra giữa hồ, Hốc đá xa dần tầm mắt và chúng tôi tiếp tục bơi ngược lên phía trên hồ. Tôi bảo Catherine: - Chúng ta đang ở giữa hồ. - Thế mình không thấy Pallanza à? - Mình bị lạc mất rồi. - Anh yêu, anh thấy trong người thế nào? - Anh vẫn khoẻ. - Để em chèo cho một lát. - Không, anh vẫn khoẻ mà. - Tội nghiệp cho chị Ferguson, sáng nay chị ấy sẽ đến khách sạn và mới hay chúng mình đi rồi. - Anh bận tâm hơn đến việc tới được Thụy Sĩ trước lúc mặt trời mọc và để bọn lính đoan có thể trông thấy chúng ta. - Còn xa lắm không? - Còn khoảng ba mươi cây số nữa. Tôi bơi suốt đêm. Cuối cùng tay tôi rã rời khiến tôi khó lòng có thể giữ vững tay chèo. Nhiều lần chúng tôi gần va vào bờ. Tôi giữ cho thuyền đi nương sát vào bờ vì sợ bị lạc hướng và mất thì giờ. Đôi khi chúng tôi ở sát bờ đến nỗi có thể nhận ra hàng cây cùng con đường lớn chạy dài theo bờ hồ với phía sau là những rặng núi. Mưa đã tạnh, gió đã thổi tan mây và mặt trăng hiện ra. Nhìn lại phía sau tôi có thể trông thấy Castagnola hiện ra như một điểm dài tối sẫm, mặt hồ với những lượn sóng trắng xóa và hơn là vầng trăng lơ lửng trên rặng núi cao đầy tuyết phủ. Rồi mây lại che khuất trăng khiến cho không còn nhìn thấy núi, hồ đâu nữa. Nhưng dù sao cũng sáng hơn lúc nãy và chúng tôi có thể nhận ra đâu là bờ. Tôi nhận ra bờ rõ ràng và cho thuyền đi ra xa một chút phòng khi có lính đoan ở dọc theo đường Pallanza chúng cũng không thấy chúng tôi được. Khi vầng trăng lại hiện ra, chúng tôi có thể trông thấy những toà biệt thự trắng trên bờ hồ nằm bên sườn núi cùng với con đường trắng xóa ẩn hiện giữa hàng cây. Tôi vẫn tiếp tục chèo. Mặt hồ rộng ra, bên kia hồ, dưới chân ngọn núi, đây đó có một vài ánh đèn, có lẽ đó là Luino. Tôi thấy có một lỗ hổng giống hình tam giác giữa hai ngọn núi bên kia bờ hồ. Vì thế tôi nghĩ đó là thành phố Luino. Nếu quả vậy thì chúng tôi đã đi đúng hướng. Tôi kéo mái chèo về và ngả lưng xuống chỗ ngồi. Tôi mệt vô cùng, hai cánh tay, vai và lưng tôi mỏi như dần, còn hai bàn tay thì sưng lên. - Em có thể mở dù được – Catherine nói – Có gió này thì có thể giương dù lên thay cánh buồm vậy. - Em giữ lái được không? - Có lẽ được. - Em cầm lấy chiếc dầm này, giữ dầm dưới cánh tay và ép sát vào mạn thuyền để làm lái. Còn anh thì cầm dù. Tôi bước ra sau chỗ lái và chỉ cho nàng cách cầm lái. Tôi cầm lấy chiếc dù to tướng của người thường trực đã đưa cho tôi rồi giương dù lên. Dù bung ra. Tôi nắm hai bên vành chiếc dù rồi ngồi cưỡi đè lên cán, tay dù móc vào ghế. Chiếc thuyền lướt tới. Tôi cố giữ thật chặt hai bên vành dù. Gió đẩy mạnh và chiếc thuyền trôi rất nhanh. - Thuyền lướt kỳ diệu – Catherine nói. Tôi không thấy gì ngoài gọng dù. Dù căng thẳng và bị giật mạnh. Tôi thấy hình như chúng tôi cũng bị kéo đi. Tôi đạp chân và đè người xuống sát cán dù. Bất thình lình cây dù bị lộn lại và một kèo dù đập vào trán tôi. Tôi cố sức chụp lấy chóp dù đang oằn xuống vì gió. Cây dù mới đây là một cánh buồm bọc đầy gió, bây giờ đã rách bươm. Tôi tháo móc dù ra, để dù xuống mũi thuyền và bước ra sau cầm lái chèo thay cho Catherine. Nàng cười như nắc nẻ. Cầm lấy tay tôi nàng vẫn còn cười. - Gì thế]? – tôi vừa hỏi vừa đỡ lấy cây dầm. - Khi anh cầm cây dù như thế, trông buồn cười quá đi mất. - Vậy hả? - Này, anh đừng giận nhé. Trông buồn cười quá đi. Anh trông giống như người có bề ngang độ sáu thước và bấu chặt vào vành dù trông có vẻ trìu mến lắm – Catherine đùa với tôi như thế\/ - Để anh chèo. - Nghỉ một lát và uống tí gì đi đã, anh yêu ạ. Thật là một đêm tuyệt diệu và chúng ta đã đi đúng. - Anh phải giữ cho chiếc thuyền không bị nhồi sóng. - Vậy để em rót rượu cho anh nhé, anh nên nghỉ một tí đi anh yêu. Hai mái dầm tôi giơ lên tạo thành buồm. Catherine mở va ly, nàng trao cho tôi chai rượu mạnh. Tôi dùng con dao bỏ túi mở chai rượu và tu một hơi dài. Thật là dịu và nóng. Tôi cảm thấy ấm áp và vui hẳn lên. “Rượu ngon thật”, tôi nói với Catherine. Trăng lại bị che khuất nhưng tôi vẫn có thể nhìn ra bờ hồ. - Em có thấy khá ấm lên trong người không hả? - Em khoẻ lắm nhưng chỉ hơi bị cóng một tí thôi. - Tát nước trong này ra thì em có thể đặt chân xuống. Tôi lại bơi tiếp và lắng nghe tiếng mái chèo khua nước, tiếng lon tát nước dưới chỗ ngồi phía sau lái. - Em đưa cho anh cái xô tát nước. Anh muốn uống nước. - Thôi bẩn lắm. - Không sao, anh sẽ rửa sạch đi. Tôi nghe Catherine rửa xô tát nước rồi nàng trao cho tôi một xô đầy nước. Uống rượu mạnh xong tôi khát nước vô cùng. Nước lạnh buốt làm tôi ê cả răng. Tôi nhìn vào bờ. Chúng tôi đang tiến dần đến vùng đất đã thấy khi nãy. Trên vịnh trước mặt đã thấy thấp thoáng ánh đèn. - Cám ơn em – tôi trả lại chiếc xô cho nàng. - Sẵn sàng phục vụ anh, nếu anh muốn thêm nữa cũng được. - Em muốn ăn gì không? - Không, lát nữa em mới đói. Phải để dành lương thực đến lúc ấy chứ. - Thế cũng được. Cái điểm sáng khi nãy là một vùng đất dài và cao. Tôi bơi thuyền ra xa bờ để vượt qua dải đất đó. Bây giờ mặt hồ hẹp lại. Trăng lại hiện ra. Nếu có bọn lính tuần thì chắc hẳn chúng sẽ nhìn thấy rõ mồn một chiếc thuyền của chúng tôi trên mặt nước. - Em thấy trong người thế nào hả Cat? - Em thấy khoẻ lắm. Mình đang ở đâu hả anh? - Có lẽ chúng ta chỉ còn độ tám dặm nữa thôi. - Thế cũng còn phải chèo lâu. Tội nghiệp anh yêu. Liệu anh có kiệt sức không? - Không sao đâu. Anh vẫn khoẻ, chỉ có hai bàn tay là hơi đau tí thôi. Chúng tôi tiếp tục chèo ở bên ngoài chỗ hai ngọn núi giao nhau. Đất phẳng phiu đến tận bờ biển thấp. Tôi nghĩ đó có thể là vùng Cannobio. Tôi chú ý dừng lại giữa hồ vì đây là lúc có thể dễ gặp lính biên phòng nhất. Ở trước mặt, phía bờ bên kia là một rặng núi cao đỉnh tròn. Tôi mệt quá, tuy chẳng còn bơi bao xa nữa, nhưng khi đã kiệt sức rồi thì lại thấy quá xa. Tôi biết nếu muốn đến thuỷ phận của Thuỵ Sĩ thì phải đi qua rặng núi này và phải đi ít nhất năm dặm nữa ngược lên hồ. Lúc này thì trăng đã lặn, mây phủ kín bầu trời và bóng đêm dày đặc. Tôi ở cách bờ rất xa, vừa bơi vừa nghỉ và giữ đôi mái chèo khiến gió đập mạnh vào phía dưới. - Đưa em chèo cho một lát – Catherine nói. - Anh nghĩ đó không phải là việc của em. - Anh lập luận sai rồi. Như thế tốt chứ có sao đâu. Em sẽ không bị trệ người. - Anh cho là em nên tránh thì tốt hơn, Cat ạ. - Anh vô lý quá. Bơi thuyền nhịp nhàng, vừa phải, thì có ích cho phụ nữ đang mang thai chứ có gì đâu. - Thật à? Thế thì em chèo một chút…Để anh xuống đó rồi em lên đây nhé. Em bám chặt vào mạn thuyền mà đi lên đây nhé. Tôi ngồi phía sau lái dựng cổ áo lên và ngắm Catherine chèo thuyền. Nàng chèo rất giỏi nhưng chiếc dầm quá dài làm nàng lúng túng. Tôi mở bao lấy hai chiếc sandwich ăn và uống một hớp rượu mạnh. Chẳng bao lâu tôi thấy mọi thứ đỡ u ám và tôi lại uống thêm một hơi nữa. - Khi nào em mệt thì bảo anh nhé – Một lát sau tôi lại bảo – Này, khéo kẻo cây dầm đập vào bụng em đấy nhé. - Nếu thế thì đời mình sẽ dễ tính hơn chứ sao – Catherine nói. Tôi uống thêm một hơi rượu nữa. - Em thấy thế nào? - Được mà. - Khi nào em muốn nghỉ thì bảo anh nhé. - Vâng. Tôi lại tu thêm một hơi nữa. Rồi tôi bám mạn thuyền lần lên chỗ Catherine. - Thôi, đang tốt mà. - Em nên trở lại phía sau lái mà ngồi. Anh nghỉ cũng khá lâu rồi. Nhờ chất rượu, tôi bơi một lúc dễ dàng không nghỉ, rồi tôi lại bắt đầu mỏi mệt và ói ra cả mật xanh vì vừa uống rượu xong lại gắng quá sức. - Cho anh ngụm nước đi em – tôi nói. - Dễ thôi – Catherine đáp. Trước lúc rạng đông, mưa phùn bắt đầu rơi. Gió đã dịu hoặc vì chúng tôi được mấy ngọn núi bao quanh hồ che cản gió. Khi biết trời sắp sáng, tôi vội vã cố bơi. Tôi không biết chúng tôi đang ở đâu và tôi muốn đi vào địa phận Thụy Sĩ. Khi trời bắt đầu sáng, chúng tôi đã gần đến bờ. Tôi nhận ra những tảng đá và cây cối. - Gì thế nhỉ? – Catherine hỏi. Tôi dừng tay chèo và lắng nghe. Có tiếng thuyền máy nổ trên hồ. Tôi cập thuyền vào bờ và im lặng. Tiếng máy gần hơn và chúng tôi thấy qua màn mưa một chiếc thuyền máy ngay sau thuyền chúng tôi. Trên thuyền có bốn người lính tuần tiễu, với chiếc mũ sụp sâu, cổ áo kéo cao lên, và súng lủng lẳng ngang lưng. Trông họ còn có vẻ ngái ngủ vì trời quá sớm. Tôi nhận thấy màu vàng của áo họ. Chiếc thuyền máy vượt chúng tôi rồi khuất dần sau màn mưa. Tôi bơi thuyền ra giữa hồ, nếu chúng tôi đến gần được biên giới như thế thì tôi lại càng không muốn bị lính tuần tiễu kêu hỏi. Tôi giữ một khoảng cách có thể nhìn thấy bờ và cứ thế chèo trong khoảng bốn mươi lăm phút nữa dưới làn mưa. Một lần nữa, chúng tôi lại nghe thấy tiếng chiếc thuyền máy. Tôi dừng lại và chỉ đi tiếp khi tiếng máy xa dần. - Chắc mình đang ở trong địa phận của Thụy Sĩ, Cat ạ. - Thật ư? - Chúng ta chỉ có thể biết sau khi thấy lính Thụy Sĩ. - Hoặc hải quân Thụy Sĩ. - Hải quân Thụy Sĩ không phải chuyện đùa đâu. Chiếc thuyền máy mình nghe thấy lần thứ hai có lẽ là hải quân đấy. - Nếu đến Thụy Sĩ rồi thì hãy dùng điểm tâm đã. Vì ở Thụy Sĩ người ta có món bơ, mứt và bánh mì ngon đặc biệt. Trời đã sáng hẳn và sương mù đang nhẹ rơi. Gió vẫn thổi mạnh trên hồ. Chúng tôi có thể nhìn thấy những ngọn sóng sủi bọt trắng khuất dần phía trên hồ. Tôi chắc là chúng tôi hiện đang ở trong phần đất của Thụy Sĩ. Nhiều nhà cửa ẩn hiện sau rặng cây bên bờ hồ, và xa hơn là một ngôi làng với những căn nhà bằng đá, vài toà biệt thự trên đồi và nhà thờ. Tôi đã cố nhìn lên đường ven bờ để xem có lính tuần không, nhưng chẳng có ai cả. Nhìn theo con đường chạy sát ven hồ, tôi nhìn thấy một anh linh từ trong quán rượu bước ra. Hắn mặc quân phục màu xám xanh và đội mũ sắt giống bọn Đức. Người hắn trông khoẻ mạnh và hai mép râu lún phún. Hắn nhìn về phía chúng tôi. - Vẫy tay cho hắn đi em – tôi bảo Catherine. Nàng vẫy tay. Anh lính mỉm cười bối rối rồi cũng vẫy tay lại. Tôi bơi chầm chậm. Chúng tôi bơi qua trước làng. - Chúng ta đã qua khỏi biên giới nhiều rồi – tôi bảo. - Phải thật chắc chắn anh ạ. Đừng để họ dẫn chúng ta về Ý. - Từ đây trở lại biên giới xa lắm. Theo anh, đây là thành phố thuế quan. Anh chắc đây là Brissago. - Liệu ở đây có người Ý không? Ở các thành phố thuế quan luôn luôn có mặt người của cả hai nước. - Ở vào thời chiến thì không như vậy. Anh tin là họ không để cho dân Ý vượt qua biên giới. Đó là một thành phố nhỏ, dáng dấp tráng lệ. Dọc theo cảng, nhiều ngư thuyền đang trải lưới trên giá. Mưa tháng mười rơi nhẹ nhưng quang cảnh trông có vẻ vui và sạch sẽ dù rằng đang ở dưới cơn mưa. - Anh có muốn lên đây dùng điểm tâm không? - Đồng ý. Tôi bơi mạnh dầm bên trái và đưa thuyền vào sát bờ. Khi đến sát bên, tôi chống thẳng dầm và cho thuyền đậu dài theo bến. Tôi bỏ mái chèo vào khoang thuyền rồi nhảy lên một tảng đá ướt. Tôi đang ở Thụy Sĩ rồi. Tôi buộc thuyền và đưa tay đỡ Catherine. - Lên nhanh đi em, Catherine. Thật tuyệt vời. - Thế còn các va ly? - Cứ để dưới thuyền. Catherine lên bờ. Chúng tôi đangcùng ở Thụy Sĩ. - Xứ sở đẹp tuyệt – nàng khen. - Thế không thanh lịch sao? - Chúng ta đi đi. - Xứ sở không tuyệt à? Anh xúc động khi đặt chân lên mảnh đất này. - Em bị cóng quá nên không cảm thấy rõ. Nhưng em có cảm giác đây là một địa điểm tráng lệ quá. Anh yêu, anh có nhận thấy rằng anh đang ở đây, ở Thụy Sĩ, đã xa cái xứ sở bẩn thỉu ấy không? - Có, anh thấy thế, anh thấy rõ ràng thế. Chính hôm nay, lần đầu tiên, anh mới cảm thấy được một đôi điều. - Anh nhìn mấy ngôi nhà kia. Những ngôi nhà ấy không đẹp à? Kìa, một chỗ ăn điểm tâm. - Cơn mưa cũng thú vị quá em nhỉ? Ở Ý đâu bao giờ mưa như thế này. Ở đây là cơn mưa vui. - Và chúng ta đang ở Thụy Sĩ, anh yêu, anh có nhận thấy thế không? Chúng tôi vào quán cà phê ngồi xuống cạnh một bàn gỗ rất sạch. Chúng tôi điên lên vì vui sướng, lòng cảm thấy lâng lâng. Một bà duyên dáng khoác áo choàng đến hỏi chúng tôi cần gì. - Cho bánh mì tròn, mứt và cà phê – Catherine bảo. - Rất tiếc, từ lúc chiến tranh, chúng tôi không có bánh mì tròn. - Thế thì bánh mì thường cũng được. - Tôi có thể làm bánh mì nướng phết bơ. - Cho tôi thêm trứng rán. - Ông muốn dùng mấy quả ạ? - Ba. - Lấy bốn quả đi anh yêu. - Bốn quả vậy. Bà ta đi khuất. Tôi hôn Catherine và siết chặt tay nàng trong tay tôi. Chúng tôi nhìn nhau và nhìn khắp cả quán ăn. - Anh yêu, có nên thơ không anh? - Phong cảnh ở đây thật là kỳ diệu. - Có bánh mì tròn đặc biệt hay không em không cần – Catherine nói – Suốt đêm em đã nghĩ đến món đó nhưng bây giờ thì em không cần, hoàn toàn không cần. - Anh đặt giả thuyết rằng tí nữa họ sẽ bắt chúng ta. - Anh yêu, đừng bận lòng đến việc ấy. Chúng ta cứ dùng điểm tâm đã. Ăn điểm tâm xong, việc ấy chẳng có gì quan trọng cả. Chúng ta là những kiều dân Anh và Mỹ hợp pháp kia mà. - À, mà em có giấy thông hành chứ? - Dĩ nhiên. Thôi đừng bàn đến việc ấy nữa. Hãy tận hưởng hạnh phúc đi đã. - Anh không thể nào vui được. Một con mèo xám to, đuôi vểnh lên lại gần bàn ăn và cọ mình vào chân tôi vừa gừ gừ khe khẽ. Tôi cúi xuống để vuốt ve nó. Catherine nhìn tôi mỉm cười sung sướng. - Cà phê kìa – nàng nói. Sau bữa điểm tâm thì họ bắt chúng tôi. Chúng tôi đi dạo trong thành phố một lát rồi mới xuống bến lấy hành lý. Có một người lính đang đứng cạnh chiếc thuyền. - Thuyền này của ông phải không? - Phải. - Thế ông từ đâu đến? - Từ phía trên hồ này. - Thế thì xin mời ông đi theo tôi. - Thế còn hành lý? - Ông có thể mang theo. Tôi mang hành lý, còn Catherine đi bên cạnh tôi. Người lính đi theo tôi đến sở thuế quan. Ở đây có một viên trung uý rất gầy và trông có vẻ rất nhà binh hỏi chúng tôi. - Ông bà thuộc quốc tịch nào? - Tôi người Mỹ còn bà đây người Anh. - Xin cho xem thông hành của ông bà. Tôi trình giấy của tôi ra và Catherine tìm giấy tờ của nàng trong túi xách. Hắn xem xét giấy tờ một hồi lâu. - Sao ông bà vào Thụy Sĩ bằng thuyền như thế? - Vì tôi là một nhà thể thao – tôi đáp – Bơi thuyền là môn tôi thích nhất. Tôi thường bơi thuyền khi nào tôi có dịp. - Thế tại sao ông lại đến đây? - Để dự thể thao mùa đông, chúng tôi là những du khách và chúng tôi muốn chơi những môn thể thao mùa đông. - Ở đây không có môn thể thao mùa đông. - Tôi biết vậy. Tôi muốn đi đến nơi nào có tổ chức các môn thể thao mùa đông. - Ở Ý ông làm gì? - Tôi đã theo học kiến trúc. Còn cô em họ tôi đây thì theo học về môn mỹ thuật. - Thế thì tại sao ông lại đi? - Vì chúng tôi muốn chơi thể thao mùa đông. Với lại cuộc chiến tranh này chúng tôi không thể nào tiếp tục theo học được nữa. - Xin ông vui lòng ở đây – viên trung uý nói. Hắn quay vào, cầm theo giấy tờ của chúng tôi. - Anh cừ lắm anh yêu. Cứ tiếp tục như thế. Anh thích chơi thể thao mùa đông. - Còn em, em biết gì về mỹ thuật không? - Em biết Rubens – Catherine đáp. - To và béo – tôi thêm. - Em biết Titian nữa. - Tóc vàng hoe…Titian tóc hoe. Thế còn Mantegua? - Đừng hỏi em mấy câu khó. Tuy nhiên em cũng biết về ông ấy. Rất dữ dội. Anh xem, em sẽ là một người vợ quý. Em có thể bàn luận về mỹ thuật với mấy ông khách của anh mà. - Kìa, hắn đã trở lại – tôi nói. Viên trung uý cao gầy đi qua sở thuế quan, tay cầm các giấy tờ thông hành của chúng tôi. - Tôi phải đưa ông bà đến Locarno – ông ta nói – Ông bà có thể đi xe ngựa, một người lính đi cùng với ông bà. - Được rồi, thế còn chiếc thuyền? – tôi hỏi. - Chiếc thuyền sẽ bị tịch thu. Ông bà có gì trong va ly? Hắn xem hai va ly và tịch thu chai rượu mạnh. - Ông có thích chúng ta cùng uống không? – tôi hỏi. - Không, xin cám ơn – hắn ta đứng lên – Ông có bao nhiêu tiền? - Hai ngàn rưởi lia. Hắn rất ngạc nhiên. - Thế còn cô em họ của ông có độ bao nhiêu? Catherine có khoảng hơn một ngàn hai trăm lia. Viên trung uý tỏ vẻ hài lòng. Thái độ của hắn bớt hống hách. - Nếu ông muốn dự thể thao mùa đông thì hãy đến Wengen. Wengen là địa điểm duy nhất. Cha tôi có một khách sạn ở Wengen, khách sạn ấy mở cửa quanh năm. - Thế thì còn gì bằng. Ông có thể cho tôi địa chỉ được không? - Tôi sẽ viết lên danh thiếp. Hắn lễ phép trao cho tôi tấm danh thiếp. - Lính sẽ đưa ông bà đến Locarno, hắn sẽ giữ các giấy tờ của ông, tôi rất tiếc nhưng đó là điều cần thiết. Tôi hy vọng họ sẽ cấp cho ông giấy quá cảnh hay giấy nghỉ phép ở Locarno. Hắn trao giấy tờ của chúng tôi cho người lính. Chúng tôi mang hành lý và đi vào thành phố để gọi một cỗ xe ngựa. Viên trung uý nói gì với tên lính bằng thổ ngữ Đức. Người lính đeo súng sau lưng và xách cái va ly. - Thật là một nước tế nhị - tôi nói với Catherine. - Và rất thực tế nữa. - Cám ơn trung uý nhiều lắm – tôi nói với viên trung uý. Ông ta vẫy tay. Chúng tôi đi theo người lính vào thành phố. Chúng tôi đi xe ngựa đến Locarno. Người lính ngồi đàng trước với người đánh xe. Ở Locarno mọi việc diễn ra tốt đẹp. Người ta hỏi chúng tôi nhưng họ rất lễ độ vì chúng tôi có giấy tờ và tiền bạc. Tôi không nghĩ là họ tin câu chuyện tôi bịa đặt và chính tôi cũng thấy chuyện đó ngớ ngẩn. Nhưng cũng gần giống như ở toà án, người ta không ngạc nhiên nếu các lời khai hợp lý, miễn là chúng đúng kỹ thuật và người ta có thể dựa vào đó mà nói không cần giải thích gì cả. Chúng tôi có giấy thông hành và tiền tiêu xài, phải chăng vì vậy họ cấp cho chúng tôi giấy quá cảnh tạm thời. Giấy có thể bị thu hồi vào bất cứ lúc nào. Ở tất cả các nơi chúng tôi đi, chúng tôi phải trình cảnh sát nữa. Liệu chúng tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào mà chúng tôi muốn không? Được. Nhưng đi đâu bây giờ? - Em muốn đi đâu hả Catherine? - Em muốn đến Montreux. - Đó là một nơi rất dễ chịu – một nhân viên nói – Tôi tin là ông bà sẽ thích nơi ấy. - Ở Locarno này cũng rất dễ chịu – một nhân viên khác nói – Tôi chắc rằng ông cũng sẽ rất thích Locarno này chứ? Locarno là một thành phố rất đẹp. - Chúng tôi tìm nơi có thể chơi thể thao mùa đông. - Ở Montreux thì không có. - Xin lỗi anh – nhân viên kia nói – Tôi từ Montreux đến đây. Người ta chơi thể thao trên đường Montreux Orbeland Beraois. Ông không thể nói nơi khác được. - Tôi không nói nơi khác. Tôi chỉ nói rằng ở Montreux không tổ chức thể thao mùa đông mà thôi. - Tôi ngờ điều khẳng định đó. - Riêng tôi, tôi tin điều khẳng định đó. Tôi vẫn nói lời khẳng định đó. Chúng tôi cũng đã từng đi xe trượt tuyết trên đường phố Montreux. Không phải một lần mà là nhiều lần. Đi xe trượt tuyết cũng là một môn thể thao mùa đông chứ gì nữa. Nhân viên thứ hai quay sang tôi: - Theo ý ông, đi xe trượt tuyết có phải là một môn thể thao mùa đông không? Tôi xin cam đoan với ông rằng ông sẽ thấy vô cùng cần thiết ở lại Locarno này. Rồi ông sẽ thấy khí hậu ở đây rất lành mạnh và những vùng lân cận rất dễ chịu. Rồi ông sẽ thấy thích thú. - Ông đây đã tỏ ý ước ao đi Montreux mà. - Đi xe trượt tuyết là như thế nào? – tôi hỏi. - Thấy chưa, ông đây chưa bao giờ nghe nói đến xe trượt tuyết. Điều đó rất quan trọng đối với nhân viên thứ hai, ông ta tỏ ra rất hài lòng. - Xe trượt tuyết cũng giống như xe trượt thấp- người thứ nhất nói. Nhân viên kia lắc đầu. - Hãy cho phép tôi. Tôi xin được nói lại. Xe trượt thấp rất khác xe trượt tuyết. Xe trượt thấp được chế tạo bởi những thanh gỗ mỏng ở Canada, xe trượt tuyết là một xe trượt bình thường được đặt trên bánh trượt. Đó là một điều chính xác. Nhân viên thứ hai hỏi? - Ở đây ông sẽ ở đâu? - Chúng tôi không biết, chúng tôi vừa mới từ Brissago tới. Cỗ xe ngựa còn đậu ngoài cổng kia – tôi đáp. Nhân viên thứ hai nói: - Ông đến Montreux là có lý. Ở đó ông sẽ thấy khí hậu tốt, dễ chịu và thể thao mùa đông sẽ ngay bên cạnh. Nhân viên thứ nhất nói: - Nếu thật tình ông muốn tham gia thể thao mùa đông, thì ông nên đến Endagine hay Murren. Tôi thấy có nhiệm vụ phải phản đối lời khuyên đi Montreux để tham dự các cuộc thể thao mùa đông. - Ở tại Les Avants phía trên vùng Montreux có đủ môn thể thao dành cho mùa đông – Anh chàng thuyết phục tôi đi Montreux nhìn xoáy vào anh bạn đồng nghiệp. - Thưa các ông, tôi phải đi đây. Cô em họ tôi mệt lắm rồi. Tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ thử đi Montreux xem sao – tôi nói. - Tôi khen ngợi ông – ông nhân viên thứ nhất bắt tay tôi. - Tôi tin rằng ông sẽ tiếc khi rời khỏi Locarno – nhân viên thứ hai nói – Dù sao khi đến Montreux ông hãy nhớ trình giấy tờ cho cảnh sát. - Không có gì phiền nhiễu với cảnh sát đâu – nhân viên thứ nhất trấn an tôi – Rồi ông sẽ thấy dân chúng ở đây vô cùng lịch thiệp và hiếu khách. - Xin cám ơn cả hai ông. Chúng tôi sẽ nhớ đến lời khuyên của cả hai ông. - Chào các ông, xin cám ơn nhiều – Catherine nói. Họ cúi đầu chào, tiễn chúng tôi ra đến cửa. Anh chàng ca ngợi Locarno có vẻ hơi lạnh lùng. Chúng tôi bước xuống bậc thềm và lên xe ngựa. - Trời ơi anh yêu, chúng ta không thể đi sớm hơn sao? – Catherine hỏi. Tôi nói với người đánh xe ngựa tên khách sạn mà người sĩ quan giới thiệu khi nãy. Hắn nắm lấy giây cương. - Anh đã quên quân đội rồi – Catherine nói. Tên lính đứng cạnh cỗ xe, tôi biếu hắn mười đồng lia và bảo: - Tôi chưa có tiền Thuỵ Sĩ. Hắn cám ơn tôi, đưa tay chào rồi đi khuất. Chiếc xe chuyển bánh đưa chúng tôi đến khách sạn. - Tại sao em lại chọn Montreux? – tôi hỏi Catherine – Có thật em thích đến đó không? - Montreux là nơi đầu tiên mà em nghĩ đến – nàng đáp – Chỗ đó không chán đâu. Mi1nh có thể tìm được một chỗ ở trên núi. - Em có buồn ngủ không? - Em đang buồn ngủ đây. - Chúng ta sắp được ngủ ngon. Tội nghiệp Catherine, em đã trải qua một đêm thật tồi tệ. - Đêm hôm qua là một đêm thú vị đấy chứ. Nhất là lúc anh giương cây dù lên làm buồm – Catherine đáp. - Em có tin là chúng ta đang ở Thụy Sĩ không? - Không, em sợ khi thức giấc sẽ thấy đây không phải là sự thật. - Anh cũng vậy. - Thực thế phải không, anh yêu? Đây không phải giống như lúc em tiễn anh ra ga Milan để thấy anh đi xa chứ? - Anh hy vọng không phải như vậy. - Đừng nói thế làm em sợ. Có thể đây là nơi chúng ta mong đi đến. - Anh mệt nhoài đến mức không biết nữa. - Đưa tay đây em xem nào. Tôi đưa tay ra, thịt đỏ ửng. - Anh không có thần thánh hỗ trợ bên mình. - Đừng nói phạm thượng thế. Tôi rất mệt và đầu óc trống rỗng. Mọi sự phấn chấn đã tan biến. Bánh xe vẫn lăn đều trên đường cái. - Những bàn tay tội nghiệp – Catherine nói. - Đừng sờ vào nó. Trời ơi, anh không biết mình đang ở đâu đây. Này bác đánh xe, chúng ta đang đi đây vậy? Anh đánh xe ngựa cho xe dừng lại và nói: - Đến khách sạn Métropole. Không phải đó là nơi ông muốn đến à? - Đúng – tôi nói – được chứ Catherine? - Vâng anh yêu ạ. Đừng bực dọc nữa. Chúng ta sắp được ngủ ngon và sáng mai anh không còn thấy mệt mỏi nữa. - Anh có cảm giác như say rượu. Hôm nay thật giống như là hài kịch. Có lẽ bây giờ anh cảm thấy đói. - Anh chỉ mệt tí thôi, anh ạ. Rồi nó sẽ qua. Chiếc xe ngựa dừng lại trước khách sạn. Một người ra mang hành lý của chúng tôi vào. - Anh cảm thấy dễ chịu rồi – tôi nói. Chúng tôi bước xuống lề đường trước khách sạn. - Em chắc là nó sắp qua. Anh chỉ mệt thôi. Anh phải đứng lâu quá mà. - Dù sao điều chắc chắn là chúng ta đã đến nơi rồi. - Vâng, thực chúng ta đã đến nơi rồi vậy. Chúng tôi đi theo anh bồi xách hành lý vào khách sạn.

Xem tiếp : Chương 11




Chọn chương muốn xem

Lời giới thiệu Phần dẫn 1 Phần dẫn 2 Chương : 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 Chương : 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đoạn kết


Trở về trang mong muốn

Trở về trang : Truyện kinh dị Trở về trang : Trang chủ


Đôi lời muốn nói

Lời cám ơn
Xin chân thành cám ơn quý vị đã nghe truyện trên Truyen.blogspot.com
Khuyến cáo
Người yếu tim và trẻ em dưới 18 tuổi không nên xem truyện này
Chỉ nên nghe truyện này khi có đông người
Cảnh báo
Quý vị có thể copy truyện nhưng phải ghi rõ nguồn là : Truyện.blogspot.com
Nhớ ghi tên tác giả là : Bram Stoker
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close